Điều gì đứng đằng sau sự tấn công Bill Gates trên mạng xã hội những ngày qua?

19/04/2020 16:28

Tuần trước, Bill Gates đăng tải 1 video dài 3 giây trên Instagram, ghi cảnh ông treo băng rôn trên cửa sổ ghi dòng chữ: CÁM ƠN CÁC CHIẾN BINH Y TẾ. Trong những ngày sau đó, đăng tải này của ông bị hàng trăm ngàn comment ném đá, cáo buộc ông thiên lệch đảng phái, phạm tội ác nhân đạo, gắn ông với nhiều thuyết âm mưu liên quan tới vắc xin, tới WHO và tới mưu đồ gắn microchip vào con người.

Là 1 trong những cá nhân giàu nhất hành tinh, và 1 người ủng hộ mạnh mẽ y tế cộng đồng (public health), đã từ lâu Bill Gates luôn là đối tượng bị troll trên mạng. Nhưng trong vài tuần gần đây, sự tấn công cá nhân ông trên mạng xã hội đã trở nên hung dữ hơn bao giờ hết, đồng loạt tới từ nhiều nhóm khác nhau trong đó mạnh nhất là từ các nhóm phản đối sử dụng vắc xin và các nhóm thuyết âm mưu gắn virus corona mới với sự phát triển mạnh của công nghệ 5G (thuyết này tới nay đã bị vạch trần là vô căn cứ).

Sự tấn công cá nhân này tăng đột biến mạnh trong tuần qua sau khi Bill Gates chỉ trích Mỹ về quyết định ngừng cấp ngân quĩ cho WHO, 1 quyết định được chính quyền Trump đưa ra với lý do WHO đã không xử lý tốt đại dịch Covid 19. Quĩ từ thiện của gia đình Bill Gates - Bill & Melinda Gates Foundation - là nguồn trợ cấp tài chính lớn thứ 2 cho WHO, chỉ sau nguồn quĩ của chính phủ Mỹ.

Chỉ 24 giờ sau khi đăng tải, tài khoản Twitter của Bill Gates được đề cập ít nhất 270.000 lần, cao gấp 30 lần so với mức bình quân, và chủ yếu là từ nhóm quá khích ủng hộ Trump (theo nghiên cứu của đại học Clemson). Đăng tải ngày 5/4 trên Instagram của Bill Gates nhận thêm 45.000 comments trong cùng thời điểm 24 giờ kể trên, và hiện đang có tổng cộng hơn 225.000 comments.

Các platform mạng xã hội từ lâu đã là mảnh đất màu mỡ để lan tỏa các thuyết âm mưu liên quan tới virus, tấn công cá nhân ... mặc dù các công ty sở hữu các mạng XH này đã nhiều lần cam kết sẽ hành động để chấm dứt điều này. Sự việc đang diễn ra này cho thấy rõ bản chất căng thẳng, luôn bị chính trị hóa của các tranh luận liên quan tới virus corona mới, mà bản thân các chuyên gia nhiều lúc còn khó lý giải. Khi hàng triệu người Mỹ bị mất việc do đại dịch, cách xử lý khủng hoảng của chính phủ có tác động lớn tới từng cá nhân. "Tôi chưa từng thấy lúc nào thông tin sai hoặc thông tin cố tình gây sai lệch (mis&disinformation) lại lan tỏa nhanh và mạnh như thời virus corona", ông Sam Woolley, giáo sư trợ giảng đại học Texas, chuyên gia nghiên cứu về thông tin sai lệch trong gần 10 năm qua cho biết.

Các nhóm phản đối sử dụng vắc xin và các cá nhân theo thuyết âm mưu kêu gọi fan của mình trên toàn mạng xã hội tấn công Bill Gates trên Instagram, 1 dạng tấn công quấy rối cá nhân có tên "brigading - sư đoàn" theo đó có những người cầm đầu đứng ra điều phối các đòn tấn công và tham gia vào mục comments trên mạng nhằm đạt mục đích quấy rối như kết quả xem xét các tài khoản mạng XH liên quan cho thấy. Tuần qua, một tài khoản trên Instagram công khai nói với 52.000 followers của mình rằng "không tồi tí nào nếu tất cả chúng ta sang tài khoản Instagram của Bill Gates và cho ông ấy biết chúng ta nghĩ gì". Các chuyên gia nghiên cứu cho biết hầu hết các nội dung theo thuyết âm mưu được lan tỏa bằng những tài khoản tự động ẩn danh (gọi là bots) mà các công ty MXH đã hứa triệt hạ từ lâu.

"Mỗi khi khoa học can thiệp để ngăn chặn 1 căn bệnh, luôn nảy sinh 1 trận dịch thông tin sai lệch đi kèm", Mark Suzman, CEO của quĩ Bill & Melinda Gates cho biết. "Các thông tin sai lệch này có thể phát tán còn nhanh hơn cả bản thân bệnh dịch và gây ra tác hại thực sự. Covid-19 đã lan nhiễm và đủ độc hại, chúng ta không cần thêm thông tin sai lệch để làm nó độc hại hơn. Một trong những điều tốt nhất chúng ta cần làm hiện nay để giúp chấm dứt sự lan nhiễm của đại dịch này là lan truyền thông tin và facts xác thực".

Người phát ngôn của Facebook, chủ sở hữu của Instagram cho biết "hiện công ty đang xem xét các hành vi này 1 cách cẩn thận để quyết định liệu họ có vi phạm các chính sách của chúng tôi hay không. Người dùng các sản phẩm của chúng tôi được phép tự do phát ngôn nhưng chúng tôi sẽ loại bỏ các tài khoản fake hoặc được lập ra để tung tin sai lệch". Facebook cũng cho biết họ đã bắt đầu thông báo cho các đối tượng sử dụng có tham gia vào việc tung tin sai lệch trên platform của họ, và hướng những đối tượng này tới các nguồn tin chính thống hơn, trong đó có cả nguồn từ WHO.

Bill Gates đã xuất hiện trên truyền hình và các talk shows như The Daily Show để thảo luận về đại dịch và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống hàng ngày của nhân loại. Quỹ Gates cũng cam kết tài trợ 250 triệu USD để nghiên cứu xét nghiệm và điều trị loại virus mới này. Tháng trước, trong phiên Hỏi Đáp tại Reddit, ông cũng dự báo có lẽ con người sẽ cần "1 giấy chứng nhận số (digital certificate) nào đó để chứng minh mình đã khỏi bệnh do dịch, hoặc đã được xét nghiệm, hoặc đã được tiêm vắc xin (khi đã có vắc xin)". Ngay sau đó, đã xuất hiện nhiều post trên mạng XH tung tin sai lệch rằng Bill Gates âm mưu cài microchip vào người dân dù Facebook đã ngay lập tức cảnh báo các nguồn tin này sai lệch. Rory Smith, trưởng nhóm nghiên cứu tại First Draft, tổ chức chuyên nghiên cứu về các chiến dịch truyền tin sai lệch trên mạng và được các công ty như Facebook hoặc Google hỗ trợ, cho biết thông tin sai lệch về Bill Gates bắt đầu tăng đột biến trong tuần qua. Các chuyên gia của tổ chức phi lợi nhuận này cho biết họ quan sát thấy nhiều thuyết âm mưu xuất hiện trên Facebook và Whatsap tại 1 số quốc gia châu Phi. Một số các post này viết "tránh đeo khẩu trang màu xanh" vì loại khẩu trang này bị coi là liên quan tới Quĩ Gates. Một post khác ở Pháp thì kêu gọi mọi người dân châu Phi tránh dùng vắc xin do quĩ Gates cung cấp. Post này tung tin không chính xác rằng đó là lời khuyên của Didier Raoult, một bác sĩ người Pháp gần đây đã gây ra tranh luận do tuyên bố có thể sử dụng thuốc chống sốt rét để điều trị Covid 19. Ông Raoult hiện tránh, không trả lời về nhận xét sai lệch trên.

Theo VineSight, một start up chuyên săn lùng các nguồn tin sai lệch trên MXH, thì trên Twitter, một số tài khoản với lượng người theo dõi lớn nói Bill Gates đã âm mưu cùng Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về dị ứng và các bệnh truyền nhiễm và là 1 thành viên cao cấp trong Ủy ban chống Covid 19 của Nhà trắng. Tiến sĩ Fauci đã bị các nhà hoạt động cánh tả và các thuyết âm mưu cáo buộc, mà không có chứng cớ, là đã bí mật phá đám các nỗ lực phòng chống Covid 19 của Trump, vì thuộc nhóm Deep State trong nội bộ chính phủ Mỹ. Một số tài khoản có tiếng trên Youtube cũng đẩy tin về thuyết âm mưu giữa Bill Gates và tiến sĩ Fauci. Shiva Ayyadurai, ứng cử viên Thượng viện bang Massachusetts xuất hiện trên 1 video kiểu đó (có tới 6,6 triệu view) tuyên bố về việc tiến sĩ Fauci là 1 thành viên của Deep State và đang âm mưu cấu kết cùng Bill Gates. Hiện ông Ayyadurai này không trả lời yêu cầu xác nhận việc này.

Tháng trước, Viện Đối thoại Chiến lược tại London có đăng trên 1 báo cáo rằng các video trên Youtube và các comments trên đó đã tạo thành "một trung tâm đầu mối về các thuyết âm mưu liên quan tới virus corona". Tờ Wall Street Journal là người đã cảnh báo với Youtube về 3 video chia sẻ thuyết âm mưu về Bill Gates. Youtube đã gỡ bỏ 1 video gắn virus corona với bệnh cúm thông thường. Hai video còn lại Youtube chưa gỡ bỏ vì nói chưa hẳn vi phạm chính sách của mình và cũng không được tìm kiếm hay đề xuất nhiều.

Trong các tuyên bố riêng biệt của mình, Youtube và Twitter nói họ đang làm việc tích cực hơn để gỡ bỏ hoặc hạn chế tối đa các thông tin sai lệch về virus corona trên các platform của mình. Twitter cũng nói họ sẽ gỡ bỏ các post liên quan tới thuyết âm mưu mà họ thấy được lan tỏa bởi những hành vi có tổ chức và thao túng.

"Chúng tôi ưu tiên gỡ bỏ các nội dung liên quan Covid 19 trong đó kêu gọi mọi người thực hiện những việc có thể gây hại cho xã hội. Nhưng chúng tôi sẽ không thực hiện các hành động thực thi pháp luật đối với mọi tweet có các thông tin không hoàn chỉnh hoặc có tranh cãi liên quan tới Covid 19".

Theo VineSight, các tweets nhằm tới Bill Gates thường bắt đầu từ các tài khoản chính đáng nhưng những post này sẽ được lan truyền bởi những tài khoản ẩn danh tự động (bots). Với 1 số tweets lan tỏa nhanh, số bots chiếm từ 1 nửa tới 2/3 số retweet.

Việc Bill Gates bênh vực WHO tuần vừa rồi đã kích động 1 làn sóng tấn công cá nhân mới trên mạng. Các post trên Instagram của Bill Gates, kể cả ngay trên post đầu tiên hồi tháng 8 năm 2017 tràn ngập trolls. Các đối tượng gây rối cũng tấn công các tài khoản nổi tiếng khác có chia sẻ lại các post của Bill Gates, như của Ellen DeGeneres hay Trevor Noah, MC của chương trình The Daily Show.

Theo Wall Street Journal