Bí mật về đại gia Việt xưa giàu bậc nhất, có mánh khóe kinh doanh không ai ngờ

Nhờ tài kinh doanh “siêu giỏi”, ông Quách dần dần vươn lên trở thành người giàu có khét tiếng Sài Gòn – Chợ Lớn.

Quách Đàm (1863-1927) là một trong tứ đại gia Việt những năm đầu thế kỷ XX.
Quách Đàm (1863-1927) là một trong tứ đại gia Việt những năm đầu thế kỷ XX.)

Từ cậu bé vô gia cư đến vị đại gia có tài kinh doanh giỏi

Quách Đàm (1863-1927) là một trong tứ đại gia Việt những năm đầu thế kỷ XX, một trong số những người Đông Dương giàu có lúc bây giờ. Ông tên thật là Diệm, gốc Triều Châu, Trung Quốc.

Thuở nhỏ, ông Quách không người thân, không nhà cửa và lang thang khắp các con hẻm thuộc khu vực Chợ Lớn (quận 6, TP.HCM) buôn bán ve chai mưu sinh. Ông dồn sức làm việc cật lực rồi ăn uống tiết kiệm nên tích cóp được một ít vốn. Sau đó ông bỏ luôn nghề buôn bán ve chai, chuyển sang việc đi khắp Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ thu mua vi cá, da trâu xuất bán sang nước ngoài.

Đến khi khấm khá, ông Quách thuê một căn nhà trên đường Hải Thượng Lãn Ông mở một cửa hiệu lớn tên Thông Hiệp rồi dần dần mướn thêm một căn nhà ở chợ Kim Biên ngày ngay mở rộng ngành kinh doanh. Theo đó, do căn nhà nằm ở gần con rạch, thông qua kênh Tàu Hủ nên ông chuyển sang thu mua lúa gạo ở các tỉnh miền Tây và trở thành nhà thầu cung cấp gạo lớn nhất nhì Sài Gòn – Chợ Lớn.

Theo tìm hiểu, một trong những “mánh lới” làm ăn giúp ông Quách phất lên như “diều gặp gió” chính là mưu mẹo. Năm ấy, ông sai người mua lúa khắp miền Tây về dự trữ trong các nhà kho, chờ ngày xuất bán sang nước ngoài. Do nắm bắt thị trường chưa kỹ, giá lúa gạo quốc tế giảm sút nghiêm trọng. Ai trong nhà cũng lo lắng với lượng dự trữ lúa lớn, ông có thể bị nỗ, phá sản. Nhưng ông lại rất bình tĩnh, thậm chí ra lệnh cho nhân viên ở miền Tây tiếp tục mua gom lúa gạo với giá cao.

Bên cạnh đó, Quách Đàm gửi thư cho nhà buôn ở nước ngoài tung tin đồn giá lúa sắp tăng vọt. Mánh lới này đã khiến các thương lái trong nước “sập bẫy”. Họ đua nhau đi khắp nơi mua lúa với giá “cắt cổ”. Lúc này, ông Quách âm thầm dừng mua lúa, đồng thời xuất lúa trong kho ra ngoài thị trường. Phi vụ làm ăn này đã giúp ông lời được một số tiền lớn.

Nhờ tài kinh doanh “siêu giỏi”, ông Quách dần dần vươn lên trở thành người giàu có khét tiếng Sài Gòn – Chợ Lớn. Ông mua lại các doanh nghiệp nợ nần, sắp phá sản và “khôi phục” nó ngày một khởi sắc, mang lại nhiều tiền vàng.

Mặc dù trong kinh doanh, Quách Đàm có tiếng nhiều mưu mẹo nhưng về đời sống thì được rất nhiều người yêu quý. Ông thường xuyên giúp đỡ người nghèo, mở quỹ từ thiện rồi cùng gia đình phân phát khắp nơi.

bi mat ve dai gia viet xua giau bac nhat, co manh khoe kinh doanh khong ai ngo - 3

Tượng của đại gia Quách Đàm tại khu vực chợ Bình Tây.

Ông chủ của khu chợ lớn nhất Nam Bộ

Có trong tay số tài sản khủng, Quách Đàm quyết định mua khu đất ruộng rộng 17.000 m2 ở vùng Bình Tây (nay là quận 6) để xây dựng khu chợ lớn nhất Nam Bộ. Ông còn cho người thiết kế chợ theo lối Á- Âu, tạo các gian hàng rồi “kêu gọi” tiểu thương vào buôn bán.

Mọi thứ từ thiết kế, tiền bạc đến nhân lực chuẩn bị xong xuôi thì năm 1927, Quách Đàm qua đời. Vì vậy việc khởi công dời lại một năm và hoàn thành vào năm 1930.

Khu chợ này mang tên Bình Tây nhưng hầu hết người Nam Bộ đều gọi bằng cái tên Chợ Lớn mới, thay thế cho Chợ Lớn cũ bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn. Đặc biệt, gia đình và người dân đã lập một khu vực thờ cúng Quách Đàm để tưởng nhớ đến ông.

Chợ Bình Tây do ông Quách hình thành.
Chợ Bình Tây do ông Quách hình thành.)

Về đám tang của ông Quách, có thể nói không có đám ma nào lớn và đông quan khách như vậy. Khách viếng từ quan chức chính quyền đến các đối tác làm ăn trong ngoài nước, người dân đổ về không đếm xuể. Hễ ai đi theo đám tang là có người đến mời một ly nước dừa, tặng quạt giấy cùng năm đồng bạc đền ơn đưa đón.

Sau khi ông Quách qua đời, cơ nghiệp được 2 con trai ông thay nhau quản lý. Sau đó do đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng, các thương nhân thi nhau vỡ nợ và họ Quách cũng vậy!

Đến nay, sau gần 100 năm hình thành và phát hiện, chợ Bình Tây ngày càng tấp nập, phát triển hoành tráng về quy mô lẫn chủng loại hàng hóa. Đây được coi là chợ đầu mối sỉ hàng hóa lớn của TP.HCM. Năm 2015, chợ được Trung tâm Bảo tồn di tích thuộc Sở Văn hóa, thể thao TP.HCM, Hội đồng xét duyệt di tích TP.HCM công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bi-mat-ve-dai-gia-viet-xua-giau-bac-nhat-co-manh-khoe-kinh-doanh-khong-ai-ngo-d243326.html

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/bi-mat-ve-dai-gia-viet-xua-giau-bac-nhat-co-manh-khoe-kinh-doanh-khong-ai-ngo-a142491.html