Nghiện công việc, xu hướng lỗi thời trong xã hội hiện đại

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Aytekin Tank, được đăng tải trên FastCompany

Ít ai biết rằng, CEO của Goldman Sachs David Solomon sau những giờ làm việc căng thẳng ban ngày, ban đêm ông hóa thân thành một DJ chuyên nghiệp để sống trọn vẹn với niềm đam mê "chà đĩa" của mình. Adena Friedman, CEO của Nasdaq, đam mê với bộ môn Tae Kwon Do và cho biết võ thuật giúp cô hiểu rằng, thành công luôn nằm trong sự kiểm soát của bản thân.

Trong xã hội 4.0, thời gian là vàng bạc, dù vậy nhiều nhà lãnh đạo tài ba vẫn luôn dành thời gian để duy trì và nuôi dưỡng các sở thích cả nhân của bản thân. Riêng tác giả bài viết, với tư cách là CEO của JotForm, tô luôn có dành ra khoảng thời gian cuối tuần để trở thành một người nông dân thu hoạch  ô liu tại trang trại gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó. Hoạt động này thực sự giúp bàn thân tôi thư giãn, giúp trí óc sảng khoái và cho ra nhiều "sản phẩm" tốt hơn trong công việc.

Việc dành ra thời gian để vui thú với sở thích cá nhân hoàn toàn không dễ dàng. Nhiều người thường mắc phải sai lầm khi cho rằng, để thành công chúng ta phải dồn hết thời gian cho sự nghiệp. Những cụm từ mỹ miều đại loại như "thành công chỉ đến với người bận rộn" thường chiếm sóng trên thôn tin đại chúng. Hơn thế nữa, tỷ lệ kiệt sức tại nơi làm việc đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Điều này cho thấy, việc duy trì một sở thích, dành thời gian để giải trí đang cần thiết hơn bao giờ hết. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc dành thời gian cho các hoạt động giải trí giúp giải phóng dopamine, chất hóa học hữu cơ có lợi cho não bộ của con người, yếu tố này sẽ giúp cho chúng ta tỉnh táo trên thương trường khốc liệt.

Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu tại sao việc dành thời gian cho sở thích cá nhân lại bị đánh giá thấp một cách thái quái.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa "Nghiện làm việc"

Trước đây, công việc được định nghĩa theo đúng nghĩa đen - "cần câu cơm". Do đó, mọi người có xu hướng phấn đấu để đạt được sự giàu có, để họ có thể làm ít đi và chơi nhiều hơn.

Các nhà kinh tế như John Maynard Keynes đã đưa ra giả thuyết rằng, với những tiến bộ trong công nghệ, nhu cầu về nhân công sẽ giảm. Đến thế kỷ 21, chúng ta có thể "tồn tại" một cách thoải mái với một tuần làm việc 15 giờ. Kể từ đó, khái niệm về công việc đã phát triển lên một tầm cao mới. Nhiều người làm việc nhiều hơn không phải vì họ cần phải làm, mà vì điều này giúp họ khẳng định bản thân.

Như nhà kinh tế học Robert Frank đã viết trên The Wall Street Journal, đối với nhiều người giàu có ngày nay, khái niệm "giải trí" không còn tồn tại theo nghĩa cổ điển, đối với họ "giải trí" chính là làm việc. Chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều tấm gương về các doanh nhân thành công với một lịch làm việc dày đặt. CEO của Apple - Tim Cook thức dậy trước 4 giờ sáng. Mark Cuban làm việc liên tù tì 07 năm liền không thèm nghỉ phép và cựu CEO của Yahoo, Marissa Mayer thường xuyên duy trì năng suất làm việc 130 giờ/tuần.

Nghiện làm việc đã trở thành chuẩn mực mới. Và như bạn có thể đoán, chúng ta không thể gặt hái được nhiều lợi ích từ điều này. Căng thẳng tại nơi làm việc khiến thế giới tổn thất 125 đến 190 tỷ USD hàng năm, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Harvard Business School. Trong một nghiên cứu năm 2017, 95% các nhà lãnh đạo nhân sự đã đồng ý rằng, sự kiệt sức đang phá hoại việc duy trì lực lượng lao động. Ngay cả những nhân viên cao cấp nhất cũng có dấu hiệu kiệt sức, và kết quả là các công ty có nguy cơ mất đi những nhân viên ưu tú, cần thiết cho sự vận hành trơn tru.

Để ngăn chặn tình trạng vắt kiệt sức trong công việc, đòi hỏi mỗi cá nhân phải hiểu rõ những lợi ích của việc dành thời gian làm những việc mà chúng ta thực sự thích. Như Bhavin Parikh của Magoosh, Inc, để tránh bị kiệt sức, anh ta chơi trò ném đĩa. Giải thích về việc này, Bhavin  cho biết: "Khi chơi ném đĩa, tôi chẳng nghỉ gì về công việc của công ty. Duy trì sở thích cũng là một kỹ năng để giúp chúng ta có được thành công trong sự nghiệp.

Lợi ích của sở thích

Mặc dù một số người có thể nghĩ rằng việc dùy trì sở thích là không hiệu quả, nhưng chúng có thể khiến chúng ta cạnh tranh hơn trong công việc. Bắt đầu từ cuối những năm 1950, giáo sư sinh lý học Robert Root-Bernstein đã nghiên cứu những ảnh hưởng của sở thích đối với cuộc sống của 40 nhà khoa học nam trong hơn 20 năm.

Giáo sư Root-Bernstein nhận thấy rằng các nhà khoa học thành công nhất (bao gồm 04 người đoạt giải Nobel) thường có xu hướng tham gia vào các sở thích liên quan đến trí tưởng tượng, hoạt động thực hành, nghệ thuật và âm nhạc. Các loại sở thích khác nhau đã được liên kết với các kết quả khác nhau. Ví dụ, vẽ nguệch ngoạc có thể cải thiện trí nhớ 29%. Đối với những người thích đọc sách, phần não bộ liên quan đến ngôn ngữ và trí thông minh được vận động nhiều hơn. Và tin tốt cho những người thích tập thể dục: Tập thể dục giúp cái thiện sức khỏe tim mạch và tinh thần.

Sở thích sáng tạo đã được chứng minh giúp tăng cường hiệu suất và khả năng giải quyết vấn đề. Một nghiên cứu từ Đại học bang San Francisco cho thấy những người thường tham gia vào các hoạt động sáng tạo thường đạt điểm cao hơn 15-30% trên bảng xếp hạng. Họ cũng có nhiều khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề trong công việc.

Vì lý do này, các tác giả của nghiên cứu khuyến cáo rằng: Các tổ chức có thể xem xét thực hiện các chương trình khuyến khích hoạt động sáng tạo. Ví dụ, khuyến khích nhân viên phát triển tiềm năng nghệ thuật của họ bằng cách kết hợp tác phẩm nghệ thuật của nhân viên vào việc trang trí văn phòng làm việc. Với nhiều lợi ích đã được chứng minh từ việc duy trì sở thích, điều cần làm bây giờ là bạn phải chọn ra được một sở thích cho bản thân.

Nếu bạn cần một số gợi ý nhỏ, những tip dưới đây có thể giúp bạn.

Hãy khám phá sở thích thời niên thiếu

Theo bác sĩ S. Ausim Azizi, thuộc khoa thần kinh học tại Đại học Y khoa Temple University ở Philadelphia, tham gia vào các trò tiêu khiển thời thơ ấu có sức mạnh để kích hoạt các "trung tâm giải trí" của chúng ta.

Khi mọi người làm những việc khiến họ cảm thấy thoải mái, như tham gia một trò chơi ưa thích, nó sẽ kích hoạt một vùng nhân não gọi là nucleus accumbens, vùng này điều khiển cách chúng ta cảm nhận về cuộc sống. Các hoạt động mà bạn thưởng thức cũng kích thích vùng não bộ "Sung sướng". Và điều đó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Luyện tập kích thích não bộ

Hãy một số lĩnh vực mới mà não bộ của bạn ít khi sử dụng đến, chẳng hạn khiêu vũ, nghệ thuật xiếc, âm nhạc...

Các hoạt động này tăng cường chức năng điều hành não bộ. Các trò chơi chiến lược như cờ vua cải thiện độ dẻo dai của não. Học một ngôn ngữ mới giúp phát triển và cải thiện các chức năng nhận thức của não.

Trải nghiệm cảm giác "đắm chìm"

Bạn có biết cảm giác đó khi bạn hoàn toàn chú tâm vào một hoạt động, chẳng hạn xem một trận bóng và quên luôn cả cơn đói đang cồn cào trong bụng. Đó chính là cái gọi là cản "đắm chìm".

Carol Kauffman, trợ lý giáo sư tại Trường Y Harvard, nói với tờ New York Times, "Trạng thái 'mất nhận thức' về thời gian giúp khôi phục tâm trí và năng lượng của bản thân. Để đạt được trạng thái này, đòi hỏi mức độ tập trung cao, và có thể tăng cường khả năng sáng tạo của bạn, giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và làm sắc nét sự tập trung của bạn.

Các hoạt động như: nướng bánh, vẽ tranh hoặc chạy bộ, chọn một hoạt động mà bạn thích đến nỗi bạn hoàn toàn bị cuốn hút và quên đi cả thực tại. Khi bạn làm được, bạn sẽ thật sự thấy được ích lợi từ việc có một sở thích, chúng giúp bạn cải thiện năng suất công việc rất lớn.

Ý Nhi/Theo Fast Company

 

 

 

 

 

 

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/nghien-cong-viec-xu-huong-loi-thoi-trong-xa-hoi-hien-dai-a106193.html