4 Mảnh ghép khắc họa chân dung những người giàu nhất Việt Nam

21/10/2018 20:03

EmptyEmpty

Ông Phạm Nhật Vượng là chủ nhân của các dự án, thương hiệu tầm cỡ như VinPearl, VinCom, VinMart, toà nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81… và mới đây nhất là doanh nghiệp sản xuất ôtô “made in Vietnam” VinFast.

Với khối tài sản 7 tỉ USD, doanh nhân Phạm Nhật Vượng hiện đang nắm giữ ngôi vị số 1 trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam.

Khoảng 2 năm trước VinGroup tuyên bố, bán lẻ sẽ chiếm 50% doanh thu trong hệ thống.  Dường như thời điểm này, toàn tâm, toàn lực của tập đoàn VinGroup đang dồn cho VinFast. Người ta cho rằng mục tiêu của Phạm Nhật Vượng đã thay đổi, còn ông thì không nghĩ vậy.

Ông cho rằng, mục tiêu của mình về bản chất không có gì thay đổi, vẫn là làm đẹp cho đời. Nhà đẹp, các công trình đẹp là vật thể, còn các giá trị về tinh thần, sức khỏe là phi vật thể.

Làm được một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta chứ không phải riêng VinGroup.

Tôi không quan tâm đến chuyện mình được lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới. Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình.

Với suy nghĩ đó, Phạm Nhật Vượng đã xây dựng thành công một “hệ sinh thái” mang đậm bản sắc VinGroup.Empty

Ông chia sẻ thêm về triết lý của mình:

"Khi mới làm các dự án trong nước, tôi bắt đầu với Vinpearl ở Nha Trang, sau đó là Vincom ở Hà Nội. Nhiều người khuyên tôi nên chậm lại, “làm từ từ thôi”. Sau đó, tôi nghĩ đời người có hạn, cũng chỉ vài chục năm nữa là ra đi, nên cứ làm, rồi cũng dần dần khám phá ra những lĩnh vực mới.

Empty

Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được!"

Để tránh việc VinGroup đi vào vết xe đổ “lên đến đỉnh cao rồi tan rã”, ông Phạm Nhật Vượng tự nhắc mình không được thoả mãn với thành quả đang có.

Điều quan trọng là ngăn không cho mình và những người xung quanh nghĩ là đang ở điểm cực thịnh. VinGroup có vốn hoá khoảng 5 tỷ đô, nhưng cũng chỉ là công ty tí hon nếu so với thế giới.

Ngay cả tôi, cũng thấy mình quá nhỏ so với Bill Gates hay Warren Buffet, chưa có gì đáng tự hào cả. Theo quan điểm bản thân tôi, VinGroup còn rất nhỏ. Chính vì vậy, chúng tôi đã đổi slogan doanh nghiệp từ “Nơi tinh hoa hội tụ” thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, như thế để cùng nhau giữ lấy ngọn lửa đó.

Empty

Hiện là Chủ tịch Tập Đoàn FPT - ông Trương Gia Bình - cái tên đi tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam. Khởi nghiệp từ những ngày tháng khó khăn, ông cùng các cộng sự đã lèo lái con thuyền FPT phát triển lên tầm cao nhất.

Ông Trương Gia Bình nhiều năm liền giữ vị trí những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2016, ông đứng thứ 12, với tổng số tài sản là 1,3 nghìn tỷ đồng.

Trở về Việt Nam sau quá trình học tập tại nước ngoài, Trương Gia Bình cùng các đồng sự quyết tâm đóng góp, xây dựng để thay đổi bộ mặt đất nước trên trường quốc tế.

Empty

Ông chia sẻ rằng: “Thời ấy, tôi và nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn tin rằng cả thế giới khao khát được trở thành người Việt Nam, Việt Nam là lương tâm của thời đại. Tuy nhiên, khi ra nước ngoài (Liên Xô), tôi mới thấy thực ra người ta không xem trọng người Việt Nam như tôi vẫn nghĩ bởi vì hành vi của chúng ta rất khác người, nghèo và rất dễ bị coi thường. Chính vì vậy, khi FPT mới thành lập, tôi đã đặt ra mục tiêu FPT sẽ phải góp phần hưng thịnh quốc gia bởi chỉ có hưng thịnh chúng ta mới rửa được nhục nghèo, hèn.

Empty

Với học vị Phó tiến sĩ toán lý tại một trường đại học danh giá nhất Liên Xô (MGU), tôi có nhiều lựa chọn cho tương lai. Nhưng tôi cùng một số đồng đội đã từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học cơ bản để chuyển sang làm kinh tế, với hy vọng mang lại sự giàu có cho bản thân và đất nước”.

Thất bại của FPT khi sang thị trường Mỹ đã dạy cho Trương Gia Bình nhiều bài học sâu sắc. Theo quan điểm của ông, không phải cứ thất bại là xấu, mà ngược lại, muốn thành công thì buộc phải thất bại đôi lần.

Việc tranh luận và chấp nhận thất bại luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình khởi nghiệp. Tranh luận nhiều, nghe ý kiến từ nhiều phía, tự bản thân chúng ta sẽ suy nghĩ một cách khách quan hơn, đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

Chúng ta thường nghĩ “thất bại là mẹ thành công” tuy nhiên không phải cứ thất bại mãi rồi thành công sẽ đến với mình mà nên nhìn thất bại của người khác để rút kinh nghiệm, và có những bước đi đúng đắn trong sự nghiệp của mình.

Ông Trương Gia Bình cũng hé lộ bí quyết thành công của ông - thành công gói gọn trong hai từ “đam mê” và “khác biệt”.

Muốn thành công, cần rất nhiều phẩm chất khác nhau, nhưng theo cá nhân tôi, ngoài kiến thức thì có ba điều không nên thiếu đó là đam mê, sáng tạo và có sự khác biệt. Đó cũng là sức mạnh cốt lõi mà người Việt cần chú trọng và phát huy.

Empty

Trong cuộc sống cạnh tranh như hiện nay, khi cơ hội không thực sự nhiều thì sự khác biệt chính là chìa khóa hướng đến thành công, và thế hệ trẻ càng cần tạo ra sự khác biệt cả trong cách tư duy và hành động.

Empty
chiThaoa

Con đường đến với danh hiệu “nữ tỷ phú tự thân đầu tiên ở Việt Nam” của bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air không hề dễ dàng.

Được biết, bà hiện đang là tỷ phú nữ giàu thứ nhì Việt Nam, với khối tài sản trị giá 3,7 tỷ USD. Thế nhưng, với vị CEO Vietjet Air, điều quan trọng là cách chúng ta giải quyết và đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Bà Thảo chia sẻ rằng, khi bắt tay vào thực tế triển khai, chúng ta sẽ luôn luôn gặp những trở ngại.

Đừng coi đó là thứ “từ trên trời rơi xuống”, mà hãy nghĩ những khó khăn, sự cố là điều bình thường thôi và luôn chuẩn bị sẵn để đối mặt với chúng.

Vậy nhưng liệu tiền bạc có phải động lực chính thúc đẩy người phụ nữ này dấn thân vào thương trường?

Empty

Trên cương vị của một CEO, bà Nguyễn Thị Phương Thảo hướng tới mục tiêu cao hơn. “Trong suốt 30 năm kinh doanh, tôi chưa bao giờ đếm xem mình có bao nhiêu tiền, càng không nghĩ đến mục tiêu chính mình có bao nhiêu tiền vì cuộc sống không thiếu thốn. Thế nhưng, khi làm doanh nhân, tôi luôn nghĩ làm sao cho doanh nghiệp, nhân viên mình phát triển tốt nhất, sản phẩm của mình đem lại giá trị cho khách hàng".

Nỗ lực hết mình, cống hiến toàn bộ tâm sức vào công việc, đó chính là triết lý sống của vị nữ tỷ phú này.

Empty

Khi mình cho đi với tất cả cái tâm và sự bao dung của người phụ nữ, cộng đồng, đối tác sẽ ghi nhận nỗ lực và đóng góp của chúng ta. Khổng Tử đã từng nói: “Người phụ nữ có trách nhiệm gấp ba lần người thường” thì mình cũng nỗ lực gấp 3 lần đi. Nếu được công nhận thì đó là món quà cuộc sống, còn không thì thôi.

Empty
Empty

Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO). Ông được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ USD vào tháng 3/2018.

Thế nhưng ít ai ngờ, trước khi trở thành tỷ phú ngành công nghiệp ôtô, ông Trần Bá Dương đã có tháng ngày làm thợ sửa chữa. Từ năm 1983 đến 1997, ông có thời gian công tác, trải qua các vị trí từ thợ máy tới quản đốc tại nhà máy đại tu ôtô Đồng Nai. Sau đó, ông xin nghỉ việc và quyết định thành lập Công ty ôtô Trường Hải (THACO). Vậy bước ngoặt nào khiến ông liều lĩnh đến vậy?

Ông Dương từng tâm sự: “Từ 2003, tôi đã có quyết định, hoặc không làm, hoặc phải làm lớn để hội nhập. Khi thị trường ôtô còn sơ khai ở Việt Nam, tôi quyết định lựa chọn Chu Lai để làm khu công nghiệp ôtô. Từ người thợ sửa chữa, tôi quyết định trở thành nhà lắp ráp ôtô.

Tôi khao khát nền kinh tế của đất nước được hội nhập với lộ trình hợp lý. Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thể hiện một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới”.

Trước những chuyển biến ảnh hướng trực tiếp tới doanh nghiệp, tỷ phú Trần Bá Dương chia sẻ triết lý của ông để đương đầu với khó khăn.

Empty

“Với một doanh nghiệp luôn phải đối mặt với thách thức, đặc biệt là thay đổi của thị trường, chúng ta phải biết thích nghi với xu thế, đưa ra kế hoạch thích hợp”.

Nội dung bài được tổng hợp từ các nguồn: Thanh Niên, YouTube, Forbes Việt Nam, NHK, BizLive, Zing News và Dân Trí.

Theo Doanh Nhân Và Pháp Luật