"Hãy tư duy khỏi chiếc hộp" là lời khuyên kinh điển cho bất cứ ai khi muốn thúc đẩy họ sáng tạo. Tuy nhiên một điều khá bất ngờ là quan điểm này không được Hiroshi Mikitani, CEO tập đoàn Rakuten phản đối.
Chia sẻ trên trang Blog Linkedin cá nhân, Hiroshi Mikitani viết:
Tại một buổi họp gần đây, có người đã hỏi tôi: "Mickey (cách gọi thân mật của Mikitani), làm thế nào để bạn có được những ý tưởng táo bạo?" Tôi trả lời: "Tôi không có chiếc hộp nào cả."
Tư duy khỏi chiếc hộp là một thần chú của sự đổi mới. Đó thường là những gì các nhà lãnh đạo nói với nhân viên của mình để thúc giục họ đưa ra những ý tưởng mới tuyệt vời. Nhưng tôi cho rằng chìa khóa để đổi mới sáng tạo không phải là suy nghĩ bên ngoài hộp. Đó là về việc từ chối ý tưởng về những chiếc hộp.
"Những chiếc hộp" thường được xác định bởi một người quan sát trong ngành, chẳng hạn như một nhà phân tích hoặc bởi giới học thuật. Lối suy nghĩ về học thuật tổ chức thành các chủ đề, chẳng hạn như toán học, vật lý, hóa học, sinh học. Đây là cách chúng tôi đã cố gắng để hiểu một lượng lớn thông tin. Nhưng khái niệm này đã lỗi thời. Ngày nay, những biên giới trong học thuật đang bị mờ dần. Hãy xem Xxét vấn đề sinh học và khoa học về sắp xếp DNA. Chúng ta đang nói về sinh học hay khoa học máy tính? Hay cả hai? Bạn có thể thấy cách khái niệm "hộp" đã trở nên ít hữu ích hơn.
Đơn giản chỉ cần nói, " hãy từ chối chiếc hộp" sẽ phần nào là hữu ích hơn. Nhiều nhân viên sẽ lo lắng về việc họ sẽ làm việc hay hành động như thế nào nếu không có hộp làm hướng dẫn. Ranh giới giữa bên ngoài chiếc hộp và lầm đường là gì? Đây là những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tâm trí của các nhân viên và ngăn họ đạt được tư duy sáng tạo. Họ có thể lo lắng về việc đi quá xa và mắc phải lỗi.
May mắn thay, có một khuôn khổ để thay thế cho hệ thống hộp. Đây là bí quyết của tôi để đưa ra những ý tưởng mới.
Khái niệm cốt lõi ở đây là: Đổi mới thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là lý thuyết của Joseph Schumpeter, một giáo sư tại Đại học Harvard. Schumpeter là một trong những nhà kinh tế học lớn của thế kỷ XX. Ông nói rằng sự đổi mới là sản phẩm của nhiều sự kết hộ mới và ông đã đề xuất 5 mẫu kết hợp: 1) sản xuất một hàng hoá mới; 2) giới thiệu một phương pháp sản xuất mới; 3) Phát triển của một thị trường mới; 4) thâu tóm một nguồn lực nguyên vật liệu mới; và 5) sự nổi lên của một tổ chức mới của ngành công nghiệp bất kỳ.
Với khuôn khổ của mình, Giáo sư Schumpeter cung cấp cho chúng ta một cách để suy nghĩ và theo đuổi đổi mới. Thay vì dựa vào hộp và những gì nằm ngoài nó - hãy tìm kiếm các khuôn khổ vượt khỏi các định nghĩa cũ và cho phép sự đổi mới xuất hiện và phát triển.
Chúng ta đã qua khỏi kỷ nguyên của chiếc hộp. Chúng ta hiện đang trong thời kỳ đổi mới sáng tạo. Thay vì suy nghĩ về đường lối và cách để vượt qua chúng, hãy suy nghĩ về sự kết hợp những thứ mới, sáng chế mới và để chúng họ có thể sáng tạo ra cùng nhau.
Theo Trí Thức Trẻ
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/ceo-rakuten-kieu-dong-vien-nguoi-khac-hay-tu-duy-khoi-chiec-hop-khong-bao-gio-co-tac-dung-a10635.html