Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cho biết ô đất tại ngã tư Hàng Bài- Hai Bà Trưng rộng 4.000 m2 nhưng 15 năm chưa được xây dựng được vì đến giờ vẫn chưa tính xong tiền đất. Không tính tiền đất thì làm sao có giấy phép để xây.
Lần đầu tiên chia sẻ về những vướng mắc trong pháp lý, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh, nếu không vướng mắc pháp lý, tiến độ dự án bất động sản sẽ nhanh hơn nhiều.
"Tôi muốn thủ tục hành chính ngắn gọn lại trong vòng một năm thôi. Chính sách của chính phủ phải cập nhật với thị trường từng năm để có thể điều chỉnh kịp thời. Nếu nhu cầu thay đổi thì chính phủ cũng phải linh hoạt thay đổi", ông Dũng nhấn mạnh.
Quy luật cung cầu của thị trường phải áp dụng triệt để trong lĩnh vực bất động sản. Chính sách về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước phải nhất quán, không được thay đổi giữa chừng. Lãi suất, kỳ hạn phải không được thay đổi, không được xiết.
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh đưa ra ví dụ về ô đất tại ngã tư Hàng Bài- Hai Bà Trưng. Ông Dũng kể, ông mua ô đất rộng 4.000 m2 nhưng tới giờ chưa được xây.
Ông Đỗ Anh Dũng kể về quá trình, trong 4.000 m2 có 300 m2 đất nhà dân. Mua 2007, tới năm 2011 mới giải toả xong. Tuy nhiên giải phóng xong mặt bằng lại mất thêm 4 năm tiếp để có được thủ tục giao đất. Và tới năm 2015, Tân Hoàng Minh đã nộp hồ sơ tính tiền đất, tuy nhiên đến bây giờ chưa tính xong.
"15 năm vì sao tôi không xây. Vì có ai cho tôi xây đâu. Vì không tính tiền đất thì làm sao có giấy phép để xây", ông Dũng nói.
Bởi vậy, kiến nghị về giải pháp tháo gỡ cho bất động sản, ông Đỗ Anh Dũng đề nghị: "Thủ tục hành chính làm ngắn gọn vào. Cho chúng tôi làm thủ tục dự án 1 năm thôi", ông Dũng nói.
Lý giải về lý do giá nhà đất tăng cao suốt 5 năm qua, chủ tịch Tân Hoàng Minh nhận định nguyên nhân một phần là do chính sách và quy định tín dụng của ngân hàng liên tục thay đổi.
Theo ông, tâm lý của người Việt Nam là muốn ở nhà riêng, nên nhu cầu với thị trường bất động sản rất lớn, nếu Chính phủ và các địa phương rút ngắn thời gian làm thủ tục, sát nhập những quy định gần nhau làm một, có thể tạo điều kiện để bất động sản phát triển.
Một vấn đề khác cũng được chủ tịch Tân Hoàng Minh nêu ra đó là việc các doanh nghiệp bất động sản thành lập tràn lan như hiện nay rất nguy hiểm. "Nếu không có nhiều đất, không có chiến lược định vị thương hiệu thì ko nên làm vì làm rồi thì cũng gặp rất nhiều khó khăn".
Nhà nước cũng không nên cấp giấy phép tràn lan. Nên đưa ra điều kiện vốn để xem xét, để đào thải và chỉ để lai những doanh nghiệp lớn và có thực lực.
Trước Covid-19, các gói hỗ trợ của Nhà nước thực ra không hỗ trợ được nhiều mà các doanh nghiệp phải tự thân vận động. "Ở Tân Hoàng Minh lúc nào chúng tôi cũng như là sống với Covid-19 nên giờ trong dịch chúng tôi lại thấy bình thường", ông
Trong bối cảnh hiện này, theo ông, các doanh nghiệp cần phải có sự hợp tác, hỗ trợ với nhau, để phát huy sở trường của mỗi doanh nghiệp cho hoạt động của mình, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn.
Vị doanh nhân nhận định, nói bất động Việt Nam trầm nhưng thực ra là chưa phát triển hết khả năng. Trước 2010 thì ko phải bất động sản mà đó là nhà ở. "Chúng ta không nhìn vào Covid-19 mà để buồn và thấy ảm đạm mà phải nhìn vào tương lai với tâm thế đi lên".
Trần Kháng/Dân Việt
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/dat-kim-cuong-bo-hoang-15-nam-tai-ha-noi-chu-tich-tan-hoang-minh-do-anh-dung-noi-gi-a138852.html