Nhà sáng chế "trí tuệ nhân tạo" tại Google vừa được mời về Vingroup: Việt Nam có thể có giấc mơ tạo ra những sản phẩm, công trình nghiên cứu ngang tầm thế giới!

17/04/2019 13:57

TS. Bùi Hải Hưng - nhà nghiên cứu của Google Deepmind (Mỹ) đã nhận lời làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo AI – VinAI Research (trực thuộc công ty VinTech).


TS. Bùi Hải Hưng - nhà nghiên cứu của Google Deepmind (Mỹ) đã nhận lời làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo AI – VinAI Research (trực thuộc công ty VinTech).

"Khi đồng nghiệp hỏi tôi đến từ đâu, tôi bảo tôi là người Việt Nam và họ đã ồ lên", TS. Bùi Hải Hưng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói rằng điều này cho ông cảm giác tự hào bởi nó chứng minh rằng người Việt Nam hoàn toàn có thể tốt ở những vị trí mang tầm thế giới.

Ông Hưng, hồi cuối năm 2018, cũng không giấu giếm kế hoạch được đóng góp cho Việt Nam. "Tôi đã bắt đầu làm việc với các công ty trong lĩnh vực AI trong nước và có những buổi tiếp xúc với những người làm chính sách. Tôi hi vọng một ngày không xa sẽ có cơ hội phù hợp về Việt Nam, ở Việt Nam nhiều hơn", ông nói.

TS. Bùi Hải Hưng cũng cho rằng nên tập trung xây dựng một trung tâm nghiên cứu AI hàng đầu của Việt Nam. Bởi ông nhận định đây là cách hiệu quả nhất để thế giới biết đến Việt Nam trên bản đồ AI.

Gần 6 tháng sau, ông đã có cơ hội này khi trở thành Viện trưởng Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo  - VinAI Research, trực thuộc công công ty VinTech.

Theo TS. Bùi Hải Hưng, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển trí tuệ nhâ tạo. Bởi ngành AI thế giới tương đối có duyên với ngươi Việt đang làm trong ngành công nghệ. Theo đó, lượng người Việt Nam trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực AI không hề nhỏ, một số trong đó là các chuyên gia hàng đầu tại các Tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Microsoft… cũng như các Đại học học lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có dân số tương đối đông, gần 100 triệu người với chi phí lao động rẻ, có thể tận dụng để tạo ra cơ sở dữ liệu lớn.

"Đấy là những điều quan trọng để phát triển AI", ông nói.

Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này đã tương đối thành công. Thế nhưng Việt Nam vẫn chưa có tiếng nói, dấu mốc trên bản đồ AI thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp vấn đề trong việc đào tạo nhân tài phục vụ cho các bước phát triển tiếp theo. Điều này không chỉ xảy ra ở mình Việt Nam mà còn cả các nước khác, nhưng  Việt Nam thì đặc biệt hơn, ông cho biết.

Do vậy, đào tạo là một khâu cần được chú trọng trong tương lai. Bởi nếu không giải quyết triệt để, nền kinh tế gần 100 triệu dân sẽ không có đủ người để tham gia vào các bước tiến tiếp theo của AI.

Đi đôi với đào tạo, TS. Hưng còn lưu ý đến nghiên cứu khoa học cơ bản. "Với AI, 2 vấn đề này phải làm song song", ông nhấn mạnh.

"Việt Nam vẫn có thể có giấc mơ tạo ra những sản phẩm, công trình nghiên cứu ngang tầm thế giới nhưng việc này nên được làm khôn ngoan hơn", TS. Bùi Hải Hưng nhận định.

Nó hàm nghĩa các bài toán mà Việt Nam chọn giải nên cụ thể cho chính đất nước.

Ví dụ như vấn đề xử lý ngôn ngữ, giọng nói được cụ thể hoá cho Tiếng Việt hay như vấn đề y tế cụ thể hoá cho những bệnh thường xuyên xảy ra ở Việt Nam.

Sinh năm 1973, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng từng là sinh viên khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là người bạn, cùng dự thi Olympic Toán quốc tế với Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ông nhận bằng Tiến sĩ tin học năm 1998 tại Đại học Công nghệ Curtin khi chưa tròn 25 tuổi.

Từ năm 2005 đến 2012, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng làm nghiên cứu viên tại Trung tâm AI - Đại học danh tiếng Stanford (Hoa Kỳ). Ông từng là chuyên gia cao cấp về trí tuệ nhân tạo tại Google Deepmind, Mỹ. Đây là bộ phận nghiên cứu các dự án táo bạo đến mức tưởng như "điên rồ" nhưng lại thay đổi cuộc sống con người như  xe tự lái, kính Google...


Theo N.Dương

Trí Thức Trẻ