Dẫn đầu về phân khúc chung cư giá rẻ tại Hà Nội, đại gia Lê Thanh Thản làm thế nào để bán nhà giá thấp mà vẫn có lãi?

Với mức giá gốc chỉ khoảng hơn 10 triệu đồng/m2, các dự án nhà chung cư của đại gia Lê Thanh Thản vốn là lựa chọn của nhiều người có thu nhập trung bình tại Hà Nội.


Với mức giá gốc chỉ khoảng hơn 10 triệu đồng/m2, các dự án nhà chung cư của đại gia Lê Thanh Thản vốn là lựa chọn của nhiều người có thu nhập trung bình tại Hà Nội.

Với mức giá gốc chỉ khoảng hơn 10 triệu đồng/m2, các dự án nhà của đại gia Lê Thanh Thản đang là lựa chọn của nhiều người có thu nhập trung bình tại Hà Nội. Triết lý bán giá vừa phải "đừng ăn lãi nhiều quá", khiến các dự án của ông chủ Mường Thanh có tính thanh khoản rất cao. Ví như gần 4.000 căn hộ với giá 9,5 triệu đồng/m2 ở khu đô thị Thanh Hà đã được bán hết chỉ trong vòng 3 tháng.

Trong một bài phỏng vấn với báo chí đầu năm nay, ông Thản thẳng thắn thừa nhận hành động xây nhà giá rẻ của ông cũng bị nhiều người "nói này nói nọ, nhìn ra nhìn vô".

"Nhưng sòng phẳng mà nói, xây được nhà tốt để bán mà vẫn có lãi như tôi không có nhiều người làm được. Doanh nghiệp ai chẳng muốn thu lời, nếu mảng này béo bở thì người ta đổ xô vào rồi, chứ dại gì mà nhường hết cho tôi".

Dẫn đầu về phân khúc chung cư giá rẻ tại Hà Nội, đại gia Lê Thanh Thản làm thế nào để bán nhà giá thấp mà vẫn có lãi? - Ảnh 1.

Tổ hợp chung cư giá rẻ HH Linh Đàm (12 tòa nhà) của đại gia Lê Thanh Thản. Ảnh: VOV.

Vì nhà có giá thấp nên tất nhiên tính thanh khoản cao. Nhưng để xây nhà giá thấp mà chủ đầu tư vẫn có lãi, theo ông, có 3 yếu tố quyết định quan trọng: quản lý chi phí dự án, quản lý hao hụt vật tư và tìm kiếm nguồn tài chính.

"Thông thường chi phí doanh nghiệp, đặc biệt ở doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp nhà nước rất tốn kém và phân tán. Hàng loạt chi phí dàn trải, chi phí chung, chi phí dự phòng, máy móc, các chi phí không tên khác… sẽ quyết định giá thành. Và đó là điều mà ít người dám xây nhà ở phân khúc giá thấp như tôi vì họ làm sẽ không có lãi, thậm chí lỗ.

Còn với tôi, nhờ mô hình khép kín, bớt tối đa các khâu trung gian về nhân sự, phòng ban nên chi phí quản lý được giảm tối đa".

"Thứ hai là nguyên liệu vật tư, cái này quản lý không chặt thì rất gay, ở các doanh nghiệp nhà nước hay cổ phần thường bị bớt xén, bị kê khống lên làm thất thoát, tăng chi phí. Ở Mường Thanh mảng này đều có những nhân sự tín cẩn lâu năm quản lý, đảm bảo cho rất chặt chẽ".

"Thứ ba là về nguồn tài chính, do tôi làm nhiều dự án và luôn giữ được uy tín cao với các nhà thầu quen thuộc hợp tác với nhau trong nhiều năm. Do đó nhiều nhà thầu sẵn sàng ứng vốn để mua nguyên vật liệu thi công cho tôi trước, giúp thời gian thi công rút ngắn tối đa. Ngược lại khi tôi bán được dự án thu tiền thì trả họ ngay nên họ rất tin tưởng".

Ngoài ra, theo đại gia Lê Thanh Thản, chuỗi khách sạn Mường Thanh trên cả nước cũng là một nơi cho nguồn thu khá ổn định để phục vụ cho hoạt động tái đầu tư và vận hành tại các dự án khác.

Ở thời điểm cuộc trò chuyện với báo chí diễn ra, ông Thản nói rằng ông đang xin thành phố Hà Nội làm nhà ở xã hội với giá 6 triệu đồng/m2. Nếu được duyệt thì ông cam kết sẽ làm 10.000 căn hộ và bán với giá 6 triệu đồng/m2 nhưng đề xuất này đến nay vẫn chưa có kết quả.


Nhật Anh (tổng hợp)

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/dan-dau-ve-phan-khuc-chung-cu-gia-re-tai-ha-noi-dai-gia-le-thanh-than-lam-the-nao-de-ban-nha-gia-thap-ma-van-co-lai-a101487.html