Những khoản chi tăng đột biến của Trung Nguyên trong giai đoạn biến động quyền điều hành

14/08/2018 15:22

Mặc dù doanh thu bán hàng của Tập đoàn Trung Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017 không biến động nhiều nhưng các khoản mục như chiết khấu hàng bán, chi phí nhân công, chi phí mua ngoài lại tăng mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn này, Trung Nguyên rót trên 320 tỷ đồng để mua xe, nhiều hơn cả chi đầu tư cho máy móc. Chính các khoản mục tăng bất thường góp phần không nhỏ khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty ngày càng bị ăn mòn. 

Mặc dù doanh thu bán hàng của Tập đoàn Trung Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017 không biến động nhiều nhưng các khoản mục như chiết khấu hàng bán, chi phí nhân công, chi phí mua ngoài lại tăng mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn này, Trung Nguyên rót trên 320 tỷ đồng để mua xe, nhiều hơn cả chi đầu tư cho máy móc. Chính các khoản mục tăng bất thường góp phần không nhỏ khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty ngày càng bị ăn mòn. 

Báo cáo tài chính các năm 2015, 2016, 2017 của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên cho thấy nhiều khoản mục bất thường trong giai đoạn biến động quyền điều hành.

Trong giai đoạn này, doanh thu bán hàng của Trung Nguyên tỏ ra khá ổn định quanh ngưỡng 4.200 tỷ đồng/năm, đến năm 2017 tăng nhẹ lên 4.452 tỷ đồng. Tuy vậy các khoản giảm trừ doanh thu (chủ yếu là chiết khấu bán hàng) liên tục tăng nhanh, nếu như năm 2014 con số mới chỉ là 287 tỷ đồng thì đến 2017 tăng lên hơn 500 tỷ đồng, tức tăng gần 74%.

nhung khoan chi tang dot bien cua trung nguyen trong giai doan bien dong quyen dieu hanh

Hệ số giá trị chiết khấu/doanh thu bán hàng, tăng từ 6,9% năm 2014 lên 11,23% năm 2017. Biên lợi nhuận hoạt động của Trung Nguyên dao động quanh ngưỡng từ 38% - 41%.

Về các khoản mục đầu tư vào tài sản, trong giai đoạn này Tập đoàn Trung Nguyên đặc biệt quan tâm đầu tư vào phương tiện vận chuyển. Cao điểm nhất trong năm 2016, công ty của Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ chi tới 207 tỷ đồng mua sắm xe cộ, các năm còn lại ít nhất cũng vài chục tỷ đồng.

Thời điểm cuối năm 2017, tổng nguyên giá phương tiện vận chuyển của Trung Nguyên đạt 464 tỷ đồng, là loại tài sản lớn thứ hai chỉ sau máy móc thiết bị sản xuất (607 tỷ đồng). Con số 464 tỷ đồng này còn chưa tính đến 87 tỷ đồng giá trị tài sản dở dang đang chờ được Tập đoàn Trung Nguyên thống kê vào cuối năm 2017 cũng là phương tiện vận chuyển.

nhung khoan chi tang dot bien cua trung nguyen trong giai doan bien dong quyen dieu hanh

Giá trị khấu hao/năm của loại tài sản này trong năm lên tới gần 53 tỷ đồng, lớn nhất trong các loại tài sản. Trong giai đoạn 3 năm từ 2015 – 2017, Trung Nguyên chi ra khoảng 320 tỷ đồng để mua xe. Trong khi đó, số tiền chi cho mua sắm máy móc làm tăng giá trị chỉ khoảng 210 tỷ đồng.

Dàn siêu xe trong hành trình gồm có Bugatti Veyron, Lamborghini Aventador độ DMC, Lamborghini Murcielago SV, Ferrari 488 GTB, Ferrari 458 Italia, Ferrari 458 Spider, Ferrari 458 Speciale, Ferrari F12berlinetta và Ferrari California T. Hai chiếc xe siêu sang là Rolls-Royce Phantom Drophead Coupe...

Nhiều người thắc mắc việc Trung Nguyên chi nhiều tiền đến vậy mua xe để làm gì, thì đây có lẽ là một phần câu trả lời: Tháng 6 – tháng 7 vừa qua, đoàn siêu xe trị giá trăm tỷ của Tập đoàn Trung Nguyên thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt (Hành trình từ Trái tim), tặng sách cho sinh viên trên cả nước.

Chuyến hành trình gây ấn tượng không chỉ bởi ý nghĩa là Tập đoàn Trung Nguyên muốn truyền tải, bên cạnh đó người ta xôn xao nhiều hơn khi những chiếc Bugatti, Lamborghini hay Ferrari dán đầy những logo của Trung Nguyên.

nhung khoan chi tang dot bien cua trung nguyen trong giai doan bien dong quyen dieu hanh
Dàn siêu xe của Trung Nguyên trên đường phố HCM (Ảnh: Zing.vn)

Ngoài chi tiền mua xe, một trong những chi phí tăng rất mạnh trong giai đoạn 2014 – 2017 của Trung Nguyên chính là chi phí nhân công và nhân viên lao động. Năm 2014, số tiền chi ra là khoảng 170 tỷ đồng; năm 2015 chi phí này tăng thêm 43 tỷ đồng và năm 2016 thêm gần 80 tỷ đồng. Đến năm 2017, chi phí này giảm nhẹ.

Điều đáng nói ở chỗ, tổng tiền lương lao động thì tăng tuy nhiên số nhân công lại không biến động nhiều. Nếu tính bình quân, năm 2014, thu nhập/lao động của Tập đoàn Trung Nguyên là 15,9 triệu đồng/tháng thì đến năm 2016 đã tăng lên 21,9 triệu đồng/tháng, tức tăng 38% trong vòng 2 năm. Đây cũng là con số gây nên nhiều câu hỏi.

nhung khoan chi tang dot bien cua trung nguyen trong giai doan bien dong quyen dieu hanh

Các khoản chi mua ngoài cũng rất đáng lưu ý, năm 2014 chỉ vào khoảng 330 tỷ đồng, đến năm 2017 đã tăng thêm 83% lên trên 600 tỷ; chiếm khoảng 20% tổng các loại chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.

Như vậy trong giai đoạn 2015 - 2017, gắn với mốc bà Lê Hoàng Diệp Thảo mất quyền điều hành và những lo ngại về tình trạng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhiều khoản mục chi tiêu của Tập đoàn tăng đột biến trong khi hiệu quả hoạt động giảm sút. Biên lợi nhuận gộp mặc dù vẫn duy trì ở trên 38% và nhận dòng tiền từ lãi gửi ngân hàng và cổ tức trên 100 tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty này thì cứ thế bị bào mòn dần.

nhung khoan chi tang dot bien cua trung nguyen trong giai doan bien dong quyen dieu hanh

Trong năm 2017, Tập đoàn ghi nhận lãi sau thuế 531 tỷ đồng, giảm 55% so với trước đó 3 năm. Tổng giá trị tài sản cuối kỳ gần 5.700 tỷ đồng, giảm 9,5%, trong đó tiền mặt và tiền gửi 1.622 tỷ đồng, giảm 22% so hồi đầu năm.

Lợi nhuận sau thuế năm 2017 sụt giảm còn 531 tỷ đồng, so với năm 2014 giảm 55%. Tuy nhiên công bằng mà nói, lợi nhuận năm 2014 của Trung Nguyên được góp sức rất lớn từ hoạt động tài chính, bao gồm 461 tỷ đồng tiền cổ tức và 50 tỷ đồng lãi tiền gửi. Nếu như loại bỏ yếu tố lợi nhuận tài chính ra khỏi, kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 sẽ diễn biến như sau.

nhung khoan chi tang dot bien cua trung nguyen trong giai doan bien dong quyen dieu hanh


Bạch Mộc
Theo Kinh tế & Tiêu dùng