Thương vụ thâu tóm diễn ra đúng giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn và đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến thị trường vàng bạc trang sức. Giá trị thương vụ mua bán này chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, với những gì Thế giới Kim cương đang có, nhiều chuyên gia cho rằng, đại gia Đỗ Minh Phú đã phải bỏ ra không dưới 500 tỷ để sở hữu thương hiệu này.
Một nhân viên của Thế giới Kim cương chia sẻ, lãnh đạo công ty đã gửi thư thông báo cho cán bộ nhân viên của mình về việc thay đổi chủ sở hữu này. Chủ sở hữu của Thế giới Kim cương lúc này là doanh nhân Đỗ Minh Phú.
Theo cổng đăng ký kinh doanh, Công ty TGKC thành lập 25/3/2019 có trụ sở chính tại TP HCM, vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Bà Ngô Mộng Thu là cổ đông sáng lập nắm 84% vốn, hai cổ đông còn lại là ông Nguyễn Xuân Hoàng (15%) và ông Trương Quốc Tài (1%). Bà Thu là người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc.
Theo thông tin công bố, chuỗi bán lẻ trên có lịch sử 15 năm tại Việt Nam và là một trong 3 công ty lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ trang sức tại Việt Nam. Hiện công ty có 34 chi nhánh tại 34 tỉnh, thành phố với trên 100 trung tâm, cửa hàng tại hầu hết các trung tâm thương mại, siêu thị tại Việt Nam và gần 1.000 cán bộ, nhân viên.
Chuỗi bán lẻ kim cương này có chính sách thu đổi sản phẩm với giá chiết khấu 60-90% tùy mặt hàng. Như kim cương phổ thông từ 4ly5 trở lên và dòng Lucky Star thu đổi lên đến 90% giá trị thanh toán; trong khi dòng dây chuyền, dây lắc tay, dây lắc chân vàng/Platinum là 60% giá trị thanh toán. Riêng trang sức vàng đính ngọc trai, dòng trang sức bạc không thu đổi.
Trong nhiều năm qua, Thế giới Kim cương tập trung vào bán lẻ qua kênh phân phối Modern Trade, tức là có cửa hàng tại các trung tâm thương mại và siêu thị thay vì mở các cửa hàng riêng biệt bên ngoài. Những trung tâm thương mại và siêu thị lớn mà Thế giới Kim cương xuất hiện có thể kể tên như BigC, Vincom, Co-opmart…
Với những gì Thế giới Kim cương đang có, nhiều chuyên gia cho rằng, đại gia Đỗ Minh Phú đã phải bỏ ra không dưới 500 tỷ để sở hữu thương hiệu này?
Thực tế, Thế giới Kim cương từ lâu đã là đối thủ ngầm với hai đại gia ngành trang sức là DOJI và PNJ. Tuy nhiên, khác với hai ông lớn trên, Thế giới Kim cương chọn cách khu biệt vào sản phẩm và khách hàng, tập trung vào nhóm khách trẻ tuổi, thu nhập tương đối cao, thích các dòng sản phẩm trang sức kim cương sành điệu.
Có thể nhìn ra rằng, nếu mua lại Thế giới Kim cương, DOJI sẽ đẩy mạnh ảnh hưởng của mình trên sân chơi kinh doanh trang sức.
Tuy chưa có con số chính thức, nhưng dự đoán thương vụ sát nhập này có thể lên tới trên dưới 500 tỷ nhưng bù lại ngay sau khi mua xong Thế giới Kim cương, DOJI sẽ nâng tổng số điểm bán của mình lên tới gần 200 điểm.
Có thể nói dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho thị trường và nền kinh tế, nhưng với "chuyên gia biến nguy thành cơ" như DOJI đây lại chính là lúc để DOJI hoàn thiện bức tranh kinh doanh trang sức, nâng cấp sự xuất hiện cũng như khả năng cạnh tranh, dẫn dắt thị trường.
Ông Đỗ Minh Phú và DOJI là một trong những doanh nhân được xem là thực hiện nhiều thương vụ M&A lớn trên thương trường Việt Nam.
Năm 2006-2007, khi khủng hoảng tài chính trên thế giới nổ ra, ông Đỗ Minh Phú đã mua và chiếm cổ phần chi phối Công ty SJC Hà Nội và SJC Đà Nẵng, mở đường cho DOJI tấn công vào thị trường này và nhanh chóng trở thành công ty kinh doanh và phân phối vàng miếng lớn nhất cả nước.
Năm 2011, ông Đỗ Minh Phú và người em trai đã bán 95% cổ phần của Diana cho đối tác Unicharm (Nhật Bản) với mức giá gần 4.000 tỷ đồng – Đây là thương vụ M&A lớn nhất của các doanh nghiệp tư nhân vào thời điểm đó.
Nhờ số tiền khổng lồ này, năm 2012, DOJI đã xuống tiền để đầu tư vào Ngân hàng TMCP Tiên Phong(TPBank) và ông chủ của DOJI đã trở thành Chủ tịch HĐQT của nhà băng này. Đến nay, TPBank đã lọt top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu về lĩnh vực ngân hàng số.
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/ong-chu-doji-rot-500-ty-thau-tom-the-gioi-kim-cuong-a135232.html