1. Người giàu tin rằng thói quen sinh hoạt rất quan trọng đối với họ
Có 52% những người giàu cho rằng thói quen hàng ngày rất quan trọng, ảnh hưởng chủ yếu tới thu nhập, mức độ giàu có của họ. Trong khi đó tỷ lệ những người nghèo đồng tình với quan điểm này chỉ chiếm tỷ lệ 03%.
Rất nhiều người giàu sẽ nói mình trở thành người giàu là nhờ vận may. Nhưng không ít người nghèo nói rằng vận may của mình không tốt, nên không thể trở thành người giàu được.
Vận may ấy bắt nguồn từ những thói quen! Những người giàu cho rằng thói quen không tốt sẽ tạo nên vận rủi, còn thói quen tốt lại có thể mang tới vận may. Những thói quen này cũng là sự tôi luyện, buông bỏ những thói quen không tốt, lựa chọn những điều tốt đẹp cho tương lai của mình.
68% người giàu nói rằng họ thích kết bạn, còn tỷ lệ này trong người nghèo chỉ chiếm 11%. Chúng ta thường có câu: "Ở nhà dựa vào cha mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè, nhiều bạn mở ra nhiều con đường hơn". Kết giao bạn bè rộng rãi là một cách mở rộng mối quan hệ.
Người giàu luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè của mình và mọi người xung quanh. Họ coi trọng việc tạo dựng những mối quan hệ bền vững, sự tín nhiệm lẫn nhau. Bởi lẽ, không có uy tín cũng đồng nghĩa với việc không có bạn bè, không có bạn bè thì cơ hội làm giàu cũng không nhiều. Làm giàu không phải là một đường thẳng tắp, mà luôn ẩn chứa nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu. Lúc này những người bạn sẽ giúp họ nhìn rõ hơn phương hướng và có thêm động lực tiến về phía trước. Bởi lẽ họ luôn hiểu rằng"Giúp người trước là giúp mình sau".
88% người giàu cho rằng mối quan hệ vô cùng quan trọng nếu muốn trở thành một người giàu. Nhưng số người nghèo cùng quan điểm này chỉ chiếm 17%.
Mối quan hệ tốt được người giàu coi là mỏ vàng và tích cực khai thác. Họ không ngừng củng cố các mối quan hệ thân thiết, dựa vào đó để thúc đẩy sự nghiệp phát triển.
Những người giàu ở Mỹ duy trì mối quan hệ này không chỉ dựa vào việc trở thành những người bạn nhậu với nhau. Họ có thể làm những việc nhỏ bé thấm đẫm tình người nào đó. Ví dụ như cùng tham gia hoạt động từ thiện, hoặc đơn giản gặp nhau chỉ để uống một ly trà, cùng đi ăn sáng, cùng tập thể thao, cùng đi dã ngoại…
Người giàu rất nhạy bén với việc khai thác các mối quan hệ hiện có của mình. Điều đáng nể hơn là họ liên tục kết nối những người quen biết của mình với nhau, giúp các đối tác cũng tìm được cơ hội hợp tác và phát triển.
Họ không chỉ bó hẹp tư duy trong việc làm giàu cho bản thân, mà thường mang theo tư tưởng "đôi bên cùng có lợi". Vậy nên những mối quan hệ này không chỉ giúp bản thân họ làm giàu, mà còn khiến những người khác cũng có cơ hội trở nên giàu có.
75% người giàu coi tính sáng tạo là yếu tố quan trọng của người giàu. Chỉ có 11% người nghèo đồng ý với điều này. Người giàu tin tưởng rằng sự sáng tạo sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc có thành công hay không. Còn người nghèo đa phần cho rằng mình nghèo là do mình không đủ thông minh.
Rất nhiều người giàu cho rằng thành tích khi học ở trường đại học chỉ vừa đủ đạt tiêu chuẩn mà thôi. Họ không được coi là những người thông minh và học giỏi. Nhưng họ lại coi trọng sự sáng tạo, chứ không coi trọng lý thuyết sách vở. Nên khi hòa nhập với xã hội họ có thể phát huy được tối đa năng lực của mình.
88% người giàu cho rằng tiết kiệm là cơ sở dẫn tới việc giàu có. 52% người nghèo cũng tán đồng với quan điểm này. Muốn trở thành người giàu thì không chỉ cần phải kiếm được nhiều tiền, mà còn phải cần kiệm giữ nhà, tích lũy tiền của.
Ăn chơi sa đọa, vung tay quá trán thì dẫu trong nhà có núi vàng núi bạc cũng sẽ có ngày trắng tay. Người giàu giáo dục con cái định luật 80/20. Tức là trong cuộc sống đừng làm được đồng nào tiêu hết đồng ấy. Chí ít phải tích lũy được 20% để đầu tư.
63% người giàu cho biết trong quá trình làm giàu của mình họ dám mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro. Về phương diện này người nghèo lại không có được khí khái đó. Chỉ có 6% người nghèo cho biết họ tán đồng với quan điểm dám xông pha vào mạo hiểm của người giàu.
Theo điều tra của các học giả, 27% những người giàu có trong quá trình lập nghiệp đều phải nếm mùi thất bại ít nhất 1 lần. Họ rất dễ quên đi thành công, nhưng thất bại thì lại khắc cốt ghi tâm. Từ đó họ có thể rút ra những bài học trong thất bại mà đứng lên làm lại từ đầu. Đây chính là tố chất cơ bản giúp họ có khả năng thành công.
85% người giàu nói rằng họ yêu thích công việc mình đang làm. Nhưng chỉ có 02% người nghèo nói rằng họ thích công việc ấy. 86% người giàu làm việc 50 tiếng 1 tuần trong sự đam mê quên mình. 81% người giàu nói rằng họ phải làm nhiều hơn yêu cầu của công việc, đơn giản vì họ thấy điều đó là cần thiết và tình nguyện làm vậy.
Công việc của người giàu thường là tự mình sáng lập sự nghiệp, nên việc dốc toàn tâm huyết vào đó cũng là điều đương nhiên. Người nghèo đa phần là giới làm công ăn lương, muốn toàn tâm toàn ý dồn vào công việc là một yêu cầu hơi cao.
Người giàu thường gắn những mục tiêu cao cả vào trong sự nghiệp của mình. Vậy nên cảm hứng trong công việc của họ luôn dâng trào và mang đến cho họ sức mạnh và sự phục hồi kỳ diệu.
85% người giàu rất coi trọng sức khỏe. Hơn nữa họ còn cho rằng đây là tiền vốn để kiếm tiền. Nhưng người nghèo lại không coi trọng sức khỏe lắm. Thậm chí 13% người nghèo cho rằng sức khỏe vốn để "liều sức bình sinh" của mình để kiếm kế sinh nhai.
Một người giàu từng nói:"Tôi không thể kiếm tiền trên giường bệnh được". Một sức khỏe tốt đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tinh lực và thời gian hơn để khai thác sự nghiệp và cũng sẽ tích lũy được nhiều tài sản hơn. Sức khỏe còn giúp thời gian tích lũy của cải được kéo dài. Một người dẫu giàu có hơn nữa thì những năm tháng thanh xuân sớm qua đi cũng là một bi kịch. Một điều đơn giản nữa là dẫu có núi vàng, núi bạc nhưng không có sức khỏe tốt thì cũng không có cơ hội hưởng thụ thành quả của mình.
VnEconomy