Albert Einstein và 'chủng tộc' bí ẩn quyết định sự tồn vong và thịnh vượng của người Do Thái

Ý tưởng về Technion được nhen nhóm vào năm 1901, ít lâu sau khi Đại hội Phục quốc Do Thái lần thứ năm đưa ra ý tưởng về việc thành lập một trường đại học Do Thái.

Albert Einstein và 'chủng tộc' bí ẩn quyết định sự tồn vong và thịnh vượng của người Do Thái

Albert Eistein và Chủng tộc quyết định hưng vong dân tộc Do Thái

Albert Eistein có lẽ là nhà khoa học gốc Do Thái vĩ đại nhất trong lịch sử. Chỉ trong khoảng thời gian một năm ngắn ngủi, từ giữa tháng 6 đến tháng 11 năm 1905, ông đã cho ra đời 4 công trình nghiên cứu làm thay đổi cả thế giới, gồm có hiệu ứng quang điện, chuyển động Brown, thuyết tương đối hẹp và phương trình nổi tiếng: E=mc^2

Lịch sử của chủng tộc bí ẩn có tên Technion gắn bó mật thiết với câu chuyện cuộc đời của Einstein. Năm 1923, Einstein và vợ tới thăm Technion và trồng kỷ niệm hai cây bách trong vườn trường. Ông đã nghe một buổi nói chuyện của Giáo sư Aharon Tcherniavsky, một giáo viên của trường trung học Reali, nội dung về phản đối xu hướng để Technion trở thành nơi chuyên đào tạo công nhân kỹ thuật và ủng hộ quan điểm biến Technion thành một trường đại học đào tạo kỹ sư. Năm 1924, Einstein trở thành người đứng đầu Hội đồng Đức của Học viện Kỹ thuật ở Haifa – một trong rất nhiều Cộng đồng Technion trên khắp thế giới có vai trò vô giá trong sự phát triển và thành công của trường sau này.

<br />
Eistein thăm Technion năm 1923.<br />

Eistein thăm Technion năm 1923.

Sau này trở thành chủ tịch đầu tiên của Cộng đồng Technion vào năm 1924, Eistein đã giúp kêu gọi tài trợ phục vụ cho việc thu hút các học giả lưu vong. Technion mở thêm khoa công nghệ công nghiệp để đào tạo và tuyển dụng những người tị nạn. Các lớp học được giảng dạy bằng tiếng Đức nhằm đào tạo lại các kỹ sư thuộc rất nhiều chuyên ngành khác nhau, cung cấp nguồn nhân lực cho các công việc liên quan đến kỹ thuật xây dựng, một nhu cầu thường xuyên của xã hội thời hậu chiến.

Các giáo sư của Technion cũng giúp đỡ giới viên chức Đức chuyên làm việc bàn giấy học hỏi các kỹ năng lao động chân tay để họ có thể tự ổn định cuộc sống ở nơi mới. Một báo cáo năm 1934 đã ghi lại rằng 13 người có trình độ đại học, 26 thương nhân, 9 viên chức, 20 lao động phổ thông và 12 người đang làm các nghề "lặt vặt" khác đã được đào tạo lại thành 39 thợ ván khuôn và đổ bê tông, 22 thợ sắt, 10 thợ mộc và 9 thợ ống nước.

Sau này khi Tổng thống đầu tiên của Israel, Chaim Weizmann, qua đời vào tháng 11 năm 1952, Thủ tướng David Ben-Gurion đã đề nghị Einstein đảm nhiệm chức vụ này. Đại sứ Israel tại Hoa Kỳ, Abba Eban, giải thích rằng lời đề nghị đó "thể hiện sự tôn trọng sâu sắc nhất mà dân tộc Do Thái dành cho một người con của mình." Nhưng Eistein đã từ chối. Ông đáp lại rằng "ông hết sức xúc động nhưng đồng thời cũng rất khổ tâm và hổ thẹn" rằng mình không thể nhận lời. Là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử nhưng Eistein lại nói ông không thể nhận chức Tổng thống bởi ông không có những khả năng cần thiết mà chức vụ này đòi hỏi.

Eistein từng nói, "Israel chỉ có thể thắng trong cuộc chiến sinh tồn bằng con đường duy nhất là xây dựng cho mình nền tảng tri thức chuyên sâu về khoa học công nghệ." Đối với ông, sự hưng thịnh của Technion có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong và thịnh vượng của dân tộc Do Thái.

Technion là ai?

Ý tưởng về Technion được nhen nhóm vào năm 1901, ít lâu sau khi Đại hội Phục quốc Do Thái lần thứ năm đưa ra ý tưởng về việc thành lập một trường đại học Do Thái. Ba người trẻ tuổi trong đó có Martin Buber và Chaim Weizmann đã viết một tài liệu cổ động, kêu gọi hạn chế dần sự phụ thuộc của người Do Thái vào đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại Nga, đồng thời đề xuất thành lập một "Technikum" – học viện kỹ thuật công nghệ – nhằm trang bị cho thanh niên Do Thái kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng để làm các công việc chuyên ngành kỹ thuật và nông nghiệp.

Rất ít trường đại học từng được các nhà thơ hay học giả đặt tên. Technion là một trong số đó. Ban đầu, khi tiếng Đức vẫn còn là ứng viên đầu bảng cho ngôn ngữ giảng dạy chính thức, tên giao dịch của trường vẫn là Technikum, thuật ngữ tiếng Đức để chỉ một trường kỹ thuật. Sau đó, Đại hội Phục quốc Do Thái đề xuất một phiên bản tiếng Hebrew Techniah Nhà văn Ahad Ha’am gợi ý cái tên Technicon. Cuối cùng, nhà thơ Chaim Nachman Bialik, được xem như nhà thơ tiếng Hebrew vĩ đại nhất đã đề nghị đặt tên trường là Technion. Và Bialik đã thắng. Và cái tên Technion đi vào lịch sử từ đó đến nay.

Hơn 100 năm sau khi ra đời, "chủng tộc" Technion – Học viện Công nghệ Israel – đã có trên 80.000 học viên tốt nghiệp, là chủ nhân của hơn 100.000 bằng cấp thuộc các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Gần 11.000 cựu học viên Technion đang hoặc từng làm việc trong các công ty khởi nghiệp, và 1/4 cựu học viên Technion từng ít nhất một lần khởi tạo một doanh nghiệp. Những doanh nhân này gồm cả nam lẫn nữ: 15% nữ học viên tốt nghiệp Technion từng thành lập công ty. Trên 33% cựu học viên Technion hiện đang làm việc trong ngành công nghiệp, và 12% làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Như vậy, gần một nửa dân số Technion hiện đang sản xuất, sáng tạo hoặc thiết kế ra các sản phẩm và dịch vụ.

Giá trị vốn hóa trên thị trường của 42 công ty niêm yết trên sàn NASDAQ được sáng lập hoặc đang được quản lý bởi các cựu học viên Technion tính đến tháng 3 năm 2015 là 22 tỷ đô-la Mỹ. 34 trung tâm nghiên cứu và phát triển nước ngoài (như Apple, HP, Intel, Microsoft, Cisco, GE) đặt tại Israel đã được thành lập hoặc từng được quản lý bởi những người tốt nghiệp Technion.

Trung bình, một lớp học của Technion tạo ra lợi tức xã hội nhiều gấp hai lần số vốn đầu tư cần thiết dành cho nó. Các tác giả ước tính rằng tổng sản phẩm đầu ra hàng năm của cộng đồng những người tốt nghiệp Technion trong riêng các lĩnh vực công nghệ cao, truyền thông, nghiên cứu và phát triển đã vượt quá con số 20 tỷ đô-la Mỹ, xếp trên khoảng 85 quốc gia nếu xét về giá trị tổng sản phẩm quốc nội.

Những học viên Technion hiện trở thành nền tảng cho các công ty khởi nghiệp, các nghiên cứu khoa học cơ bản, các công nghệ ứng dụng, ngành công nghiệp công nghệ cao, trình độ quản lý đẳng cấp thế giới, xuất khẩu cũng như sự tăng trưởng kinh tế của Israel. Khoa kỹ thuật hàng không của Technion đã thúc đẩy nhiều bước tiến then chốt trong sự nghiệp quốc phòng của Israel.

Các khoa kỹ thuật điện và khoa học máy tính đã cho ra đời nhiều nhân tài hiện đang dẫn dắt ngành công nghiệp điện tử và phần mềm của Israel, đóng góp 20 tỷ đô-la trong tổng giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm trị giá 40 tỷ đô-la của quốc gia này. Các khoa kiến trúc và kỹ thuật dân dụng đã góp phần xây dựng hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng cho Israel. Và trong vòng tám năm gần đây, đã có tới 3 thành viên trong đội ngũ giảng viên tài năng của Technion đoạt giải Nobel.

Ngoài ra các nhà khoa học tại các phòng thí nghiệm Technion vẫn đang không ngừng mang lại lợi ích cho toàn nhân loại, từ các thuật toán nén dữ liệu, trái tim của hệ thống thông tin toàn cầu Internet đến các tiến bộ y học giúp điều trị những căn bệnh như ung thư hay Alzheimer. Trong vòng tám năm qua đã có ba giáo sư của Technion đoạt giải Nobel về hóa học.

* Nội dung bài viết tham khảo từ cuốn sách Chủng tộc Technion của các tác giả Amnon Frenkel, Shlomo Maitai và Ilana Debare. Cuốn sách này được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của Quỹ Gia đình Allen A. Stein.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/albert-einstein-va-chung-toc-bi-an-quyet-dinh-su-ton-vong-va-thinh-vuong-cua-nguoi-do-thai-a107544.html