Sau tuổi 35, nếu không chuẩn bị tốt bạn sẽ rơi và cuộc khủng hoảng do chính bản thân tạo ra. Không may mắn bạn có thể sẽ gặp thêm các cuộc khủng hoảng khác ngoài ý muốn như dịch bệnh lần này.
Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ tầng lớp trong xã hội. Khó khăn nhất vẫn là những người già, người không có khả năng lao động và những người không có thu nhập do mất việc. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn chúng ta vẫn phải chi trả cho những khoản chi phí bắt buộc.
Tiểu Hà là một bà mẹ đơn thân. Trước đây cô ấy từng là một người khá giả, tiêu tiền thoải mái. Tốt nghiệp đại học, Tiểu Hà xin vào làm ở một bộ phận tiếp thị của một công ty với vị trí là người giám sát khá nhỏ, thu nhập không quá cao nhưng cũng đủ dùng. Nhưng sau khi ly hôn, cô ấy phải một mình nuôi đứa con 5 tuổi, chi tiêu cho 2 người trở nên quá sức với mức thu nhập hiện tại. Tiểu Hà nói, cô chỉ còn cách nhảy việc, cứ chỗ nào lương cao hơn thì sẽ chuyển việc.
Cứ như vậy, hầu như năm nào Tiểu Hà cũng nhảy việc, lương của cô cũng tăng lên, nhưng cao nhất là khoảng hơn 10 triệu. Nhưng sau đó cô ấy tiếp tục nghỉ việc.
Tiểu Hà muốn như trước đây nhanh chóng tìm được một công ty mới, lương cao hơn. Nhưng năm nay cô đã 37 tuổi rồi, mong muốn đó không thể được đáp ứng. Cô gửi hồ sơ xin ở rất nhiều công ty nhưng không được nhận, vì lí do không thỏa thuận được tiền lương. Sau 2 năm thất nghiệp, cô cũng không thể tìm được công việc phù hợp.
Nếu không có khoản tiết kiệm vài năm trước khi cô ấy còn công việc thì cô ấy và con không biết sống ra sao. Cuối năm ngoái cô phải tìm một công việc tạm thời là giao thức ăn để giải tỏa sự cấp bách vì không có thu nhập. Nhưng dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã khiến cuộc sống của Tiểu Hà khó khăn ngày càng khó khăn hơn.
Thực tế, không hiếm người giống như Tiểu Hà. Vậy tại sao nhiều người sau tuổi 35 lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khi có biến cố dễ dàng rơi vào khủng hoảng "nghèo cùng cực" đến vậy? Có lẽ, đây là lý do:
Rất nhiều người vô tình quên đi “khủng hoảng của tuổi 35”
Nói chung khi đã bước vào tuổi 35 thì bạn nên nhớ rằng “tuổi trẻ" sẽ không còn là lợi thế của bạn. Ngược lại, chính nó lại là cản trở khi bạn muốn đi tìm việc mới. Tuy nhiên nhiều người không nhận thức được điều này. Họ vẫn liều lĩnh nhảy việc và dựa vào hồ sơ để đi xin việc. Như trường hợp của Tiểu Hà là một ví dụ điển hình.
Jackma trong buổi lễ khai giảng tại Đại học Lakeside. Ông đã ám chỉ những con thỏ trắng già ở nơi làm việc, chúng không tích cực hoạt động mà chỉ tìm cách hòa lẫn vào đám đông đang làm việc, luôn muốn đi tắt để kiếm tiền nhanh. Nếu để lâu sẽ "lây nhiễm" cho người khác, để một hang thỏ hình thành thì doanh nghiệp sẽ mất đi hết sức hoạt đông.
Chính với tâm lý này của các nhà lãnh đạo những người trên 35 tuổi sẽ rơi vào nhóm đối tượng dễ bị sa thải hoặc rất khó để được nhận vào một cơ quan mới. Vì vậy tôi khuyên bạn hãy luôn nhớ đến cuộc khủng hoảng tuổi 35, học tập và trau dồi kĩ năng thời trẻ, đừng để bản thân luôn bị động rơi vào khủng hoảng.
Mức tiêu thụ không thế kiểm soát và ham muốn vật chất không cần thiết
Có nhiều người thường ăn, uống và chơi hàng ngày, ăn mặc đẹp, sống sang trọng, nhưng thực sự rất nghèo. Với mức lương 5 triệu nhưng họ luôn sống như những người có mức lương 15 triệu. Họ luôn phung phí tiền vào việc chi tiêu sang trọng, ăn hàng quán. Đổi những đời điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồ dùng công nghệ mới...để hợp thời. Hay dành cả tháng lương chỉ để mua một chiếc túi hàng hiệu. Và đôi khi lại than thở: “Làm thế nào để có thể tiết kiệm một số tiền? Tiết kiệm tiền quá khó”.
Nhiều người đang bị cám dỗ bởi sự hào nhoáng bề ngoài và rất khó để duy trì sự tỉnh táo. Dưới ảnh hưởng của sự phù phiếm, nhiều người đã nhầm lẫn giữa mức tiêu thụ cao với cuộc sống chất lượng cao. Sống một cuộc sống đàng hoàng mà để người khác thấy, và mua những thứ mà người khác thích. Họ thà nhịn đói khổ 1 tháng để được người khác ngưỡng mộ vẻ bề ngoài. "Làm cho mình cảm thấy vui" cũng là 1 nguyên nhân dưới cùng của việc tiêu dùng bốc đồng.
Trên thực tế, cuộc sống chất lượng cao phụ thuộc vào cách sống chứ không phải là một cách tiêu dùng. Tiết kiệm không phải cách giúp bạn giàu có, nhưng nó giúp bạn cân nhắc để chi tiêu cho những thứ xứng đáng. Hãy biết lo lắng cho tương lai của mình, đừng để bị lún sâu vào vòng tròn mua bán bạn sẽ không thể kiểm soát bản thân. Nếu cứ "vung tay quá trán", bạn sẽ chỉ đẩy mình vào hoàn cảnh nghèo khó. Chẳng hạn như khủng hoảng dịch bệnh lần này, những người không có sự tiết kiệm không thể duy trì cuộc sống bình thường trong vài tháng. Còn những người thường ngày làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu thì gặp khốn đốn ngay từ lúc bệnh dịch bắt đầu.
Nhảy việc quá nhiều
“Nhảy việc” là vấn đề chúng ta thường nghĩ đến khi còn trẻ. Những người trẻ họ tích cực nhảy việc để có cơ hội tìm được môi trường hoặc công việc phù hợp. Khi còn trẻ hãy cân nhắc thật kĩ càng khi bắt đầu làm việc ở nơi nào đó. Khi đã tìm được môi trường làm việc tốt hãy nhanh chóng xây dựng mối liên kết với doanh nghiệp và phát triển trau dồi bạn thân và xây dựng tầm quan trọng của bạn với công ty.
Ví dụ: Nếu bạn đã làm việc trong một công ty được 5 năm, bạn thường sẽ bắt đầu ký hợp đồng lao động mà không có thời hạn cố định. Ngay cả khi công ty sẽ sa thải bạn, theo tiêu chuẩn bồi thường của luật lao động n 1, công ty sẽ bồi thường cho bạn 6 tháng lương. Bạn đã ở trong một công ty được 10 năm và nhiều người có nhiều tiền bồi thường. Số tiền này đủ cho khẩu phần của một gia đình trong 2 năm. Điều này cũng đủ để có thể giúp bạn tổ chức lại cuộc sống.
Nhưng nếu bạn đã là đối tượng tuổi 35. Muốn nhảy việc hãy cân nhắc thật kĩ. Bạn phải chắc chắn về tỉ lệ thành công nếu nhảy việc. Và tuyệt đối đừng tham lam và cho phép mình có quyền được thay đổi công việc liên tục. Sau tuổi 35, nếu không chuẩn bị tốt bạn sẽ rơi và cuộc khủng hoảng do chính bản thân tạo ra. Không may mắn bạn có thể sẽ gặp thêm các cuộc khủng hoảng khác ngoài ý muốn như dịch bệnh lần này.
Lưu Ly/ICTVietNam