Mọi thí nghiệm đều cho ra một kết quả tương tự nhau. Việc ứng xử dựa vào suy nghĩ, thái độ của người đối diện, tưởng như là cách khéo léo để gây ấn tượng, nhưng hoá ra không phải!
Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard, đứng đầu là chuyên gia tâm lý Francesca Gino, đã thực hiện một thí nghiệm giả định chung cho một nhóm người.
Cụ thể, các tình nguyên viên được cho tham gia vào tình huống có sự tương tác thực tế, giống như cuộc họp hay buổi phỏng vấn xin việc. Trong đó, họ được phân chia nhiệm vụ cụ thể. Một nhóm sẽ cố gắng phán đoán và thể hiện khả năng, gây ấn tượng bằng mọi cách. Nhóm còn lại chỉ đơn giản làm những điều họ cho là đúng.
Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh, lấy ý kiến đánh giá về mức độ thể hiện của hai nhóm trên.
Mọi thí nghiệm đều cho ra một kết quả tương tự nhau. Việc ứng xử dựa vào suy nghĩ, thái độ của người đối diện, tưởng như là cách khéo léo để gây ấn tượng, nhưng hoá ra không phải!
Nếu muốn tạo ra ấn tượng tốt, bạn hãy cứ là chính mình. Bởi việc cố gắng che giấu cảm xúc sẽ khiến bạn kiệt sức, và trông rất giả tạo. Hơn thế, chúng ta thường có xu hướng phán đoán sai cảm nhận của đối phương.
Một ví dụ cụ thể đã được Francesca Gino ghi lại trong báo cáo nghiên cứu. Đó là thí nghiệm có sự tham gia của 166 doanh nhân, những người được yêu cầu trình bày ý tưởng startup để thuyết phục các nhà đầu tư thiên thần.
"Chúng tôi thấy rằng những người có màn thuyết trình thành thật, phản ánh đúng với những gì họ nghĩ, sẽ có cơ hội giành được khoản đầu tư cao hơn gấp 3 lần, so với nhóm cố làm hài lòng nhà đầu tư." - Gino kết luận.
theo doanhnhan.vn