Hãy ưu tiên những gì phải làm trong độ tuổi 20, 30 và 40 nếu bạn muốn tăng cơ hội nghỉ hưu với 1 triệu đô la.
Tác giả của bài viết này là Jim Brown, một nhà tư vấn tài chính và người sáng lập Jim Brown Investing. Với hơn 30 năm chuyên môn trong ngành tài chính, Jim đã được phỏng vấn trên Yahoo! Truyền hình Tài chính, Podcast So Money với Farnoosh Torabi, Đài phát thanh tiền KFNN và Báo cáo Tin tức & Thế giới của Hoa Kỳ. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn Financial Statement Fraud Casebook: Baking the Ledgers and Cooking the Books.
Nếu bạn không giàu có như Kylie Jenner thì việc đưa ra quyết định thông minh về tiền bạc ở độ tuổi 20, 30 và 40 là bắt buộc nếu bạn muốn nghỉ hưu như một triệu phú. Trên thực tế, điều này thực sự tất thiết nếu bạn muốn nghỉ hưu.
Năm 2018, tỷ lệ người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên nộp đơn xin phá sản đã tăng gấp đôi kể từ năm 1991, theo báo cáo Consumer Bankruptcy. Dữ liệu càng củng cố thêm một thực tế phũ phàng: Nhiều người Mỹ chưa sẵn sàng về mặt tài chính cho 30 năm nghỉ hưu.
Nghỉ hưu như một triệu phú, nói thì dễ hơn làm, nhưng không phải là không thể. Theo báo cáo của United Profit, một trong số sáu người về hưu, đã có một sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ của những người nghỉ hưu ở mức triệu phú ở Hoa Kỳ kể từ năm 1989.
Tại đây, hãy ưu tiên những gì phải làm trong độ tuổi 20, 30 và 40 nếu bạn muốn tăng cơ hội nghỉ hưu với 1 triệu đô la:
Khi bạn 20 tuổi...
1. Tận dụng lãi suất kép
Với lãi suất kép, bất kỳ khoản lãi nào tích lũy đều có khả năng sinh lời từ chính nó.
Trong cuốn Financial Freedom, triệu phú tự thân Grant Sabatier giải thích rằng bạn càng trẻ, bạn càng có nhiều thời gian để tiền mình phát triển. Ông cho biết: "Nếu bạn tiếp tục tiết kiệm và đầu tư, giá trị ròng của bạn sẽ tiếp tục tăng lên và do lãi kép, sự gia tăng này sẽ cực kỳ nhanh chóng."
Đóng góp cho kế hoạch 401k (quỹ hưu trí tư nhân) được các công ty tài trợ là cách đơn giản nhất để bắt đầu. Nguyên tắc chung là tiết kiệm 20% thu nhập của bạn. Nhưng mục tiêu tài chính, ngân sách và phương tiện khác nhau tùy theo từng người, vì vậy nếu bạn có chi phí sinh hoạt tương đối thấp hoặc một mức lương cao, bạn có thể nghỉ hưu sớm hơn bằng cách đóng góp tới giới hạn IRS là 19.000 đô la (cho năm 2019).
Đừng nhụt chí nếu bạn chỉ có một khoản ngân sách eo hẹp - tiết kiệm một cái gì đó luôn tốt hơn là không tiết kiệm được gì cả. Tối thiểu, hãy tận dụng toàn bộ khoản được trích lập từ lương vào 401k (một số công ty cho phép khoản mục này lên đến 6% lương).
2. Tránh (hoặc trả hết) nợ thẻ tín dụng
Vào năm 2014, Mark Cuban nói với Business Insider rằng anh ta ước bản thân ở tuổi 20 nhận ra một sự thật về tiền đó là: là thẻ tín dụng là khoản đầu tư tồi tệ nhất.
"Tiền mà tôi tiết kiệm được bằng tiền lãi bằng cách không có nợ tốt hơn bất kỳ khoản tiền lãi nào tôi có thể nhận được bằng cách đầu tư số tiền đó vào thị trường chứng khoán. Tôi đã nên trả hết nợ trong thẻ sau mỗi 30 ngày.", ông chia sẻ.
Để tránh làm tăng nợ thẻ tín dụng, hãy giữ chi phí sinh hoạt ở mức tối thiểu. Hãy xem xét việc sống trong một studio hào nhoáng so với việc ở một phòng ngủ. Hãy di chuyển bằng phương tiện công cộng nếu có thể. Mang thức ăn thừa của hôm trước cho bữa trưa. Hãy thương lượng về chi phí hóa đơn của bạn. Đừng sử dụng hết tiền thưởng hoặc tăng tiền mua sắm những món đồ xa xỉ; thay vào đó dùng số tiền này để trả hết những món nợ có lãi suất cao nhất.
Mở một tài khoản tiết kiệm có lãi suất tốt khi bắt đầu xây dựng khoản tiết kiệm khẩn cấp là một ý tưởng hay. Điều này sẽ cho bạn một sự thay thế khi bị siết chặt tín dụng.
3. Duy trì điểm tín dụng lành mạnh
Xây dựng một điểm tín dụng lành mạnh ở độ tuổi 20 có thể giúp bạn hưởng cổ tức trong tương lai. Một điểm số lành mạnh mở ra cơ hội cho các lợi ích như giới hạn tín dụng cao hơn, lãi suất thấp hơn (đối với các khoản thế chấp và cho vay tự động) và phí bảo hiểm thấp hơn (về bảo hiểm ô tô và nhà).
Hãy lựa chọn một mốc tiền cố định để liên tục thanh toán hóa đơn đúng hạn tại đó và giữ số dư thấp. Nói chung, bạn nên đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ sử dụng tín dụng của mình dưới 30% (và chỉ sử dụng ít hơn 30% tổng số tín dụng có sẵn cho bạn).
Khi bạn 30 tuổi...
1. Tăng cường hoặc phát triển các dòng thu nhập bổ sung
Đa dạng hóa là một quy tắc cơ bản khi nói đến đầu tư thông minh, đặc biệt là ở độ tuổi 30 - sau khi bạn đã tốt nghiệp đại học và ổn định với nghề nghiệp ổn định. Hy vọng, bạn cũng sẽ có thời gian để khám phá những sở thích và kỹ năng khác.
Thay vì dành toàn bộ cuối tuần để xem Netflix, hãy sử dụng thời gian rảnh đó để phát triển các nguồn thu nhập bổ sung. Hãy trở nên bận rộn: cho thuê xe, bán những thứ không cần thiết, nhận một số hợp đồng tự do. Cơ hội luôn là vô tận.
Nếu những điều ở trên chưa hấp dẫn được bạn, bạn vẫn nên chủ động cố gắng tăng thu nhập của mình. Điều đó có thể đơn giản là yêu cầu tăng lương, tìm kiếm một công việc khác, nơi bạn có thể thương lượng mức lương cao hơn hoặc mở một tài khoản đầu tư (Warren Buffett khuyên bạn nên đầu tư vào một quỹ chỉ số chi phí thấp).
Thật là một dấu hiệu xấu nếu bạn ở độ tuổi 30 và vẫn kiếm được gần như số tiền bạn đã làm ở độ tuổi 20.
2. Tăng đóng góp hưu trí của bạn
Chịu đựng một vài rủi ro ở độ tuổi 20 không phải là một vấn đề to lớn. Nhưng vào thời điểm bạn bước vào tuổi 30, bạn đang đi đến rất gần những năm tháng kiếm được nhiều tiền nhất của cuộc đời - có nghĩa là bạn sẽ cần nắm vững về vị trí tài chính của mình.
Đó là lý do tại sao thực hiện đánh giá kỹ lưỡng các tài khoản hưu trí của bạn là việc rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn đã đi đúng hướng để đạt được kết thúc triệu đô đó. Nếu bạn đã đăng ký vào một kế hoạch 401k, đây là thời điểm tuyệt vời để gia tăng khoản tích lũy.
Xem xét mở nhiều tài khoản tiết kiệm hưu trí cũng là một phương pháp thông minh.
3. Trao đổi nghiêm túc với người bạn đời về các vấn đề tiền bạc
Vấn đề này không chỉ dành riêng cho tuổi 30. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ nghiêm túc – dù bất kể tuổi nào - hãy dành thời gian để thảo luận về vấn đề tiền bạc với đối phương.
Đặt câu hỏi về những thói quen và mục tiêu tài chính của nhau trong tương lai. Nếu hai người có quan điểm khác nhau về tiền bạc, giải quyết những bất đồng đó là điều cần thiết để tiến tới một mối quan hệ lâu dài và hạnh phúc.
Nếu bạn nghiêm túc về việc kết hôn, thỏa thuận tiền hôn nhân là một trong những cuộc thảo luận về tài chính quan trọng nhất giữa bạn và người bạn đời. Điều này không hề vui. Nhưng những cặp đôi xem nhẹ điều này thường sẽ xảy ra mâu thuẫn sau đó. Thỏa thuận tiền hôn nhân không dành cho tất cả mọi người, vì vậy hãy xem xét cẩn thận tình hình tài chính của bạn và thảo luận xem việc ký hợp đồng có hợp lý hay không.
Hãy nhớ rằng chi phí trung bình cho một luật sư ly hôn ở Hoa Kỳ là 250 đô la mỗi giờ, theo một cuộc khảo sát năm 2018 của trang web pháp lý Nolo. Trung bình các cặp vợ chồng dành tới 50 giờ (12.500 đô la) trong khoảng thời gian 10,7 tháng.
Ở các bang như California và New York, phí pháp lý có thể lên tới 25.000 đô la cho các vụ ly hôn liên quan đến trẻ em. Tùy thuộc vào tình huống của bạn, có một thỏa thuận tiền hôn nhân có thể rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc.
Khi bạn 40 tuổi...
1. Tiếp tục sống trong khả năng của bạn
Đối với hầu hết chúng ta, càng lớn tuổi, chúng ta càng dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống, đó là sự tăng dần của chi tiêu khi tiền lương của chúng ta tăng lên.
Theo Sarah Stanley Fallaw, đồng tác giả của The Next Millionaire Next Door: Enduring Strategies for Building Wealth, thì hai trong số những phẩm chất mạnh nhất của các triệu phú là sự kiên cường và kiên trì - cả hai đều đóng vai trò lớn trong việc giúp họ tránh được lối sống.
Nếu bạn đang muốn mua một món đồ giá trị, như nhà hoặc xe hơi, hãy xem lại tình hình tài chính của bạn và đảm bảo bạn phân bổ ngân sách hợp lý. Ngoài ra, cân nhắc ưu và nhược điểm cũng như suy nghĩ xem bạn có thực sự cần nâng cấp những thứ giá trị trên hay không. Các triệu phú hiếm khi chi hơn 30% thu nhập của họ cho nhà ở, như Fallaw ghi chú trong cuốn sách.
Cô cho biết thêm: "Giữ cho chi phí nhà ở thấp là thông minh, bất kể bạn có bao nhiêu tiền. Động thái tài chính tốt nhất bạn có thể thực hiện là chuyển đến một ngôi nhà ít tốn kém hơn."
2. Dạy con cái về tiền bạc và cách chi tiêu
Theo dõi tài chính ở độ tuổi 40 và 50 là không khó, đặc biệt nếu bạn đã có con.
Theo một báo cáo của Merrill Lynch vào năm 2018, 79% trong số 2.500 phụ huynh Mỹ được khảo sát đã hỗ trợ tài chính (ví dụ, thực phẩm, khoản vay sinh viên, trường học, điện thoại di động, chi phí nhà ở và nhà ở) cho con cái ở độ tuổi trưởng thành (18 tuổi đến 34).
Bảy mươi hai phần trăm cho biết họ đặt con cái của họ lên trước lợi ích nghỉ hưu của mình và hối tiếc vì đã không dạy con về tiền khi còn nhỏ.
Rõ ràng, bạn sẽ cần phải hỗ trợ con cái trong giai đoạn đầu, nhưng hãy đảm bảo rằng chúng có một nền giáo dục tài chính mạnh mẽ để khoản tiết kiệm hưu trí cua bạn được bảo đảm. Tạo thói quen nói chuyện cởi mở về tài chính gia đình và trang bị cho họ các công cụ tài chính, như tài khoản tiết kiệm và tài khoản vãng lai.
3. Chăm sóc sức khỏe bản thân
Tức là, bạn nên luôn luôn ưu tiên sức khỏe của mình ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng khi chúng ta già đi, chúng ta dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Theo khảo sát của Gallup năm 2018, gần 44% người Mỹ trưởng thành cho biết họ lo lắng về việc không thể thanh toán chi phí y tế trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc tai nạn.
Mặc dù lối sống lành mạnh không thể ngăn chặn tất cả các loại bệnh, nhưng điều này giúp giảm trừ đáng kể các vấn đề như tiểu đường và bệnh tim, do đó tiết kiệm hàng ngàn đô la chi phí cho việc điều trị.
Theo Mỹ Linh
Trí thức trẻ
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/day-la-la-nhung-gi-ban-can-lam-trong-do-tuoi-20-30-va-40-de-nghi-huu-trong-su-giau-co-a103418.html