Là một “bậc lão làng” ở nơi làm việc, phải có sự khoan dung nhất định đối với người mới, là một người mới, bạn cũng cần phải có quyết tâm “cai sữa”. Những người mới ở trong giai đoạn cai sữa, lúc mới đi làm nhất định sẽ cảm thấy không quen, không thể thích ứng, nhưng đây là quy luật nơi làm việc, và cũng là con đường bắt buộc, không ai có thể mãi mãi không trưởng thành, và cũng chẳng ai là ngoài lệ cả.
Lại một mùa tốt nghiệp nữa trôi qua. Bản thân tôi mặc dù đã tốt nghiệp nhiều năm, nhưng mỗi khi đến khoảng thời gian này, nhìn thấy lứa thế hệ trẻ tràn đầy đam mê và nhiệt huyết gia nhập vào môi trường mới, tôi lại vô thức thở dài, thời gian trôi qua thật nhanh.
Các đồng nghiệp xung quanh tôi cũng như vậy, vừa ghen tị với sức sống của những người trẻ tuổi, vừa cười vào sự non trẻ và ngây thơ của họ, một mặt muốn trở về thời thanh xuân đó, một mặt vui mừng vì mình đã vượt qua được thời kỳ bối rối và khủng hoảng khi mới gia nhập vào hàng ngũ "nhân viên cổ cồn".
Thành thật mà nói, trong mắt của các bô lão nơi làm việc, họ thường rất không xem trọng người mới, thường dùng đôi mắt của "bề trên" để nhìn những "sản phẩm" của một nền giáo dục chỉ có lý thuyết suông, ít kinh nghiệm thực tế, soi mói, xét nét những điểm không hoàn hảo của nhân viên mới mà quên mất rằng bản thân mình cũng đã từng có khoảng thời gian như vậy.
Trên thực tế, bất luận là thế hệ sinh sau năm 90, sau năm 95 hay thế hệ 10X thì khi mới bước vào nơi làm việc thì về bản chất cũng không có sự khác biệt là mấy, nếu đã là người trưởng thành thì khi mới ra xã hội, đều phải trải qua quá trình "cai sữa" bắt buộc tại nơi làm việc, cho dù trước đó là một "đứa trẻ to xác" thì khi bước vào chiến trường này, cũng phải bắt đầu học cách ngừng ca thán và khóc lóc.
Vivian, 95er
Lúc mới đi làm, tôi là điển hình của một đứa trẻ to xác, mãi không chịu lớn.
Tôi tốt nghiệp trưởng đại học thuộc hàng top, vì vậy sau đó tôi rất nhanh tìm được cho mình một công việc, nhưng khi đi làm rồi mới phát hiện ra, mọi thứ đều quá khá so với tưởng tượng của tôi.
Công việc bận rộn khiến tôi không có nhiều thời gian đi thích ứng và học hỏi. Mới vào công ty được 1 tháng đã được giao một sự kiện lớn, hỗ trợ thực hiện và tăng ca tới đêm muộn đã trở thành việc hết sức bình thường. Khi mọi người đang chìm ngập trong công việc bận rộn, thì tôi lại hành động theo cảm tính, lựa chọn trốn tránh cuộc sống như vậy, lúc phải làm thêm giờ luôn viện đủ mọi lý do để được về sớm, gặp phải việc gì phiền phức, luôn lấy cớ rằng mình có việc gấp hơn cần giải quyết mà ném trách nhiệm sang cho đồng nghiệp.
Một lần khi phải nộp bản thảo, tôi vì vội tan làm để đi ăn nên không đối soát lại lỗi chính tả, sau đó bị phê bình, phản ứng đầu tiên của tôi là chối và đổ lỗi: "Bản thảo này không phải do tôi viết, sai mấy chữ đó cũng không nên trách tôi chứ!"
Sếp nghe xong càng bực mình hơn: "Nhiệm vụ soát lỗi chính tả có phải giao cho cô làm không, nếu đúng, vậy thì cô nên nhận lỗi, chịu trách nhiệm mà mình nên chịu."
Bây giờ nghĩ lại, cảm thấy rất xấu hổ, khi đó, đáng nhẽ ra nên lập tức nhận lỗi về mình và đi sửa lại, nhưng khi đó, tôi không cách nào chấp nhận được lời phê bình đó, vì vậy mà đã xin nghỉ việc, kết thúc một tháng ngắn ngủi của công việc đầu tiên.
Sau đó, tôi cũng làm qua vài công việc, nhưng cũng không khấm khá hơn, tôi vì chuyện này mà bị đả kích, ở nhà một tháng liền, quyết tâm phân tích thật sâu sắc lại bản thân, xem xem bản thân rốt cuộc là có vấn đề ở đâu. Sau khi làm rõ được điều này, tôi quay trở lại đi tìm một công việc mới, tâm thái cũng có một sự tiến bộ không nhỏ, công việc dần dần đi vào quỹ đạo, cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi đã không còn là một đứa trẻ to xác nữa, tôi đã trưởng thành thực sự.
2 năm sau khi tốt nghiệp, tôi cuối cùng đã dừng lại những câu ca thán vô dụng.
Acheng, 93er
Tôi luôn cho rằng mình sẽ trở thành một anh hùng, sau khi đi làm, tôi phát hiện ra mình là một dân công sở không thể bình thường hơn.
Lúc mới đi làm, tôi tràn đầy nhiệt huyết muốn đi xây dựng một sự nghiệp cho mình, tôi hăng hái nói ra những suy nghĩ của mình, đề xuất ý tưởng, thể hiện bản thân, nhưng, điều khiến tôi không cách nào tiếp nhận được đó là lãnh đạo không hề công nhận những suy nghĩ của tôi, những phương án của tôi hết lần này tới lần khác đều bị từ chối.
Tôi tìm gặp sếp để nói chuyện, sếp nói với tôi: "Cậu là một thanh niên rất có lập trường và sáng tạo, nhưng những ý tưởng của cậu lại đều không thực tế."
Tôi bị đả kích sau khi nghe xong những lời đó, tôi đã rơi vào trạng thái hoài nghi bản thân trong một thời gian dài, làm gì cũng không còn tích cực, lúc họp hành cũng chỉ ngồi im lặng.
Tôi bắt đầu không ngừng ca thán, ở trong nhóm chat bạn bè hay mỗi lần tụ tập, tôi đều ở trong trạng thái tiêu cực, những ngày tháng như vậy kéo dài khoảng 3 tháng, cho tới một ngày, khi một người bạn của tôi hẹn tôi đi nhậu rồi nói với tôi rằng: "Cậu đang đi làm cho người ta, suy nghĩ của cậu không hề quan trọng đến vậy, lãnh đạo tuyển cậu là để cậu giúp họ giải quyết vấn đề chứ không phải là để hiện thực hóa những ý tưởng của cậu."
Buổi tối hôm đó tôi đã mất ngủ, nghĩ cả một đêm, ngày hôm sau, tôi đã thay đổi trạng thái tiêu cực của mình, bắt đầu làm lại từ đầu, nhưng, tôi đã không còn như trước kia, tôi không còn thể hiện bản thân một cách "mù quáng" nữa, mà thay vào đó, đứng từ góc độ của lãnh đạo và phương hướng của công ty để suy nghĩ vấn đề.
Sau khi học cách đổi lập trường suy nghĩ, tôi phát hiện ra mọi thứ đều trở nên nhẹ nhõm hơn rất nhiều, hiện tại đã làm việc được 3 năm, thăng chức 1 lần, tăng lương 3 lần, được lãnh đạo khen ngợi, mọi thứ đều phát triển theo chiều hướng rất tốt.
Mặc dù chưa thực hiện được ước mơ vĩ đại thuở ban đầu, nhưng, sẽ có một ngày, phải không nào!
Gugu, 91er
Nếu bây giờ tôi gặp lại mình của 5 năm trước, tôi nhất định không muốn cô ấy làm đồng nghiệp của mình.
Khi đó cảm thấy mình quả thực quá ngốc nghếch. Còn nhớ ngày đầu tiên đi làm, đồng nghiệp đưa cho tôi một biểu mẫu và bảo tôi điền dữ liệu vào sau đó đưa lại cho cô ấy, tôi ngốc tới nỗi dùng máy tính tay để cộng số, làm cả một buổi sáng cũng không xong.
Đồng nghiệp lúc này mới biết tôi không biết dùng Excel tính công thức, đứng đó ngạc nhiên: "Kiến thức cơ bản này cũng không biết? Sao em lại được tuyển vào đây vậy?"
Tôi xấu hổ vô cùng, vì nhà không có điều kiện nên tôi không có máy tính, thời đại học ngoài dùng máy tính trên trường ra thì tôi không có nhiều cơ hội thực hành nhiều. Sau ngày hôm đó, tôi thầm hạ quyết tâm, nhất định không thể để người khác coi thường mình nữa, dù mình không thông minh trời phú nhưng mình có thể nỗ lực.
Hiện tại, tôi sớm đã thoát ra khỏi tôi của quá khứ, trở thành tầng lớp quản lý, cấp dưới có tới hơn chục người, trong số đó có không ít những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, mỗi lần họ gặp phải khó khăn hay thắc mắc gì, tôi đều nhiệt tình giúp đỡ.
Dù không có tôi, thời gian có thể tạo ra tôi của ngày hôm nay thì cũng sẽ cho họ cơ hội.
Sau khi "cai sữa", bạn mới có thể thưởng thức hàng ngàn hàng vạn hương vị khác nhau ở thế giới ngoài kia.
Không ai mãi mãi là người mới ở nơi làm việc, nhưng sẽ luôn có người mãi mãi là người mới.
Là một "bậc lão làng" ở nơi làm việc, phải có sự khoan dung nhất định đối với người mới, là một người mới, bạn cũng cần phải có quyết tâm "cai sữa".
Những người mới ở trong giai đoạn cai sữa, lúc mới đầu nhất định sẽ cảm thấy không quen, không thể thích ứng, nhưng đây là quy luật nơi làm việc, và cũng là con đường bắt buộc, không ai có thể mãi mãi không trưởng thành, và cũng chẳng ai là ngoài lệ cả.
Miễn là bạn thay đổi thái độ và nhận ra chính mình, bạn sẽ gạt được lớp sương mù và nhìn thấy ánh sáng.
Tôi hy vọng rằng những người mới bước nơi làm việc đang đọc bài viết này có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống tại một môi trường mới. nhớ rằng, sau khi cai sữa, bạn sẽ có thể tận hưởng cuộc sống.
Như Nguyễn
Theo Trí Thức Trẻ
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/di-lam-3-nam-thang-chuc-1-lan-tang-luong-3-lan-lam-sao-duoc-vay-a103424.html