Câu chuyện 6 năm của Dingtea và lời đáp cho nghi vấn trà sữa Việt Nam đang bước vào chu kỳ thoái trào?

Gần đây, một loạt các thương hiệu trà sữa tuyên bố đóng cửa. Thị trường trà sữa Việt Nam thực sự đang bước vào chu kỳ thoái trào như nhiều người dự đoán hay hiện tại mới là vị trí "chính xác" của nó?


Gần đây, một loạt các thương hiệu trà sữa tuyên bố đóng cửa. Thị trường trà sữa Việt Nam thực sự đang bước vào chu kỳ thoái trào như nhiều người dự đoán hay hiện tại mới là vị trí "chính xác" của nó?

2015, 2016 là 2 năm ghi nhận sự khuynh đảo của trà sữa với thị trường đồ uống, không chỉ trở thành thức uống của mọi lứa tuổi từ già, trẻ, lớn, bé,..các thương hiệu trà sữa bấy giờ còn làm nên điều đáng gờm hơn, tạo ra "văn hoá trà sữa". Bong bóng cho một thị trường béo bở bắt đầu được thổi lên từ đây. Các quán trà sữa mọc lên ở khắp mọi nơi, đầu tư cho trà sữa trở thành khoản đầu tư "thông minh" nhất.

Qua giai đoạn đầu, các thương hiệu gia nhập sau đó thay vì lựa chọn cạnh tranh về chất lượng hay về giá như lẽ thường lại tranh thủ thực hiện chiến lược "giá hớt váng", cận lực tận dụng sự yêu thích của thị trường với món thức uống mới lạ. Còn nhớ, thời điểm đó giá của những cốc trà sữa có những đơn vị đẩy lên cao tới 60-70 nghìn đồng/cốc, giá trị thật của trà sữa bắt đầu bị nghi ngờ, không ít dư luận dấy lên liệu một cốc trà sữa có đáng để người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn tới vậy?

Câu chuyện 6 năm của Dingtea và lời đáp cho nghi vấn trà sữa Việt Nam đang bước vào chu kỳ thoái trào? - Ảnh 1.

Chị Vũ Diệu Linh Master franchise, phụ trách vận hành thương hiệu Ding Tea tại Hà Nội cho biết: "Là một trong những thương hiệu đầu tiên gia nhập cuộc chiến trà sữa, Dingtea nhận định rất rõ từ đầu vị trí của trà sữa trên bản đồ thị trường đồ uống. Bất cứ sản phẩm nào khi mới xuất hiện đều sẽ tạo nên cơn sốt do sự mới lạ về sản phẩm cũng như khẩu vị. Trà sữa cũng vậy. Sau một thời gian bùng nổ, lan toả nhu cầu tới mọi ngóc ngách, mọi độ tuổi tiêu dùng thì nó sẽ bình ổn và phục vụ đúng nhóm đối tượng của trà sữa"

Theo Euromonitor đánh giá thị trường trà sữa Việt Nam có quy mô 282 triệu USD năm 2016, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 20%. Năm 2018, ngành trà sữa được dự đoán tăng trưởng ổn định với tốc độ 5,7%/năm và sẽ tiếp tục tăng đến năm 2020. Tại năm 2019 có thể thấy rất rõ bong bóng trà sữa đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên theo đại diện của Dingtea chị Vũ Diệu Linh chia sẻ, trà sữa sẽ không bao giờ bị mất đi mà chỉ đang đi vào chuẩn quỹ đạo của mình, trở thành thứ thức uống quen thuộc với nhu cầu của người dùng.

Nói về thị trường trà sữa mà không nhắc đến câu chuyện nhượng quyền thì hẳn là một sự thiếu sót to lớn. Trong nhượng quyền trà sữa, ngoài việc tuân thủ những quy định trong bản cam kết, bên được nhượng quyền sẽ nhận được 4 mảng chính trong kinh doanh: Hệ thống thương hiệu; Sản phẩm/Dịch vụ; Bí quyết sản xuất, chế biến sản phẩm; Chiến lược, mô hình kinh doanh, chính sách quản lý, hỗ trợ tư vấn, khai trương, kiểm soát, quảng cáo.

Nhiều người nghĩ đơn giản kinh doanh trà sữa là một sự ganh đua về chất lượng cũng như mẫu mã, hình thức sản phẩm. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, để duy trì được lâu dài thì câu chuyện quản lý thương hiệu và mối quan hệ giữa các nhà đầu tư mới là bài toán nan giải.

Gần 6 năm trụ vững với thị trường trà sữa, chỉ tính trên địa bàn Hà Nội hiện nay Dingtea đã sở hữu tới gần 100 cửa hàng. Giải thích cho việc có thể duy trì miếng bánh thị phần tại một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như ở Hà Nội, chị Vũ Linh chia sẻ, thay vì để cho các đại lý nhượng quyền tự bơi, Dingtea lựa chọn hình thức đồng hành ngay từ giai đoạn bắt đầu dưới hình thức Master franchise sẽ toàn quyền quyết định về việc định hướng branding hay các chương trình xúc tiến cho toàn bộ hệ thống, kiểm soát nguyên liệu và đảm bảo không xảy ra cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.

Câu chuyện 6 năm của Dingtea và lời đáp cho nghi vấn trà sữa Việt Nam đang bước vào chu kỳ thoái trào? - Ảnh 2.

Chất lượng sản phẩm cũng là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sống còn của cả một hệ thống nhượng quyền. Hiểu được điều này, Dingtea thành lập tổ kiểm định chất lượng thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát để đảm đảm bảo chuẩn mực của Dingtea được thực hiện đồng nhất tại mọi cửa hàng. Thương hiệu này cũng đặt ra những chế tài nghiêm khắc với các đối tác vi  phạm. Chị Linh nhấn mạnh rất rõ quan điểm, chỉ cần phía đối tác vi phạm quy định về nguyên liệu như sử dụng nguồn ngoài không rõ nguồn gốc, tự động thay đổi liều lượng…thì nặng nhất hoàn toàn có thể dẫn đến việc bị tước giấy phép nhượng quyền.

Qua giai đoạn bong bóng thị trường thì đâu là hướng đi cho trà sữa tại thị trường 97 triệu dân? Chị Vũ Diệu Linh cho biết để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, hiện tại Dingtea lựa chọn hướng đi đồng hành với thế hệ Gen Z - đây là nhóm đối tượng ‘nặng đô’ nhất với trà sữa. Chị Linh cho rằng: "Mặc dù thị trường trà sữa một thời bị thổi phồng lên về tiềm năng vô hạn của nó, tuy nhiên bong bóng vỡ không phải là dấu chấm hết mà để trả lại giá trị thật cho cả một ngành đồ uống trà sữa".

Giới trẻ đã và vẫn sẽ luôn yêu thích các thức uống ngọt, bởi vậy chúng ta hoàn toàn có quyền có ánh nhìn tích cực cho sự phát triển của trà sữa trong ít nhất 5 năm tới. Việc cần làm của các doanh nghiệp hiện tại chính là từng bước thay đổi để thích ứng với sự thay đổi, tiến hoá trong vị giác của người dùng.


Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/cau-chuyen-6-nam-cua-dingtea-va-loi-dap-cho-nghi-van-tra-sua-viet-nam-dang-buoc-vao-chu-ky-thoai-trao-a114211.html