Bắc Kinh đã ra lệnh cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã để đối phó với dịch Covid-19 liên quan đến chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã tại đây đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Các sản phẩm từ động vật được sử dụng với rất nhiều mục đích, từ Đông y đến nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thời trang đến thực phẩm. Thời điểm dịch coronavirus bùng phát, Tổng cục Lâm nghiệp Trung Quốc đã thu giữ 39.000 động vật hoang dã và xử lý hơn 350.000 địa điểm diễn ra buôn bán động vật như nhà hàng và các chợ.
Theo báo cáo đã công bố của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, ngành công nghiệp này có trị giá 520 tỷ nhân dân tệ (74 tỷ USD) và sử dụng hơn 14 triệu lao động.
Trung Quốc là nơi sản xuất lông thú lớn nhất thế giới. Trong đó, lông chồn, cáo và lửng chó có giá trị cao nhất.
Trong nhiều thế kỷ, y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nhiều động vật hoang dã để chữa trị các loại bệnh. Chẳng hạn như tê tê với nhu cầu sử dụng rất lớn, được dùng để điều trị tình trạng tắc ống dẫn sữa, viêm khớp nhẹ, máu kém lưu thông, dù không có căn cứ khoa học chứng minh hiệu quả.
Việc ăn động vật hoang đã trở thành truyền thống lâu đời ở miền nam Trung Quốc và điều này trở thành biểu tượng thể hiện đẳng cấp trong 3 thập kỷ trở lại đây. Quy mô rộng lớn chăn nuôi động vật hoang dã tại đây giúp người ta dễ dàng đặt trực tiếp tại nhà hàng các món "mỹ" vị' như vuốt gấu, tê tê và các loài chim di chú. Cùng với đó, ngành công nghiệp này là nguồn thu nhập quan trọng ở một số vùng kém phát triển của Trung Quốc như Quý Châu và Quảng Tây.
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/nguoi-trung-quoc-buon-ban-dong-vat-hoang-da-nhu-the-nao-a130148.html