Mở chuỗi nhà hàng: Ai cũng muốn thành công như Golden Gate, nhưng hầu hết đều lỗ kể cả nhà chồng Tăng Thanh Hà

Câu chuyện đóng cửa của Món Huế những ngày gần đây đã chỉ ra mặt trái của việc kinh doanh chuỗi.


Câu chuyện đóng cửa của Món Huế những ngày gần đây đã chỉ ra mặt trái của việc kinh doanh chuỗi.

Thực tế thì Món Huế, Phở Ông Hùng là những thương hiệu mạnh đã có chỗ đứng trên thị trường, nhưng nguyên nhân gì đã đẩy chuỗi nhà hàng này đến mức nợ từ vài chục triệu đồng tiền đá đến vài tỷ đồng tiền rau củ?

Hãy nhìn vào kết quả kinh doanh của các công ty kinh doanh nhà hàng để thấy được bức tranh chính xác nhất về hoạt động kinh doanh chuỗi hiện nay.

Mở chuỗi nhà hàng: Ai cũng muốn thành công như Golden Gate, nhưng hầu hết đều lỗ kể cả nhà chồng Tăng Thanh Hà - Ảnh 1.

Trên thị trường hiện tại, Golden Gate vẫn là "tay chơi" lớn nhất sở hữu hơn 20 thương hiệu và hơn 300 nhà hàng tại 25 thành phố trên cả nước. Chuỗi nhà hàng này phủ khắp các phân khúc từ bình dân (Kichi Kichi), Daruma đến tầm trung (Manwah, Ba con cừu, GoGhi, Cowboy Jack’s, Icook) và đến phân khúc cao hơn một chút (Ashima, Vuvuzela, iSushi)…

Golden Gate vẫn đang sống tốt nhờ việc theo đuổi chiến lược tạo ra trào lưu mới (lẩu bằng chuyền, đồ nướng Hàn Quốc) và xây dựng hệ thống bền vững. Trước khi cho ra đời một thương hiệu mới, công ty này tiến hành nghiên cứu và ước lượng dung lượng thị trường. Golden Gate thường chọn các địa điểm trong các trung tâm thương mại và nhà cao tầng, với mức phí trung bình của một người khoảng 300.000 đồng/bữa buffet chưa tính VAT. Quan trọng là tỷ lệ lấp đầy của các nhà hàng này đủ để nuôi bộ máy (và có thể nuôi các thương hiệu khác).

Mở chuỗi nhà hàng: Ai cũng muốn thành công như Golden Gate, nhưng hầu hết đều lỗ kể cả nhà chồng Tăng Thanh Hà - Ảnh 2.

Redsun của công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Mặt Trời Đỏ ra đời năm 2008 đến nay đã phát triển hơn 200 nhà hàng với 15 thương hiệu như King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Meiwei, Khao Lao… RedSun tập trung vào việc giới thiệu văn hóa ẩm thực các nước Châu Á như Hàn Quốc, Lào, Thái Lan với mức phí trung bình một người khoảng 350.000 – 400.000 đồng/bữa. Nhờ phát triển các thương hiệu mới, doanh thu của RedSun đã tăng gấp 2,5 lần trong 3 năm gần đây, tuy nhiên trên báo cáo tài chính công ty này chỉ ghi nhận mức lợi nhuận tượng trưng 1 tỷ đồng/năm mặc dù doanh thu hơn 600 tỷ.

Mở chuỗi nhà hàng: Ai cũng muốn thành công như Golden Gate, nhưng hầu hết đều lỗ kể cả nhà chồng Tăng Thanh Hà - Ảnh 3.

Các thương hiệu của RedSun

Công ty Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Việt Nam (VFBS) đơn vị chuyên kinh doanh nhượng quyền các thương hiệu thực phẩm và thức ăn nhanh của nước ngoài như Burger King, Domino’s Pizza, Popeyes, Dunkin’Donuts. Đây là một thành viên của Tập đoàn IPP (Imex Pan Pacific) của ông Jonathan Hạnh Nguyễn. Người điều hành chuỗi nhà hàng này là Louis Nguyễn, chồng của Tăng Thanh Hà. Ngược lại với Golden Gate hay RedSun tự xây dựng thương hiệu của riêng mình, VFBS chủ yếu nhận nhượng quyền từ các thương hiệu lớn ở nước ngoài và đưa vào Việt Nam. Burger King độc quyền ở các sân bay nơi công ty của ông Jonathan Hạnh Nguyễn kinh doanh dịch vụ, nhưng nếu so sánh với các chuỗi đồ ăn nhanh khác thì Burger King vẫn khá lép vế.

Số liệu mới nhất chúng tôi cập nhật được đến năm 2016 thì VFBS lỗ 2 năm liên tiếp (năm 2015 lỗ 35 tỷ và 2016 lỗ 25 tỷ).

Mở chuỗi nhà hàng: Ai cũng muốn thành công như Golden Gate, nhưng hầu hết đều lỗ kể cả nhà chồng Tăng Thanh Hà - Ảnh 4.

Popeyes do Louis Nguyễn quản lý

Các công ty kinh doanh Pizza có Pizza 4P’s bắt đầu đẩy mạnh mở rộng chuỗi sau khi Mekong Capital tham gia góp vốn, năm 2018 công ty này lãi 52 tỷ, trong khi The Pizza Company lỗ 4 năm liên tiếp, lỗ lũy kế tính đến năm 2018 là hơn 412 tỷ, Pizza Hut đến năm 2017 mặc dù có lãi 16 tỷ nhưng lỗ lũy kế vẫn còn 335 tỷ.

Mở chuỗi nhà hàng: Ai cũng muốn thành công như Golden Gate, nhưng hầu hết đều lỗ kể cả nhà chồng Tăng Thanh Hà - Ảnh 5.

Ngoại trừ Golden Gates có lãi, RedSun lãi tượng trưng thì hầu hết các chuỗi đều lỗ

Đối với Món Huế, những dự báo về ngày sập tiệm của chuỗi này đã được nhiều người đưa ra từ cách đây …2 năm. Khi nhận được tiền của nhà đầu tư, Huy Việt Nam đã tăng số nhà hàng từ 14 lên 110 trong 2 năm 2014 và 2015, đến năm 2018, con số này là hơn 200 nhà hàng. Nhiều ý kiến cho rằng do Món Huế thuê nhà hàng tại các vị trí trung tâm, tiền thuê mặt bằng đắt đỏ nên càng kinh doanh càng lỗ. Tuy nhiên nếu nhìn sang Highland, chuỗi này chọn toàn những vị trí đắc địa nhất nhưng vẫn lãi lớn hàng năm và là chuỗi đồ uống lãi lớn nhất ở thời điểm hiện tại. Tất cả là ở sản phẩm.

Mở chuỗi nhà hàng: Ai cũng muốn thành công như Golden Gate, nhưng hầu hết đều lỗ kể cả nhà chồng Tăng Thanh Hà - Ảnh 6.

Highland chọn địa điểm ở các vị trí đắt đỏ nhưng vẫn lãi lớn

Thực tế khi kinh doanh chuỗi, vị trí là một trong 4 yếu tố quyết định thành công, bên cạnh sản phẩm, mô hình kinh doanh và vốn. Các món của Highland chưa đến 50.000 đồng/món nhưng khả năng quay vòng cao, bán được cả ngày trong khi Món Huế chỉ tập trung vào bữa trưa và bữa tối, chi bình quân mỗi người 150.000 – 200.000 đồng/bữa, chất lượng món ăn không cải thiện và rất dễ bị cạnh tranh bởi các chuỗi nhà hàng khác. Trong khi đó, Phở Ông Hùng ở giữa thủ đô thì không thể cạnh tranh được với các hàng phở truyền thống.

Theo ông Phan Lê Thành Long, giám đốc CMA Australia tại Việt Nam, việc nhìn vào các con số của Món Huế và Huy Vietnam cho thấy khi doanh thu không quá thấp và lỗ luỹ kế cũng mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn (mặc dù vốn bị thổi), có mấy vấn đề có khả năng cao xảy ra (1) Tiền bị rút ra, (2) Doanh thu báo cáo không đầy đủ, (3) Cố tình nợ đọng nhà cung cấp nhờ quy mô của chuỗi. Ông Long cho rằng khả năng Huy Việt Nam đã thổi vốn(không có vốn thật 1.200 tỷ, nên giảm xuống còn 600 tỷ vốn điều lệ (vốn đăng ký) và dòng tiền cạn kiệt, không có đủ tiền thực như công bố.

Theo ông Hoàng Tùng, Founder của Pizza Home và Co Founder Xường Tranh Mobi, dựa trên kinh nghiệm cá nhân sau khi kinh doanh chuỗi, ông Tùng cho rằng sản phẩm mới là yếu tố then chốt tạo nên thành công. Thương hiệu có tốt đến mấy, chuỗi vận hành chuẩn đến mấy nhưng sức mua không đủ lớn, thị trường quá nhỏ thì những thương hiệu lớn vẫn phát triển rất chậm. McDonald’s nổi đình nổi đám trên toàn thế giới, Burder King vào Việt Nam vẫn không địch lại được với KFC hay Lotteria. Theo ông Tùng, sản phẩm phù hợp thị hiếu thói quen ẩm thực của người dân vẫn là yếu tố lõi, quan trọng bậc nhất tạo nên sự thành công của một thương hiệu phát triển theo chuỗi.

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/mo-chuoi-nha-hang-ai-cung-muon-thanh-cong-nhu-golden-gate-nhung-hau-het-deu-lo-ke-ca-nha-chong-tang-thanh-ha-a115945.html