Hậu hợp nhất, tiền của Thành Thành Công - Biên Hòa chảy đi đâu?

08/10/2018 09:41

Một năm sau hợp nhất, Thành Thành Công – Biên Hoà ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính lại là con số âm hoàn toàn ngược lại với năm ngoái là -1.737 tỷ đồng và chi phí lãi vay tăng vọt lên 714 tỷ đồng. Tiền của TTC Biên Hoà chảy đi đâu?

  

hau hop nhat, tien cua thanh thanh cong - bien hoa chay di dau? hinh anh 1

Sau 1 năm về chung nhà, Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC Biên Hoà - SBT) đã chiếm được vị thế dẫn đầu thị phần mảng đường và ghi nhận kết quả kinh doanh hết sức khả quan với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng rất tích cực. Cụ thể, doanh thu thuần tăng mạnh đạt 10.285 tỷ đồng, tăng trưởng 129%.

Trong đó, doanh thu của mảng đường đạt 9.045 tỷ đồng, tăng trưởng 133%, đóng góp 87,9% tổng doanh thu thuần. Tiếp đó là doanh thu từ mật rỉ đạt 348 tỷ đồng, tăng trưởng 86%, đóng góp 3,4% tổng doanh thu thuần. Doanh thu từ mảng phân bón đạt 228 tỷ đồng, tăng trưởng 85%, đóng góp 2,2% doanh thu thuần. Tiếp đó mảng điện đóng góp 167 tỷ đồng, tăng trưởng 57%, tương đương 1,6% tổng doanh thu thuần. Mảng cao su đạt 294 tỷ đồng doanh thu, đóng góp 2,9% tổng doanh thu…

Theo đó, lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2018 của TTC Biên Hoà tăng mạnh 138%, đạt 1.326 tỷ đồng nhờ đóng góp từ BHS; tỷ suất lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 12,9% so với mức 12,4% trong năm 2017 (sau điều chỉnh) nhờ cơ cấu lợi nhuận tốt hơn.

Lợi nhuận trước thuế của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 60%, đạt 544,8 tỷ đồng, theo đó tỷ suất lợi nhuận thuần là 5,3%, thấp hơn nhiều so với mức 6,4% trong năm 2017. Nguyên nhân là do thuế TNDN tăng, cụ thể trong niên vụ 2017/2018, thuế suất thuế TNDN tăng mạnh lên 21,9% từ 7,6% trong năm 2017 do sáp nhập với BHS và công ty này chịu thuế suất cao hơn là 10%-20% và chịu thuế đối với khoản thu nhập không thường xuyên từ thoái vốn ở KCN TTC và bán nhà kho Tân Kim.

Hậu sáp nhập, chi phí tài chính tăng vọt

Dù vậy, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, sau hợp nhất, giá trị vay nợ của SBT tăng vọt 11,596 tỷ  đồng bao gồm khoản vay nợ  ngắn hạn và dài hạn, cao hơn gần gấp đôi so với vốn chủ sở hữu, nâng chi phí lãi vay tăng mạnh lên 714 tỷ đồng.

Đặc biệt, bảng cân đối kế toán cũng cho thấy khoản mục nợ phải trả tăng nhanh hơn so với vốn chủ sở hữu. Cụ thể, tại thời điểm 30.06.2018, nợ phải trả của công ty là 11.596 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu là 6.097 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1.9, trong khi đó, tỷ lệ này tại thời điểm đầu kỳ ở mức 1.53. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tại thời điểm 30.06.2018 của công ty là 65,5%, so với tỷ lệ đầu kỳ là 60,4%.  Điều này cho thấy trong kỳ công ty tiến hành vay nợ nhiều hơn và tài sản chủ yếu được tài trợ bởi nợ.

hau hop nhat, tien cua thanh thanh cong - bien hoa chay di dau? hinh anh 2

Cơ cấu nợ của công ty, cho thấy nợ vay ngắn hạn tăng mạnh so với thời điểm đầu kỳ và chiếm tỷ trọng lớn (76.67%), trong tổng nợ phải trả trong khi đó tỷ lệ này ở thời điểm đầu kỳ là 67.5%. Hầu hết các khoản vay ngắn hạn của công ty được thực hiện dưới dạng vay ngắn hạn ngân hàng trái phiếu phát hành ngắn hạn.

Các khoản nợ này được công ty thế chấp bằng tài sản đất đai, hàng tồn kho, nhà xưởng máy móc, khoản phải thu, tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu quỹ và dưới cả hình thức tín chấp. Theo giải trình của nhóm công ty thì các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng được sử dụng nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động của nhóm công ty và chịu mức lãi suất thị trường.

Cùng với đó, khoản phải thu của SBT tăng mạnh hơn gấp đôi so với năm trước. Trong đó, tại mục khoản phải thu, các giao dịch nội bộ chiếm trên 30% khoản phải thu công ty, chủ  yếu  thông qua các hoạt động thương mại  (chiếm 20% doanh thu). Bên cạnh đó, tại mục hàng tồn kho, giá trị  tồn kho thành phẩm, hàng hóa  chiếm tỷ  trọng lớn nhất (68%) và tăng mạnh hơn 50%. Ngoài ra, trong năm, công ty có tiến hành  nhập nguyên  vật liệu chủ  động nguồn đường  giá rẻ, nâng tỷ trọng tồn kho nguyên vật liệu từ 12% lên 22%.

Dòng tiền đang chảy đi đâu?

Điểm đáng lưu ý nhất, trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2018 của TTC Biên Hoà cho thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương 1.085 tỷ đồng trong khi năm ngoái âm. Điều này cho thấy năm nay công ty đang kinh doanh có hiệu quả và làm ăn tốt hơn.

Tuy nhiên, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính lại là con số âm hoàn toàn ngược lại với năm ngoái là -1.737 tỷ đồng khiến cho lưu chuyển tiền và tương đương tiền trong năm chỉ còn 123,451 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính âm chủ yếu do hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ của công ty.

Năm nay Năm trước
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh  1,085,397,464,105  (532,041,754,782)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 775,383,765,733 (695,579,013,916)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (1,737,329,274,257) 575,000,606,013
Lưu chuyển tiền và tương đương tiền thuần trong năm 123,451,955,581 (652,620,162,685)
Tiền và tương đương tiền cuối năm     324,968,354,928 202,593,033,644

Trong khi đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương. Trong kỳ, công ty có thu hồi khoản cho vay trị giá 1.424 tỷ đồng nhưng chỉ chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định 479,5 tỷ đồng và cho vay 682,6 tỷ đồng.

Như vậy trong kỳ công ty không có khoản chi đầu tư nào góp vốn vào đơn vị khác thậm chí còn thu hồi vốn góp vào đơn vị khác là 314 tỷ nhưng nợ vay của công ty vẫn tăng mạnh. Chi phí lãi vay lên đến 714 tỷ đồng trong khi lãi từ tiền gửi, cổ tức lợi nhuận được chia chỉ có 116 tỷ đồng.

Sau khi phát hành thêm 303.830.405 cổ phiếu mới để hoán đổi toàn bộ cổ phiếu của công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa – Đồng Nai theo tỷ lệ 1:1,02. Đầu năm 2018, TTC Biên Hoà lại tiến hành mua thêm 4.993.680 cổ phần tại mía đường Tây Ninh nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty con này lên 99,88%. Sau đó, nhóm công ty liên tục mua thêm 98% vốn góp của BTCO với tổng số tiền là 9 tỷ biến BTCO trở thành công ty con của nhóm công ty, tiếp đến  công ty lại mua tiếp 99% vốn góp của Hải Vi để tăng tỷ lệ sở hữu lên 100% biến Hải Vi trở thành công ty con vào ngày 14/4/2018 với tổng số tiền là 22.196.662.710.
Theo Mai Anh/Dân Việt