Người tiết kiệm và không tiết kiệm, cuộc sống về già khác nhau ra sao? Hai người đã về hưu sẽ cho bạn đáp án

Dưới đây là câu chuyện của hai người đồng nghiệp đã nghỉ hưu, họ đang sống hai cuộc đời rất khác nhau sau khi không đi làm nữa. Đây cũng là một lời cảnh tỉnh dành cho những người luôn tiêu sài hoang phí không có ý thức tiết kiệm tiền.

Dưới đây là câu chuyện của hai người đồng nghiệp đã nghỉ hưu, họ đang sống hai cuộc đời rất khác nhau sau khi không đi làm nữa. Đây cũng là một lời cảnh tỉnh dành cho những người luôn tiêu sài hoang phí không có ý thức tiết kiệm tiền.

Rất nhiều người trẻ ngày nay có thói quen "tiêu trước", hôm nay tiêu hết tiền của ngày mai, cho rằng vất vả kiếm tiền mà lại cất đi không tiêu thì là thiệt thòi, là đang tự làm khổ bản thân.

Thế hệ đi trước, phần lớn mọi người đều có thói quen tiết kiệm tiền, nhưng cũng có một bộ phận nhỏ bị tư tưởng mới ảnh hưởng mà chỉ tiêu chứ không cất. Thực ra, tiết kiệm tiền có chỗ tốt của tiết kiệm tiền, không tiết kiệm cũng có đạo lý của không tiết kiệm.

Dưới đây là câu chuyện của hai người đồng nghiệp đã nghỉ hưu, họ đang sống hai cuộc đời rất khác nhau sau khi không đi làm nữa. Đây cũng là một lời cảnh tỉnh dành cho những người luôn tiêu sài hoang phí không có ý thức tiết kiệm tiền.

01

Chị L. và chị P. năm nay đều đã 60 tuổi, thời còn đi học là bạn tốt của nhau, sau khi đi làm cũng được sắp xếp ở cùng một công xưởng, sau này lại còn tìm được chồng ở cùng một đơn vị, điều kiện hai gia đình về cơ bản là khá giả như nhau.

Chị L. thuộc diện tính toán, tiết kiệm, mỗi tháng, hai vợ chồng đều trích ra một khoản lương để tiết kiệm, họ thậm chí còn lấy một ít tiền ra đầu tư vào hình thức như mua trái phiếu chính phủ.

Sau này, việc làm ăn của công xưởng ngày càng phát triển, thu nhập của họ ngày một cao, chị L. còn đi học cách đầu tư quỹ hay cổ phiếu.

Ở tuổi 50, chị L. không những có thể cho con hai phần tiền mua nhà, mà hai vợ chồng vẫn còn đủ tiền tiêu rủng rỉnh. Con trai kết hôn tới nay đã được 10 năm, chị nói 10 năm này là 10 năm tiêu ít tiền nhất của hai vợ chồng già, hai người vẫn còn cho mình không ít tiền dưỡng già.

Hai vợ chồng chị L. hiện tại đều đã nghỉ hưu, mỗi tháng ngoài tiền lương hưu ra thì tài khoản tiết kiệm vẫn còn kha khá tiền, tâm lý vô cùng thoải mái, cuộc sống cũng rất thảnh thơi. Con dâu của chị L. sinh đôi, vì đã lớn tuổi nên bản thân chị cũng không thể chăm cháu sát sao, nghĩ vậy, chị L. đã thuê một bảo mẫu về cùng chăm con với con dâu. Con trai con dâu của chị L. đều rất vui, kì nghỉ nào cũng đều lái xe về quê thăm ba mẹ, cả nhà rộn ràng tiếng cười.

02

Ngược lại, chị P. lại thuộc vào kiểu hôm nay làm hôm nay tiêu, dẫu sao thì tháng sau vẫn có lương, chị luôn suy nghĩ rất lạc quan như vậy. Ở nhà cũng rất chiều con trai, con trai muốn gì, chị đều đáp ứng ngay lập tức.

Sau này, công ty làm ăn tốt, lương tháng cũng tăng lên không ít, nhưng chị P. chưa bao giờ nghĩ tới vấn đề tiết kiệm, chỉ nghĩ rằng sau này có đủ tiền cho con trai kết hôn là được.

Những người làm việc tại công xưởng lúc đó không ý thức xa vời được rằng giá nhà sau này rồi sẽ cao ngất ngưởng. Chị P. luôn cho rằng có tiền thì cứ tiêu, đi du lịch đó đây, vì để tiện cho việc đi làm, gia đình chị P. là những người mua xe ô tô sớm nhất ở trong đơn vị, khi đó, dù chị L. khuyên không nên quá hoang phí, chi tiêu phải biết tính toán sao cho hợp lý, ai biết sau này sẽ xảy ra chuyện gì, chị P. cũng không quan tâm, cứ tiền tôi tôi tiêu sao thì tiêu.

Sau này khi con trai kết hôn, đằng gái đòi nhà và không ít đồ thách cưới, chị P. lấy toàn bộ tiền của mình ra cũng không đủ, cuối cùng còn phải đi vay để con trai được cưới vợ mà nó muốn.

Sau khi con trai kết hôn, chị P. không những không có tiền tiết kiệm mà còn phải mang nợ, lúc này, mới thấy lời chị L. khuyên năm đó quả không sai, tiếc là đã muộn rồi.

Sau này, chồng chị P. bị bệnh, cần làm phẫu thuật, chị P. không có tiền, chỉ đành tìm con trai con dâu thương lượng, lúc này, chị P. vừa phải nhìn sắc mặt của con dâu, vừa phải nghe những lời khó chịu từ chính con trai. Con trai nói, nhà ta với nhà M (con trai của chị L.) đâu kém gì nhau, nhưng sao con lại cảm thấy nhà ta nghèo hơn nhà đó vậy?

Chị P, không biết nên giải thích với con trai ra sao. Con dâu đẻ rồi cũng làm gì ra có tiền thuê bảo mẫu như nhà chị L…

Từ câu chuyện của chị L và chị P., có thể thấy, có tiền tiết kiệm và không có tiền tiết kiệm, cuộc sống khi về già khác biệt lớn ra sao.

Đối với người già mà nói, điều quan trọng nhất là sự yêu thương, quan tâm và quây quần của con cái.

Nhưng người trẻ lúc này ai cũng có gia đình của riêng mình, có áp lực của riêng mình, phải làm việc, phải nỗ lực, phải xã giao, dạy dỗ con cái, hầu như không có thời gian ở bên cha mẹ.

Khi con cái không có thời gian ở bên cha mẹ, không thể đem tới cảm giác an toàn về mặt tinh thần cho cha mẹ thì số tiền tiết kiệm trong tay cha mẹ sẽ phát huy tác dụng. Trong túi có tiền, tâm lý thoải mái, còn có thể giúp đỡ con cái khi chúng cần, không trở thành gánh nặng cho chúng, đây chính là tình yêu cuối cùng mà cha mẹ dành cho con cái.

Tại sao chúng ta ai cũng cần phải tự tích góp tiền dưỡng già cho mình?

Để giữ cho mình tôn nghiêm, không cần phải nhìn sắc mặt con cái

Người ta nói, tiền không phải vạn năng nhưng không có tiền thì cũng chẳng làm được việc gì. Đối với người già mà nói, cơ thể tuy dần dần lão hóa, nhưng tôn nghiêm lại ngày càng cao, đặc biệt là trong chuyện tiền bạc, nếu vì tiền mà phải nhìn sắc mặt của con cái, họ thà nhẫn nhịn không mở miệng còn hơn.

Trong tay có tiền, con cái thỉnh thoảng về thăm biếu chút quà hiếu thuận, bản thân cũng có thể trả lại cho chúng dưới hình thức lì xì, mua quà cáp cho cháu tiền ăn vặt, như vậy, cả nhà đều vui.

Để cuộc sống của mình khi về già phong phú hơn, trong tay có tiền, muốn sống ra sao cho vui vẻ thì sống

Sau khi về hưu, trong tay có tiền, có thể rủ bạn bè đi đây đi đó, cũng có thể học và làm những thứ mà hồi trẻ thích nhưng không có thời gian và cơ hội đi làm.

Bước vào tuổi lão niên, phải biết cách nâng cao đời sống vật chất của mình một cách thích hợp, uống những loại trà cao cấp, ăn những thức ăn bổ dưỡng, mặc những bộ quần áo đắt hơn một chút, đây cũng là một phương thức nâng cao cảm giác an toàn trong tâm lý.

Không có tiền, tới tiền mua thuốc chữa bệnh còn chẳng có chứ nói gì tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống.

Về già, mình có bệnh tật gì cũng sẽ không phiền hà tới con cái, cũng không để con cái vì chuyện tiền viện phí mà tranh cãi hay không vui với nhau

Bước vào tuổi già, bệnh tật dù lớn dù nhỏ cũng là chuyện tất nhiên, trong tay có tiền, không cần con cái vì chuyện tiền viện phí mà thêm một phần gánh nặng, bởi lẽ cuộc sống của chúng cũng sớm đã có không ít gánh nặng rồi. Hơn nữa, gặp được con dâu, con rể tốt thì không sao, nếu không gặp được, thì hà cớ gì mình còn mang thêm rắc rối cho con của mình hay liên lụy tới chúng nữa!

Lời kết:

Hai con người, nhận thức về tiền bạc khi còn trẻ khác nhau, tạo ra hai cuộc sống ở tuổi già không giống nhau.

Người có tiền tiết kiệm nhất định sẽ tự do tự tại, an nhiên thoải mái hơn người không có tiền tiết kiệm rất nhiều.

Thực ra, con người ta, bất kể là ở giai đoạn tuổi tác nào cũng nên có cho mình ý thức "có bò vẫn lo làm chuồng". Nghèo không đáng sợ, đáng sợ là không có kế hoạch, không biết tiết kiệm, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, không có ý thức tích góp, đợi tới khi cần tiền dùng mới biết được tầm quan trọng của nó.

Đừng chỉ biết trông chờ vào con cái, người già vẫn nên tự dựa vào mình thì tốt hơn, khi còn trẻ, hãy để ra cho mình một khoản tiền dưỡng già, đợi tới khi bạn già rồi, trong tay có tiền sẽ mạnh hơn bất cứ điều gì, vừa không cần dựa vào con cái, vừa có thể tự làm chủ cuộc sống mà mình mong muốn.


Như Quỳnh

Theo Báo Dân Sinh

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/nguoi-tiet-kiem-va-khong-tiet-kiem-cuoc-song-ve-gia-khac-nhau-ra-sao-hai-nguoi-da-ve-huu-se-cho-ban-dap-an-a137278.html