Bài học từ nhân viên bảo vệ 51 tuổi nhận bằng cử nhân của Đại học: Bạn càng mạnh mẽ, cuộc sống càng tử tế với bạn

“Ban ngày, anh là “chú sinh viên”, ban đêm là “người bảo vệ” của trường, Châu Đức Tân, nhân viên bảo vệ của Đại học Hạ Môn trong suốt 5 năm đã trải qua hơn 40 kỳ thi và sắp được nhận bằng cử nhân ngành luật của trường. Anh nói: “Đại học Bắc Kinh có một bảo vệ đi học trong trường, tôi là bảo vệ của Đại học Hạ Môn sao lại không đi học tại trường chứ?”


“Ban ngày, anh là “chú sinh viên”, ban đêm là “người bảo vệ” của trường, Châu Đức Tân, nhân viên bảo vệ của Đại học Hạ Môn trong suốt 5 năm đã trải qua hơn 40 kỳ thi và sắp được nhận bằng cử nhân ngành luật của trường. Anh nói: “Đại học Bắc Kinh có một bảo vệ đi học trong trường, tôi là bảo vệ của Đại học Hạ Môn sao lại không đi học tại trường chứ?”

Có ước mơ, ai cũng rất cừ!

Ngày 9/6, tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đưa tin nhân viên bảo vệ 51 tuổi nhận bằng cử nhân của đại học Hạ Môn, ngôi trường nằm trong top 30 trường đại học tốt nhất tại Trung Quốc.

Tờ báo viết: "Ban ngày, anh là "chú sinh viên", ban đêm là "người bảo vệ" của trường, Châu Đức Tân, nhân viên bảo vệ của Đại học Hạ Môn trong suốt 5 năm đã trải qua hơn 40 kỳ thi và sắp được nhận bằng cử nhân ngành luật của trường. Anh nói: "Đại học Bắc Kinh có một bảo vệ đi học trong trường, tôi là bảo vệ của Đại học Hạ Môn sao lại không đi học tại trường chứ?"

Trong thế giới này, bạn càng mạnh mẽ, cuộc sống sẽ càng đối xử hòa nhã với bạn.

Ngược lại, bạn càng yếu đuối, cuộc sống càng bất công.

Sự thật này, nhất định phải để lũ trẻ biết.

Cuộc sống chính là không công bằng.

Bài học từ nhân viên bảo vệ 51 tuổi nhận bằng cử nhân của Đại học: Bạn càng mạnh mẽ, cuộc sống càng tử tế với bạn - Ảnh 1.

Một bài báo với tiêu đề "Xin lỗi, ba mẹ không thể cho con học trong ngôi trường học phí 800 vạn tệ" đã dấy lên những ý kiến khác nhau trong cư dân mạng:

Trẻ em ở các thành phố hạng 3,4 hoặc nông thôn so với trẻ em sinh ra ở các thành phố hạng 1,2, ngay từ khi sinh ra đã phải chịu đựng sự không công bằng.

Bởi vì những đứa trẻ "sinh ra ở Rome" chỉ cần đạp xe đạp đi đến đích, còn trẻ em nông thôn ngay cả khi đi tàu cao tốc thì cũng phải mất một ngày một đêm mới đuổi được kịp.

Chợt nhìn lại, bạn thấy rằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình chỉ là điểm khởi đầu của những người khác.

Sau khi lớn lên thì sao?

Vé hạng nhất có thể được ưu tiên lên máy bay trước, thẻ VIP trong ngân hàng có thể không cần xếp hàng, vé đắt nhất cho các buổi hòa nhạc sẽ được chỗ ngồi tốt nhất ...

Bạn thấy đấy, mặc dù mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng sự bất công lại có mặt khắp mọi nơi.

Nhưng, cuộc sống cũng vô cùng công bằng.

Học bá Mã Đông Hàm của Đại học Thanh Hoa (top 3 đại học hàng đầu Trung Quốc), thức dậy lúc 6 giờ sáng mỗi ngày, đi ngủ lúc 1 giờ sáng.

Học bá của Đại học Chiết Giang (top 5 đại học hàng đầu Trung Quốc), Hồ Nhất Tiệp, thức dậy lúc 6 giờ mỗi ngày và đi ngủ lúc 12 giờ đêm.

Ai cũng ghen tị với hào quang của những học bá này, nhưng mấy người thấy được những nỗ lực đằng sau họ?

Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho. Trồng dưa được dưa, trồng đậu lấy đậu.

Bài học từ nhân viên bảo vệ 51 tuổi nhận bằng cử nhân của Đại học: Bạn càng mạnh mẽ, cuộc sống càng tử tế với bạn - Ảnh 2.

Koo Chen-fu, một doanh nhân và nhà ngoại giao Đài Loan từng nói: "Con vịt bơi trên mặt nước, mọi người chỉ thấy nó đang bơi về phía trước mà không biết đôi chân nhỏ bé phía dưới ra sức đạp ra sao."

Cuộc sống vốn dĩ bất công, nhưng cũng vô cùng công bằng. Cần phải để những đứa trẻ hiểu một sự thật rằng chỉ khi mạnh mẽ, chúng mới có thể bất khả chiến bại.

Hãy để trẻ học cách không sợ khó khăn, khiến trái tim nhỏ bé của chúng trở nên mạnh mẽ hơn.

Nghiên cứu tâm lý học cho thấy có một mối quan hệ dựa dẫm an toàn giữa con cái và cha mẹ

Sự quan tâm và tình yêu của cha mẹ là hai yếu tố chính để trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó an toàn.

Một đứa trẻ có được tình yêu và sự tôn trọng của cha mẹ, sẽ không chỉ cảm nhận được sự ấm áp mà còn khiến chúng trở nên kiên cường hơn.

Cha mẹ nên cho con cái biết rằng, năng lực của chúng đều được trau dồi thông qua khó khăn và sự thất vọng. Nếu bây giờ không biết chịu khổ, sau này sẽ khổ hơn rất nhiều.

Bất kể bạn là một hoàng tử hay một thường dân, rồi bạn cũng sẽ gặp phải những khó khăn khác nhau trong cuộc sống. Bởi "khổ", là nền tảng của cuộc sống.

Càng trải nghiệm nhiều, bạn sẽ phát hiện ra một sự thật rằng - bạn càng sợ khó khăn, bạn càng phải gặp nhiều.

Nếu bạn đủ can đảm để đối mặt với những khó khăn trước mặt, vậy thì trong vô thức bạn sẽ hình thành được cho mình một lợi thế tâm lý, từ đó biến bị động thành chủ động.

Mất mát, giống như một loại virus cúm, chúng ăn mòn dần những tế bào trong cơ thể và tâm trí.

Địa ngục, không bao giờ mở miệng ra nuốt chửng bạn, mà sẽ giống như dây leo, từ từ quấn lấy và nhấn chìm bạn.

Còn thời đại khi bỏ rơi bạn, ngay cả một lời tạm biệt cũng sẽ không nói với bạn.

Bài học từ nhân viên bảo vệ 51 tuổi nhận bằng cử nhân của Đại học: Bạn càng mạnh mẽ, cuộc sống càng tử tế với bạn - Ảnh 3.

Nhà văn Yan Hong trong bài viết "Thế hệ lao động nhập cư đầu tiên bị loại bỏ bởi thời đại" từng chia sẻ câu chuyện có thật về anh trai của cô.

Anh cả của Yan Hong là thế hệ lao động nhập cư đầu tiên. Khi còn trẻ, anh rời quê hương để đến làm việc trong một thành phố lớn và dựa vào việc bán sức lực thể chất của mình để duy trì cơm ăn áo mặc.

Sau vài chục năm, người anh trai đang ở độ tuổi 50 phải trở về quê nhà vì không còn thích nghi được với các hoạt động thể chất nặng nề.

Tuy nhiên, gia đình cũng không còn đất ruộng, anh trai lại không có bảo hiểm hưu trí, không có lương hưu, cuối cùng lại được liệt vào danh sách hộ nghèo.

Đi vòng quanh, cuối cùng lại trở về điểm xuất phát. Anh trai cô cứ vậy mà bị bỏ rơi bởi thời đại.

Một tin tức khác lại kể một câu chuyện ngược lại.

Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma năm ngoái đã chi ra 400.000 tệ lương năm để tuyển dụng người cao tuổi trên 60 tuổi làm nhân viên nghiên cứu của Taobao. Mười trong số những người cao niên được lọt vào danh sách tuyển dụng có CV vô cùng ấn tượng.

Hai trường hợp, hai cuộc sống.

Bạn muốn con bạn sau này sống một cuộc sống như nào?

Bài học từ nhân viên bảo vệ 51 tuổi nhận bằng cử nhân của Đại học: Bạn càng mạnh mẽ, cuộc sống càng tử tế với bạn - Ảnh 4.

Bill Gates từng nói: "Trong thế kỷ 21, thứ mọi người so sánh không phải là thành tích học tập mà là tốc độ học tập. Trong môi trường doanh nghiệp hiện nay, không có khái niệm công việc cả đời. Công việc của bạn có thể là ngành nghề không thể thiếu ở thời điểm hiện tại, nhưng điều đó không có nghĩa là ngành nghề này vẫn có thể đứng vững vào ngày mai."

Thứ mà thế giới này tôn trọng đó là khả năng thích nghi.

Những người biết cách thích nghi với xã hội thường là những người theo kịp bước chân của thời đại và không ngừng cải thiện năng lực của chính họ.

Grandma Moses, một nghệ sĩ dân gian người Mỹ bắt đầu vẽ một cách nghiêm túc ở tuổi 78, cho đến tận những năm cuối đời, bà vẫn không ngừng học tập. Bà nói với chúng ta rằng cuộc sống là do mình tự tạo ra, luôn là vậy, mãi mãi là vậy.

Hãy để những đứa trẻ biết được rằng, chỉ có thông qua nỗ lực, cuộc sống mới có sự cải thiện.

Hoàng Bột, một diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Trước đây khi ở trong đoàn phim, luôn gặp đủ các thể loại người, đủ kiểu tâm cơ, nhưng hiện nay (khi đã thành danh) bên cạnh tôi đều là người tốt, mỗi một nụ cười đều vô cùng ấm áp."

Câu nói của Hoàng Bột cho chúng ta biết một đạo lý, trái tim của người đời luôn là tấm gương của chủ nghĩa thực dụng, giấc mơ hão huyền thời thơ ấu không thể chống đỡ nổi hiện thực khốc liệt.

Bạn càng mạnh mẽ, cuộc sống càng tử tế với bạn!


Zhifeng

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/bai-hoc-tu-nhan-vien-bao-ve-51-tuoi-nhan-bang-cu-nhan-cua-dai-hoc-ban-cang-manh-me-cuoc-song-cang-tu-te-voi-ban-a100289.html