Đi làm 10 năm vẫn mức lương 7 triệu: Không chịu nỗ lực bổ sung kiến thức mà chỉ giả vờ bận rộn thì đừng mong tăng lương!

20/06/2018 19:46

Lý do tại sao nhiều người không thể thành công không phải vì năng lực của họ kém và cơ hội của họ không đến, mà vì kiến thức của họ quá hẹp hòi, dẫn đến tầm nhìn thiển cận, tự đắc tự mãn với một chút thành tựu tầm thường của bản thân, sớm lựa chọn an nhàn và ngừng chạy đua với cuộc sống.

Đi làm 10 năm vẫn mức lương 7 triệu: Không chịu nỗ lực bổ sung kiến thức mà chỉ giả vờ bận rộn thì đừng mong tăng lương!

Anh Nam là một phóng viên có thâm niên của một tờ báo ngành, anh đã "chiến đấu" suốt 10 năm ở Sài Gòn, năm ngoái cuối cùng anh đã được đề cử lên chức phó bộ phận.

Mấy ngày trước anh Nam hẹn tôi ăn cơm, vừa gặp tôi anh đã nói ngay: "Tôi chuẩn bị nghỉ việc."

Tôi không hề ngạc nhiên khi nghe anh nói vậy, anh Nam phàn nàn rất nhiều lần: "Lương của phó bộ phận mỗi tháng chỉ được 7 triệu, quá ít, hơn nữa với đặc thù ngành chúng tôi, cả ngày đều phải thận trọng dè dặt, thực sự rất khổ tâm."

Chính lần đề cử này, còn có người viết thư lên tố cáo anh Nam đã nhận lời mời về làm việc cho một tổ chức nước ngoài, vì vậy anh mới bay ra nước ngoài phỏng vấn mấy ngày.

Thực tế lần này ra nước ngoài , hoàn toàn là anh Nam tự bỏ tiền túi đi. Gần 40 tuổi đầu mà chưa từng ra nước ngoài, lần này nhân cơ hội đi chơi ít ngày, chi phí ăn ở đi lại đều phải tự chi, tiêu hết hơn nửa tháng tiền lương, cảm thấy rất xót ruột.

Tôi biết anh Nam thực sự rất nghèo, cho dù lúc vừa mới tốt nghiệp, giá nhà đất rất rẻ, gia đình hai bên có hỗ trợ một ít để mua nhà, nhưng áp lực vay tiền mua vẫn đè nặng lên vai vợ chồng anh Nam đến mức không thở nổi.

Anh Nam đã không về quê ăn tết 5 năm liền, do vé tàu xe quá đắt anh không mua nổi. Năm nay mượn của tôi ít tiền nên anh mới dám về quê.

Có lần uống rượu với tôi, anh Nam lau nước mắt: "Tôi cảm thấy bản thân rất tệ, bất hiếu, càng không có tài cán gì, tôi cố gắng tăng ca trong nhiều năm như vậy, không có 1 xu mang về nhà thì không nói làm gì, đằng này tôi còn thường xuyên "ngửa tay" xin tiền bố mẹ."

Tôi phân tích cho anh Nam hiểu, anh không phải là không có năng lực làm việc, càng không phải không biết nỗ lực, chỉ là có nhiều việc anh đang đi đường vòng.

Đi làm 10 năm vẫn mức lương 7 triệu: Không chịu nỗ lực bổ sung kiến thức mà chỉ giả vờ bận rộn thì đừng mong tăng lương! - Ảnh 1.

1. Những người có hiểu biết hẹp hòi luôn hài lòng một cách "tầm thường"

Cách đây vài ngày, trung tâm xuất bản sách đã tặng tôi một cuốn sách mới xuất bản với tựa đề: "Hiểu biết". Cuốn sách đã cho tôi cái nhìn sâu sắc về "thế nào là hiểu biết", trong sách nói:

Lý do tại sao nhiều người không thể thành công không phải vì năng lực của họ kém và cơ hội của họ không đến, mà vì kiến thức của họ quá hẹp hòi, dẫn đến tầm nhìn thiển cận, tự đắc tự mãn với một chút thành tựu tầm thường của bản thân, sớm lựa chọn an nhàn và ngừng chạy đua với cuộc sống.

Anh Nam 10 năm trước vào làm ở tờ báo này, ở đây có chế độ đãi ngộ tốt, tiếng tăm và tầm ảnh hưởng cũng không nhỏ. Thêm nữa rất nhanh anh Nam đã có hộ khẩu thành phố, lúc đó anh Nam có thể nói là đắc ý tự mãn.

Nhưng 10 năm nay, mạng lưới liên lạc phát triển nhanh như diều gặp gió, báo chí bị đánh mạnh, cộng thêm việc nhà nước bắt đầu quản lý chặt chẽ mức phúc lợi của các doanh nghiệp, mức lương hàng tháng của anh Nam là 5 triệu trong vòng 5 năm, cho đến khi thăng chức, và mức lương hàng tháng và phụ cấp tổng cộng tăng thêm 1 triệu.

Theo lý mà nói, con đường thăng tiến trong công việc của anh khá dài, và mỗi mức điều chỉnh lương cũng rất thấp. Anh Nam lúc lựa chọn công việc đã không suy nghĩ kỹ càng, chỉ cảm thấy anh có hộ khẩu thành phố và được ở lại đây là một việc rất tốt rồi.

Hơn nữa, thế giới bên ngoài 10 năm nay đã có sự thay đổi lớn, tuy nhiên, kỹ năng và hiểu biết kiến thức của anh Nam hầu như về cơ bản không thay đổi gì so với 10 năm trước.

Anh Nam đã từng rất kiêu ngạo, khi anh ấy vừa vào làm ở tờ báo này, anh đã có một số bài báo hay "vơ-đét", còn giành được giải thưởng nhà báo trẻ có nhiều cống hiến. Anh đã được lãnh đạo nhiều lần tuyên dương trước mặt toàn thể nhân viên: "Chúng tôi rất xem trọng anh."

Những thành tựu này đối với một người vừa bước vào nghề thực sự không tồi chút nào. Nhưng xét trên phương diện lâu dài thì từng đó không đáng gì cả.

Sau khi tiền lương bị điều chỉnh một lần nữa, hơn nữa bạn học năm xưa đều thăng quan tiến chức, anh mới phát hiện ra đạo lý này.

Tác giả cuốn sách còn nói rằng: "20 năm trước công nghệ nhận biết giọng nói ở trong nước được xem là thành tựu đáng tự hào, nhưng khi giao lưu với các chuyên gia quốc tế thì mới nhận ra công nghệ đó không đáng gì cả."

Sau đó, vị tác giả đó từ bỏ mọi thứ anh ta có, đến Đại học Johns Hopkins để học lấy bằng tiến sĩ, gặp gỡ nhiều bậc thầy về máy tính hàng đầu thế giới, và được tiếp cận nhiều công nghệ mới không có ở trong nước.

Bây giờ nhớ lại khoảng thời gian đó, anh nói: "Nếu không có buổi hội thảo học thuật lần đó, tôi sẽ luôn cảm thấy rằng tôi đã đạt được thành tựu đáng tự hào và mãi mãi không bao giờ biết thế giới ngoài kia rộng lớn đến mức nào."

Đối với những người không biết "núi cao còn có núi cao hơn" thì sẽ luôn cảm thấy bản thân đã làm rất tốt, nhưng khi đi so sánh với thành công của người khác thì thực sự khác biệt rất lớn.

Đi làm 10 năm vẫn mức lương 7 triệu: Không chịu nỗ lực bổ sung kiến thức mà chỉ giả vờ bận rộn thì đừng mong tăng lương! - Ảnh 2.

2. Thiếu đi sự siêng năng thì không thể duy trì được lâu

Sự siêng năng thực sự nằm ở việc bạn thực sự nhận ra ý nghĩa cần thiết của siêng năng trong công việc hay bạn siêng năng để cho người khác nhìn.

Nhiều người chỉ đang diễn kịch là rất chăm chỉ.

Đây không phải nói loại siêng năng này không có chiến lược, không hiệu quả, mà đang nói đến những người đang biểu diễn, hoặc để cho các lãnh đạo và đồng nghiệp xem, hoặc đơn giản là đăng lên Facebook để bạn bè thấy, nhưng khi thực sự gặp phải công việc nặng nhọc, nhiều người đã "lộ nguyên hình".

Có một lần tôi lên một chuyến tàu cao tốc ra Bắc để tham gia một sự kiện và tình cờ gặp một người đàn ông tự xưng là bên bộ Giao thông vận tải.

Ông ta nói chuyện với tôi rất lâu, còn nhắc đến một hạng mục mà bên ông ta đang thực hiện, ông nói: "Chỉ có siêng năng thực sự mới có thể thay đổi số phận của một người, những người giả vờ siêng năng hình tượng có vẻ rất đẹp, nhưng thực ra, họ không thể đạt tới trình độ cao".

Tôi hỏi, thế ông nghĩ thế nào là sự siêng năng thực sự?

Ông ta nói, người siêng năng thực sự, sẽ cảm thấy một khi có việc giao cho anh ta, cho dù có khó gấp trăm vạn lần thì cũng phải hoàn thành, một số người giả vờ chăm chỉ thì họ làm việc với mục đích giết thời gian, khi báo cáo với lãnh đạo thì nói rằng họ đã làm quần quật trong 18 tiếng, chỉ để cho các nhà lãnh đạo thấy công việc của họ vất vả đến mức nào.

Hạng mục này không chỉ đơn giản là một vài cuộc họp đơn giản, càng không phải là một vấn đề đơn giản để viết hai ba báo cáo là xong mà thay vào đó cần phải đi sâu vào các cuộc khảo sát, sau đó cần tiến hành các cuộc họp thảo luận nghiên cứu và viết báo cáo.

Ngoài ra, tác phong làm việc của các nhà lãnh đạo vào thời điểm đó rất nghiêm túc, mọi người làm việc hơn 16 tiếng mỗi ngày. Ngay từ đầu, tất cả nhân viên đều nói với lãnh đạo rằng họ sẽ nỗ lực hết sức, ngay cả không đủ thời gian ngủ cũng cam lòng.

Tuy nhiên, sau hơn một tuần, một số người bắt đầu giết thời gian, và một số khác bắt đầu phàn nàn với ban lãnh đạo, và một số người bắt đầu làm sai việc. Chỉ một số ít người thực sự nghiêm túc và nhiệt huyết với công việc giống như khi mới bắt đầu.

Cuộc sống làm việc của một người không chỉ là một thời gian ngắn ba hay năm năm, mà là ba mươi hay thậm chí năm mươi năm. Nếu không có sự siêng năng thực sự chống đỡ, chỉ dựa vào trình diễn thì cho dù diễn được trước mắt cũng không bao giờ diễn được đến hết đời. 

Đi làm 10 năm vẫn mức lương 7 triệu: Không chịu nỗ lực bổ sung kiến thức mà chỉ giả vờ bận rộn thì đừng mong tăng lương! - Ảnh 3.

3. Không thể tìm thấy nhịp điệu cuộc sống của riêng mình bởi bị ảnh hưởng của những thứ bên ngoài

Đại đa số mọi người đều theo đuổi những thứ giống nhau, chẳng hạn như tiền lương cao, hộ khẩu thành phố, nhà cửa và xe cộ. Tất nhiên, đây là những thứ rất quan trọng, nhưng nếu bạn luôn theo đuổi những thứ tương đối hào nhoáng, bạn có thể dễ dàng bỏ qua những thứ thực sự quan trọng và phá vỡ nhịp điệu cuộc sống của chính bạn.

Nhịp điệu của cuộc sống là gì?

Chính là tìm một vị trí mà thực sự thuộc về bạn, sau đó kiên trì nỗ lực không từ bỏ và liên tục hoàn thiện chính mình, thay vì:

Khi bạn thấy người khác mua nhà mua xe, bạn cũng muốn;

Khi bạn thấy người khác lấy vợ sinh con, bạn cũng muốn;

Khi bạn thấy người khác lương hàng trăm triệu, bạn cũng muốn;

Những gì bạn cần suy nghĩ lúc này không phải là người khác làm được những gì, vậy bạn cần phải làm giống như họ mà là suy nghĩ về những gì ngay từ đầu bạn cần.

Trong lúc này, chúng ta dễ bị phân tâm và có thể dễ dàng bị chi phối bởi những thứ vật chất tầm thường làm mờ mắt. Nhưng bạn phải hiểu rằng những điều thực sự tuyệt vời đó thường không liên quan đến tiền bạc.

Đây không phải là nói rằng tiền bạc không quan trọng, nhưng thứ tự sắp xếp chưa đúng. Tập trung vào các khoản lãi ngắn hạn sẽ khiến bạn bỏ qua những thứ thực sự có giá trị quan trọng. Đây là điều mà tất cả người giàu có suy nghĩ lâu dài, còn người nghèo lại suy nghĩ trước mắt.

Ông chủ của một công ty Internet doanh thu gần 300 triệu USD Mỹ trong năm nay đã đồng ý cho tôi làm một cuộc phỏng vấn.

Trong cuộc phỏng vấn, ông ấy kể cho tôi nghe một câu chuyện, hai anh trai của ông ấy tốt nghiệp đại học loại giỏi. Tuy nhiên, anh A vì mức lương cao đã vào công ty IBM làm việc, còn anh B thì nhìn thấy tiềm năng thị trường điện thoại thông minh trong nước nên đã mở công ty riêng.

Bây giờ cuộc sống của hai người họ không nói cũng rất rõ ràng rồi.

Quay đầu nhìn lại, những thứ ban đầu nhiều người xem trọng chẳng hạn như tiền lương, chẳng hạn như ra nước ngoài và chế độ đãi ngộ tuyệt vời, thực ra nó không quan trọng đến mức như vậy.

Vì vậy, bạn phải tìm một cái gì đó mà bạn thực sự yêu thích thì đó sẽ trở thành động lực khiến bạn kiên trì bền bỉ tới cùng, chứ không phải đứng núi này trông núi nọ.

Tuyệt đối không được mặc cho "nước chảy bèo trôi", cố gắng đến cùng nhé.

Theo Thảo Hiền/Trí Thức Trẻ