Những người không bao giờ chào lãnh đạo lại trở thành người được thăng chức tăng lương nhanh nhất. Tại sao?

Lớp thế hệ 9X cuối cùng cũng đã đến tuổi trưởng thành, ngày càng nhiều người trẻ bắt đầu bước ra xã hội, tìm kiếm việc làm. Một số người nói rằng quan điểm tìm việc làm của thế hệ thanh niên này rất kỳ lạ, tiền lương không phải là yếu tố duy nhất họ coi trọng, họ thích một môi trường làm việc tốt, nơi có thể phản ánh và nâng cao giá trị của chính họ trong quá trình lao động, họ không thích dành quá nhiều thời gian cho các khía cạnh giao tiếp xã hội nơi làm việc, thích dựa vào khả năng để luận anh hùng.


Lớp thế hệ 9X cuối cùng cũng đã đến tuổi trưởng thành, ngày càng nhiều người trẻ bắt đầu bước ra xã hội, tìm kiếm việc làm. Một số người nói rằng quan điểm tìm việc làm của thế hệ thanh niên này rất kỳ lạ, tiền lương không phải là yếu tố duy nhất họ coi trọng, họ thích một môi trường làm việc tốt, nơi có thể phản ánh và nâng cao giá trị của chính họ trong quá trình lao động, họ không thích dành quá nhiều thời gian cho các khía cạnh giao tiếp xã hội nơi làm việc, thích dựa vào khả năng để luận anh hùng.

Trong quan niệm của nhiều người, đặc biệt là các "bô lão" ở nơi làm việc, năng lực chỉ là một phần nhỏ, muốn được thăng chức hay tăng lương còn phải xem cách bạn đối nhân xử thế, tức là EQ của bạn, cái được gọi là "làm người". Họ đem lại cảm giác rằng bạn dường như bắt buộc phải bảo vệ cho tốt các quan hệ xã giao của mình, có vậy thì năng lực mới được "chứng minh" và "hiển thị" ra. 

Nhưng, "công việc quan" này đã không còn thích hợp với thế hệ người trẻ ngày nay, họ thà dùng thực lực để đổi lấy mức lương vài chục triệu một tháng, còn hơn là lãng phí tâm tư đi "phỏng đoán" nhân tình thế thái để đổi lấy mức lương hàng trăm triệu.

Công việc đầu tiên của một người bạn của tôi là nhân viên bán hàng. Lãnh đạo luôn nhắc các nhân viên rằng, là một nhân viên bán hàng, bạn phải học cách làm người, học cách tạo dựng và duy trì các mối quan hệ xã giao. Trên bàn rượu, bắt buộc phải kính rượu từng người một, đây là điều một nhân viên nên và bắt buộc phải làm. Nghe xong những điều lãnh đạo chia sẻ, cậu bạn của tôi có phần không phục, câu ấy không tin không làm vậy sẽ không có thành tích nghiệp vụ.

Những người không bao giờ chào lãnh đạo lại trở thành người được thăng chức tăng lương nhanh nhất. Tại sao? - Ảnh 1.

Nhưng thực tế rất khốc liệt, thành tích công việc suốt 3 tháng đầu của cậu ấy bằng 0, thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc. 

Những ngày sau đó, một ngày 24 tiếng, có tới 15 tiếng cậu ấy dành thời gian ra ngoài tìm khách hàng, xử lý dữ liệu khách hàng, đào sâu vào những khách hàng tiềm năng, ngoài công việc sẽ là đi ngủ, cứ như vậy trong khoảng 1 năm, thành tích tăng từ 0 lên 10%. 

Hơn nữa, cậu ấy còn là người gặp lãnh đạo nhưng không bao giờ chào. Trong giá trị quan của cậu ấy, cậu ấy cho rằng lãnh đạo sở dĩ có thể có được sự tôn trọng của cấp dưới, không chỉ vì chức vụ của họ cao hơn mà quan trọng hơn là giá trị và mức độ đóng góp của họ cho công ty, nếu bạn là người mà công ty không thể thiếu, bạn sẽ có được sự tôn trọng của mọi người, vậy thì cái gọi là đối nhân xử thế, cái gọi là quan hệ xã hội sẽ không mời mà tự tới.

Trải qua 2 năm tự mình tìm tòi và không ngừng học hỏi, cậu ấy trở thành nhân viên ưu tú của công ty, người mà trước đó lãnh đạo không thèm để ý tới, không có một chút ấn tượng gì, trong 2 năm đã trở thành người trưởng thành và được đề bạt nhanh nhất trong công ty, một người trước giờ chưa bao giờ chào lãnh đạo lại khiến lãnh đạo có ấn tượng rất sâu đậm, rốt cuộc là vì sao? 

Ở nơi làm việc, thứ chúng ta nói đến chính là sự cống hiến, nền tảng và mục đích cơ bản nhất của công ty là lợi nhuận, một nhân viên có giá trị tất nhiên là rất hữu ích với công ty, bạn cống hiến cho công ty càng nhiều thì mức độ được coi trọng sẽ càng cao, dù lãnh đạo chẳng gặp bạn được bao nhiêu lần, nhưng những con số bày ra trước mặt có thể chứng minh được tất cả. 

Tất nhiên, không phủ nhận những tác dụng của đối nhân xử thế và nguồn lực phía sau, nhưng những thứ đó suy cho cùng cũng không thể trông cậy được vào mãi mãi, một khi bạn không đáng tiền, công ty không cần bạn thì những mối quan hệ đó cũng sẽ biến mất theo.

Những người không bao giờ chào lãnh đạo lại trở thành người được thăng chức tăng lương nhanh nhất. Tại sao? - Ảnh 2.

Chúng ta sẽ phát hiện ra, thế hệ thanh niên 9X phần lớn đều là những người như vậy, họ không thích dựa vào quan hệ, mà thích dùng thực lực để chứng minh bản thân. Thực tế, đây cũng là một hiện tượng tốt và là một tiến bộ xã hội. Nghề nghiệp ngày nay đang ngày càng đa dạng, dựa vào khả năng luôn là nền tảng căn bản nhất giúp bạn sống sót. 

Có một giá trị quan như vậy ở nơi làm việc cũng giúp chúng ta thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc, cải thiện khả năng của chính mình, giúp chúng ta đủ khả năng chủ trương một công việc "tự do" và xem thực lực luận anh hùng.


Anne

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/nhung-nguoi-khong-bao-gio-chao-lanh-dao-lai-tro-thanh-nguoi-duoc-thang-chuc-tang-luong-nhanh-nhat-tai-sao-a103867.html