"No shoes, no shirt, no service" và câu chuyện chọn áo của doanh nhân

"No shoes, no shirt, no service" có nghĩa là "không giày, không áo, không phục vụ". Dòng chữ này thể hiện yêu cầu khắt khe về việc ăn mặc chỉn chu và lịch sự. Các doanh nhân hiện đại là những người luôn làm chủ "dress code". Họ thậm chí còn khéo léo gửi đi những thông điệp ngầm qua những bộ trang phục của mình...


"No shoes, no shirt, no service" có nghĩa là "không giày, không áo, không phục vụ". Dòng chữ này thể hiện yêu cầu khắt khe về việc ăn mặc chỉn chu và lịch sự. Các doanh nhân hiện đại là những người luôn làm chủ "dress code". Họ thậm chí còn khéo léo gửi đi những thông điệp ngầm qua những bộ trang phục của mình...

Thể hiện sự tôn trọng đối tác bằng trang phục

No shoes, no shirt, no service và câu chuyện chọn áo của doanh nhân - Ảnh 1.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hoặc nhìn thấy dòng chữ "No shoes, no shirt, no service", có nghĩa là "không giày, không áo, không phục vụ". Dòng chữ này thể hiện yêu cầu khắt khe về việc ăn mặc chỉn chu và lịch sự. Và đã là doanh nhân điều này càng đúng hơn nữa khi công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các đối tác, gìn giữ hình ảnh cá nhân của bạn lúc này chính là các thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác, đồng thời cũng là cách để giữ gìn hình ảnh cho công ty. Nếu bạn mặc một chiếc sơ mi ố màu, vậy bạn muốn đối tác của bạn nghĩ gì về công ty của bạn? Còn nếu bạn mặc một chiếc sơ mi chống nhăn, thẳng thớm, chắc chắn đối tác sẽ nghĩ về công ty bạn là một công ty của sự chuyên nghiệp, năng lượng và đáng tin.

Thực tế là các doanh nhân hiện đại là những người luôn làm chủ "dress code". Họ thậm chí còn khéo léo gửi đi những thông điệp ngầm qua những bộ trang phục của mình. Tôi từng thấy chiếc sơ mi trắng của các nhân viên làm tín dụng của một ngân hàng với phần lót cổ áo màu xanh, cổ tay áo cũng màu xanh. Những người tinh ý sẽ dễ dàng hiểu tại sao lại có điều này.

Từ lâu, những người làm việc văn phòng, công sở thường được gọi là "cổ cồn trắng". Người lao động chân tay thường được gọi là "cổ cồn xanh". Chiếc sơ mi trắng, cổ cồn trắng có thể tạo ra sự xa cách với khách hàng là những người lao động chân tay. Trong khi đó, sơ mi chống nhăn, màu trắng nhưng có cổ cồn xanh sẽ là cách tốt nhất để vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, vừa thể hiện sự đồng cảm, quan tâm tới nhóm khách hàng là những người lao động chân tay.

No shoes, no shirt, no service và câu chuyện chọn áo của doanh nhân - Ảnh 2.
No shoes, no shirt, no service và câu chuyện chọn áo của doanh nhân - Ảnh 3.

Trở lại với cuộc sống của các doanh nhân. Không khó để nhận ra rằng họ là những người có cuộc sống gắn liền với những chiếc áo sơ mi. Họ sẽ mặc những chiếc sơ mi button-down cho những thời điểm phải đi ra ngoài hoặc hoạt động nhiều ở môi trường ngoài trời (áo có thêm hai khuy gài ở cổ áo). Cho nhưng buổi họp quan trọng, các doanh nhân sẽ chọn những chiếc sơ mi button-up, kiểu cổ cứng bởi phong cách sang trọng, và luôn được xem là chuẩn mực cho những chiếc dress shirt. Tuy nhiên, điểm chung của hai kiểu áo này đều phải là sơ mi chống nhăn thẳng thớm, mang đến cho người mặc sự chỉn chu, lịch sự. Chất liệu cũng phải tạo sự thoải mái.

Doanh nhân trung niên chọn sơ mi may đo, doanh nhân trẻ chọn dáng slimfit và chống nhăn

Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi, doanh nhân lại có những lựa chọn khác nhau. Những doanh nhân trên 50 tuổi có xu hướng lựa chọn những chiếc sơ mi may đo, kiểu dáng cũng yêu cầu thoải mái. Họ mặc dù rất thích sơ mi chống nhăn nhưng vẫn có không ít sơ mi may đo trong tủ. Họ cũng là nhóm thích lựa chọn những kiểu dáng cơ bản, không quá ôm, thoải mái vận động. Áo phải được làm từ chất liệu tự nhiên, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, màu sắc nhã nhặn. Để đạt được những tiêu chí này, các mẫu sơ mi thường là của Giovanni, Zegna, Brooks Brother, Hugo Boss. Hay cá biệt hơn cả có những người lựa chọn Charvet của Pháp hoặc Stefano Ricci của Ý.

No shoes, no shirt, no service và câu chuyện chọn áo của doanh nhân - Ảnh 4.

Tuy nhiên, các doanh nhân trẻ lại không mấy mặn mà với những chiếc sơ mi và phom dáng trên. Dễ hiểu bởi họ thuộc nhóm khởi nghiệp, thích công nghệ, ưa sự đột phá với những cách tân. Nhu cầu vận động của họ cũng lớn hơn nhiều. Do vậy họ sẽ mong muốn những chiếc sơ mi không chỉ thể hiện được phong cách và cá tính thời trang mà còn cần phải có được những đặc tính như có độ thấm hút cao (100% cotton), chống nhăn ở cả chất liệu và đường may. Nhóm doanh nhân trẻ này cũng thường thích chọn những chiếc áo slimfit (ôm) hoặc thậm chí là extra slimfit

Hiện nay các hãng Gio Bernini, Roberto Cavalli, Brooks Brothers, Calvin Klein, Tommy Hilfiger đều giới thiệu những chiếc áo sơ mi chống nhăn và không cần là. Thách thức lớn nhất của việc sản xuất những chiếc sơ mi chống nhăn này là phải đảm bảo thoáng mát, dễ chịu. Nhưng do đặc tính của cotton là dễ nhăn nên mỗi hãng sẽ phải có những cách xử lý riêng.

Thông thường, các hãng thời trang cao cấp sẽ có các công nghệ chống nhăn khác nhau. Mặc dù các hãng vẫn quảng cáo là sơ mi chống nhăn không cần là (bạn thậm chí thấy những quảng cáo, áo lấy trực tiếp từ máy giặt), nhưng thế mạnh thực sự của những chiếc sơ mi chống nhăn là giúp áo giữ nguyên được phom dáng cả ngày dài. Một số hãng cao cấp cũng sẽ đầu tư thêm với công nghệ đường may chống nhăn. Cách làm là trước khi may, các đường may sẽ được đưa vào một lớp keo để đảm bảo chiếc áo sau hàng chục lần giặt là, đường may vẫn không bị co, dúm.

Lựa chọn sơ mi chống nhăn hay sơ mi may đo, dáng cơ bản hay dáng slimfit là lựa chọn của mỗi người, nhưng đừng quên rằng, là một doanh nhân, bạn cần có những chiếc sơ mi trong tủ quần áo. Và nếu không có một người luôn là/ủi sơ mi cho bạn trước khi cất áo vào tủ, hãy để sẵn cho mình một vài chiếc sơ mi chống nhăn. Bởi không phải ai cũng có thể trong 90 giây là phẳng được một chiếc áo đâu .


Đặng Phương Thảo

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/no-shoes-no-shirt-no-service-va-cau-chuyen-chon-ao-cua-doanh-nhan-a103588.html