"Chim khôn chọn cành đậu", sếp không cho nổi nhân viên 2 CHỮ này thì cống hiến đến mấy cũng chỉ công cốc thôi

Đừng chờ đợi nhân viên cống hiến trung thành mà sếp không đánh đổi một giá trị ngang bằng.


Đừng chờ đợi nhân viên cống hiến trung thành mà sếp không đánh đổi một giá trị ngang bằng.

Công việc cốt lõi nhất của một người lãnh đạo đó là dẫn dắt những người đồng hành cùng mình đạt tới thành tựu. Để làm được điều đó, họ phải xây dựng được niềm tin và uy tín bên trong, biến lời nói trở nên có sức nặng, làm người ta cảm phục và nghe theo. Đây vốn không phải một nhiệm vụ đơn giản hay dễ dàng. Rất nhiều người đã phải đau đầu tìm mọi cách để chứng minh tầm quan trọng của mình trước nhân viên, khiến họ cam tâm tình nguyện cống hiến năng lực. 

Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo thực sự xuất sắc sẽ biết rằng, thứ quan trọng nhất mình phải cho nhân viên chính là 2 chữ: Minh bạch. Chỉ có minh bạch, cấp dưới mới có thể hết lòng tin phục và sẵn sàng đi theo đến hết cuộc đời.

1. Minh bạch về trách nhiệm

Vấn đề lớn nhất trong doanh nghiệp là gì? Câu trả lời chính là mức độ chăm chỉ của nhân viên. Có khi, họ biết rõ mình cần phải làm gì nhưng lại không chủ động đứng ra làm việc và muốn gánh trách nhiệm cụ thể. 

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do doanh nghiệp và lãnh đạo không có sự minh bạch khi phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng người cụ thể. Vì lẽ đó, mọi người ai cũng đùn đẩy công việc cho nhau, mà không thực sự quan tâm và nhiệt tình trong công tác. 

Để thay đổi tình trạng này, người lãnh đạo phải lập tức xác định rõ được năm yếu tố: chuyện gì, nhiệm vụ của ai, làm trong thời gian nào, tiêu chuẩn như thế nào và có yêu cầu gì đặt ra. Chỉ có minh bạch về trách nhiệm thì quy trình làm việc mới vận hành suôn sẻ.

Chim khôn chọn cành đậu, sếp không cho nổi nhân viên 2 CHỮ này thì cống hiến đến mấy cũng chỉ công cốc thôi - Ảnh 1.

2. Minh bạch về mục tiêu

Khi đã có một quy trình làm việc ổn thỏa rồi, tại sao kết quả cuối cùng vẫn không đạt được như kỳ vọng của lãnh đạo để ra? Đó là do chúng ta chưa vạch ra cho nhân viên thấy một mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Không có phương hướng, không có đích đến rõ ràng thì dù nhân viên có nỗ lực và chăm chỉ đến mấy thì kết quả cũng không được như mong đợi. 

Vì lẽ đó, đề ra mục tiêu cũng là cách nhấn mạnh tầm quan trọng và trách nhiệm của mỗi người với nhiệm vụ mà mình được giao phó.

3. Minh bạch trong hoạt động

Huyền thoại về kinh doanh và quản lý tài ba của Nhật Bản là Matsushita Yukisuke và Inamori Kazuo luôn tôn sùng một triết lý kinh doanh minh bạch và rõ ràng. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải minh bạch đối với người quản lý cũng như đối với từng công nhân viên. Họ có quyền được biết về tình trạng phát triển chung của công ty, có thể hiểu được nhà quản lý đang làm gì, nắm được phương pháp và trọng điểm ưu tiên của doanh nghiệp hiện giờ, từ đó, họ mới có động lực để cống hiến năng lực của mình, góp phần cho sự phát triển của công ty. 

Hơn hết, chính cấp dưới cũng có thể trở thành người giám sát công việc của cấp trên. Mọi người cùng nhau góp phần vào công tác quản lý, từ đó đề cao tiêu chuẩn đạo đức trong công việc.

4. Minh bạch trong lương thưởng

Nhiều công ty áp dụng những quy định về lương vô cùng chặt chẽ và kín đáo để duy trì sự cân bằng nội bộ trong những tình huống nhất định. Thế nhưng, chế độ lương thưởng không minh bạch sẽ khiến cho quá trình thu hút và bồi dưỡng nhân tài không thể phát huy hết hiệu quả được. 

Chỉ có minh bạch về chế độ lương, về quy định thưởng mới tạo ra ý nghĩa cho quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhân viên được đảm bảo về mức lương công bằng và hợp lý nhất, kết hợp với sự khích lệ bằng việc thưởng thêm dựa trên hiệu quả công việc, sẽ kích thích được năng lực và sự cống hiến của mọi người.

Chim khôn chọn cành đậu, sếp không cho nổi nhân viên 2 CHỮ này thì cống hiến đến mấy cũng chỉ công cốc thôi - Ảnh 2.

5. Minh bạch về thông tin

Một lý do quan trọng khiến nhân viên không có lòng tin vào doanh nghiệp, không muốn cống hiến lâu dài cho lãnh đạo đó là do thiếu hiểu biết về thông tin, họ không được phổ cập về các quy định và đãi ngộ khi cạnh tranh, thăng chức, tăng lương hay nhận thưởng. Hoặc khi công ty có điều động về nhân sự, nếu không nắm được thông tin rõ ràng thì sẽ gây ra một bầu không khí hoang mang và lo lắng, không ai dám gắn bó lâu dài. 

Chính vì thế, nhà lãnh đạo nên chú trọng việc truyền đạt thông tin của công ty đến với các nhân viên cấp dưới, tạo ra sợi dây gắn kết và duy trì sự nhiệt tình của họ với công việc, với doanh nghiệp thông qua các phương pháp thích hợp như thông báo, buổi họp, qua hệ thống quản lý thông tin...

6. Minh bạch về chế độ thưởng - phạt

Nhân viên làm tốt mà không được thưởng, hoặc giá trị khen thưởng không xứng đáng với thành quả đã bỏ ra; nhân viên làm sai lại không bị phạt, hoặc bị phạt mang tính "cho có" mà không để lại hậu quả gì, hai trường hợp này chắc chắn sẽ khiến cấp dưới mất lòng tin vào lãnh đạo, nhân viên mất lòng tin vào công ty. Họ cảm thấy sự nghiêm túc của mình không được đền đáp xứng đáng, có cống hiến đến mấy cũng chỉ công cốc mà thôi, không bao giờ hơn được những người có quan hệ và máu mặt. Vì thế, họ cũng không bao giờ giành lòng trung thành của mình cho doanh nghiệp.

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/chim-khon-chon-canh-dau-sep-khong-cho-noi-nhan-vien-2-chu-nay-thi-cong-hien-den-may-cung-chi-cong-coc-thoi-a103873.html