Thay vì dùng miệng để nói, người thông minh dùng não: 3 điều người thành đạt có thể làm tốt còn người bình thường thì không!

Mỗi cá nhân theo đuổi giấc mơ, đều có những điểm ngốc nghếch cuồng điên, và mỗi cá nhân thành công đều có những điểm đặc biệt điên rồ.


Mỗi cá nhân theo đuổi giấc mơ, đều có những điểm ngốc nghếch cuồng điên, và mỗi cá nhân thành công đều có những điểm đặc biệt điên rồ.

1. Có thể chịu đựng sự cô đơn

Chúng ta là một thế hệ gắn liền hành trình sống với hành trình theo đuổi thành công. Nhưng thành công không giống với bó rau ngoài chợ, ai cũng mua được. Cái giá của thành công, đôi khi làm chùn bước người "mua" nó. Cái giá của thành công là thời gian, tiền bạc, và phải chăng là cả sự cô đơn?

Thành công với người A là trở thành triệu phú, với người B là thăng tiến lên chức quản lý trước năm 30 tuổi. Nhưng với người C, thành công chính là có được những mối quan hệ ý nghĩa, có thể sống một đời ít tiền một chút, nhưng yên bình và vui vẻ. Chẳng có định nghĩa nào sai cả, vì nó thuộc về sự lựa chọn. Mà lựa chọn thì luôn gắn liền với sự đánh đổi. Nếu bạn là người A hay người B, cô đơn chính là cái giá.

Cái giá của thành công, đôi khi là mất đi một vài mối quan hệ. Nghe chua chát thế, nhưng là sự thật.

Người ta đánh đổi sự thành công bằng những bữa cơm gia đình. Không phải họ không quý trọng nó, chỉ là cuộc đời đôi khi không cho phép chúng ta chọn cả 2 ở cùng một thời điểm.

Người ta đánh đổi thành công bằng đôi ba chai bia cùng hội bạn thân. Gặp bạn bè thì ai chả thích, nhưng những cái mình thích lại không phù hợp với những cái mình muốn.

Trớ trêu vậy đấy.

Người ta còn đánh đổi thành công bằng cả một mối tình. Có những mối tình, vĩnh viễn người ta cũng chẳng thể quên được.

Bởi vì không phải hết yêu, mà là khi ấy trong tay không có thứ gì để giữ đối phương ở lại.

Cô đơn của những ngày trên hành trình tìm thành công còn vu vơ như thế này: Chỉ là một buổi sáng tỉnh dậy, mệt mỏi, bất lực và thấy xung quanh mình chẳng có ai.

Nhưng, cô đơn là thế, người thành công luôn tự biết cách vực bản thân mình lên. Những người có khả năng chịu đựng sự cô đơn thường có mục tiêu lớn trong tâm, họ có chí hướng cao xa vĩ đại, tư duy rõ ràng, và để thực hiện mục tiêu, họ không ngừng học tập và không ngừng làm giàu kiến thức cho bản thân.

Bằng cách này, khi cơ hội đến, họ sẽ có thể bộc lộ hết được tài năng của bản thân, nắm chắc lấy cơ hội mà không do dự, bước lên vũ đài và bắt đầu tỏa sáng.

Khương Tử Nha từng nói: "Chỉ có chịu đựng sự cô đơn, chúng ta mới có năng lực tạo ra sự thịnh vượng để tiếp đón phồn hoa".

Nhưng, tích cực thấy rằng: Thành công giống như một quá trình chuyển nhà rất dài và xa vậy.

Chúng ta tạm biệt những người hàng xóm cũ.

Trên con đường di chuyển, chúng ta mệt mỏi, cô đơn, đôi khi gặp vài kẻ xấu và chẳng thể nào có được một người bạn. Nhưng khi đặt chân đến ngôi nhà mới, rồi thời gian sẽ trả lại cho bạn những người hàng xóm, và biết đâu đó chính xác là những mối quan hệ ý nghĩa với cuộc đời mình.

Hãy cứ yên tâm rằng, chẳng có ai cô đơn mãi đâu.

Thay vì dùng miệng để nói, người thông minh dùng não: 3 điều người thành đạt có thể làm tốt còn người bình thường thì không! - Ảnh 1.

 

2. Có phần ngốc nghếch, cuồng điên

"Không ngốc không cuồng, sẽ không ai biết rõ danh tiếng của bạn; không cuồng không ngốc, sẽ không có khả năng thành sự nghiệp". Câu này xuất phát từ khương tử nha "Khí Phục". Ý tứ rằng, làm người thì việc gì cũng nên ngốc nghếch, cuồng điên một chút.

Cái gọi là ngốc nghếch, nghĩa là chỉ cần thật sự giữ được kiên định vào niềm tin, phấn đấu cho những điều bạn thích, những gì bạn làm, và thiết lập mục tiêu bạn đặt ra, cần phải có sự cần cù chăm chỉ. "Chuyên tâm không bao giờ quên" thì tài năng của bạn "nhất định sẽ tạo được tiếng vang".

Còn vì sao phải cuồng điên, nghĩa là chúng ta cần duy trì niềm tin vào ước mơ của mình, theo đuổi tài năng của bản thân. Vì "tự tin là bí quyết đệ nhất của thành công".

Có một câu rất hay: "Mỗi cá nhân theo đuổi giấc mơ, đều có những điểm ngốc nghếch cuồng điên, và mỗi cá nhân thành công đều có những điểm đặc biệt điên rồ".

Thực ra, người ngốc nghếch điên cuồng thường có niềm tin của riêng mình, niềm tin này giúp họ không quan tâm đến ánh mắt của người khác.

Ngoài ra, giả vờ ngu ngốc cũng là một nghệ thuật, giả ngu là một dạng trí tuệ, che giấu trí khôn của bản thân là một loại phong thái, một dạng tu dưỡng.

Trên đời này không phải việc gì cũng phải phân biệt đúng sai một cách rõ ràng, không phải đen thì là trắng. Có câu: "Nước quá trong thì không có cá, đại trượng phu không câu nệ tiểu tiết, đời người hà tất việc gì cũng phải nghiêm túc? Làm người hồ đồ cũng có nhân duyên, làm việc hồ đồ cũng có cơ hội và duyên phận, người ngốc nghếch hồ đồ là người cười cuối cùng".

Hồ đồ không phải ngu ngốc, mà là cách con người đối xử rộng lượng với đời, cầm lên được thì cũng bỏ xuống được. Người hiểu được hồ đồ mới là người thông minh, gặp chuyện không tự cho mình là thông minh, xử thế không ba hoa khoác lác, mà lộ ra dáng vẻ mơ hồ, nhìn thì giống như đang né tránh, nhưng trên thực tế là đang hiểu rõ mọi chuyện, như thế mới không đắc tội với người khác mà còn thuận lợi mọi bề.

Khôn vặt mới chính là hồ đồ nhất, hồ đồ thực sự nhưng lại giả vờ thông minh, còn người thực sự thông minh có trí tuệ thì lại giả vờ hồ đồ. Thông minh cũng có cấp độ cao thấp, mà hồ đồ cũng có thật giả. Người tài giỏi thật sự, sẽ đem sự thông minh và trí tuệ của mình ẩn giấu trong sự hồ đồ.

Thật sự hồ đồ là số mệnh của đời người, giả hồ đồ là cách để sinh tồn. Hồ đồ thật sự càng nói càng sai, càng làm càng sai, càng sống càng khổ! Giả hồ đồ biết sai nên không nói, biết đúng nên không thể hiện, càng sống càng thuận lợi!

Do đó, làm người cần có 3 phần ngốc nghếch, 7 phần điên cuồng. Những người như vậy thường sẽ cận kề với thành công.

Thay vì dùng miệng để nói, người thông minh dùng não: 3 điều người thành đạt có thể làm tốt còn người bình thường thì không! - Ảnh 2.

3. Hãy thận trọng khi nói

"Nhiều lúc cần phải ngậm cái miệng này lại, cũng lại phải dùng ngôn ngữ cho cẩn thận".

Đây là một câu danh ngôn nổi tiếng của Khương Tử Nha trong "Thái Công Kim Quỹ", khi ông khuyên nhủ Chu Vũ Vương. Câu nói này đã được lưu truyền cho đến tận ngày nay, ý tứ là, khi nói chuyện nên thận trọng lời nói của mình.

Xuyên suốt nhiều thời đại, những người thành tựu đã rất chú trọng đến nghệ thuật ăn nói, và ngay cả Khổng Tử cũng nói rằng "đối với lời nói cần thận trọng và với hành vi cần nhạy bén, thông minh".

Cái gọi là "họa từ miệng mà ra", nói năng không cẩn thận, sẽ không chỉ làm tổn thương người khác, mà còn tự chuốc lấy phiền phức cho chính mình. Vì vậy, những người có tu dưỡng sẽ không mở miệng nói những lời lộn xộn, vô căn cứ.

Họ sẽ suy nghĩ cẩn thận, sẽ chú ý, sẽ kiềm chế, sẽ không thao thao bất tuyệt, họ sẽ không phóng túng hay khoe khoang về bản thân.

Người thông minh dùng đầu não để nói, thay vì dùng cái miệng để nói.

Trước mỗi cuộc nói chuyện, bạn nên suy nghĩ kỹ về những gì nên nói, những gì không nên nói, nói khi nào và nói như thế nào.

Bạn biết đấy, mỗi lời, mỗi câu bạn nói ra, có khả năng sẽ thành tựu bạn, cũng có khả năng sẽ hủy hoại bạn. Dĩ nhiên, bạn không thể ăn bừa bãi, thì cũng không thể nói năng vô căn cứ.

Nhân sinh trên đời này, con người cần phải thu lại những lời nói sắc bén, gây thương tổn người khác, giữ lấy một tiêu chuẩn thước đo thái độ cho bản thân, đó là một quy tắc trọng yếu để ứng xử với mọi người.


Đậu Đậu

Theo Pháp luật và bạn đọc

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/thay-vi-dung-mieng-de-noi-nguoi-thong-minh-dung-nao-3-dieu-nguoi-thanh-dat-co-the-lam-tot-con-nguoi-binh-thuong-thi-khong-a145345.html