STB lại “nổi sóng”

Những thông tin đồn đoán về thâu tóm cổ phiếu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) đã giúp cổ phiếu STB liên tục "nổi sóng" trong những phiên giao dịch vừa qua.

 

STB lại “nổi sóng” - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu STB liên tục tăng trong những phiên giao dịch vừa qua. Biểu đồ: Giá cổ phiếu STB một năm trở lại đây.

Thông tin nói trên xuất hiện bắt đầu từ việc NHNN cho phép Eximbank xử lý gần 75 triệu cổ phiếu STB mà 7 khách hàng đã thế chấp để thu hồi nợ.

Hưởng lợi từ tin đồn

Theo đó, có 5 khách hàng nợ vay, thế chấp cổ phiếu STB cho Eximbank và không trả được nợ. Ngân hàng này đã khởi kiện từ năm 2016 và được Tòa án phán quyết các khách hàng này phải trả cho Eximbank 500 tỷ đồng. Riêng 246 tỷ đồng vẫn phải chờ Tòa án hoàn tất các thủ tục để đưa ra xét xử.

746 tỷ đồng xét trên phần tài sản thế chấp cổ phiếu STB tương đương với khối lượng cổ phiếu được tính từ mệnh giá 10.000đ/cp, thấp hơn giá thị trường của STB vào trước 23/11/2020. Chọn đây làm thời điểm để xem xét giá cổ phiếu STB là bởi đây chính là lúc thị trường bắt đầu chớm đồn đoán về khả năng 75 triệu cổ phiếu STB sẽ về tay Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan, còn Techcombank chính là nhà thu xếp thương vụ.

746 tỷ đồng là số tiền mà Eximbank sẽ thu hồi nợ từ bán 75 triệu cổ phiếu STB mà khách hàng thế chấp.

Chưa bàn tới chuyện có hay không giá trị xác thực của đồn đoán này, cổ phiếu STB từ loanh quanh 13.650đ/cp, đã tăng lên mức 14.600đ/cp với thanh khoản khá trong những

Song song, thông tin về khả năng Tập đoàn Vingroup sẽ "nhúng sâu" vào STB và nắm giữ khối cổ phiếu sở hữu từ tay ông Trầm Bê, trị giá ước tính lên tới cả tỷ USD, cũng là động lực khiến cổ phiếu STB tăng giá mạnh.

Một vụ thâu tóm mới?

Về bản chất đồn đoán nói trên, một chuyên gia phân tích: Thứ nhất, cần phải thấy rằng việc Eximbank có thể bán/ xử lý 75 triệu cổ phiếu STB, là thông tin tích cực cho Eximbank trong thu hồi nợ. Nhưng để bán được trọn gói lô cổ phiếu nói trên, Eximbank cần chờ Tòa án phán quyết hoàn tất phần nợ và giá trị cổ phiếu thế chấp còn lại. Eximbank cũng có thể chọn giải pháp xử lý lẻ trước 2/3 khối cổ phiếu. Dù là cách thức nào thì với những tay to quá sành sỏi về M&A như Vingroup hay Masan, đều sẽ rất khó có chuyện có thông tin xuất hiện trên thị trường trước khi thương vụ hoàn tất. Vụ bán vốn VinCommerce về tay Masan của Vingroup là một ví dụ.

STB lại “nổi sóng” - Ảnh 3.

NHNN đã cho phép Eximbank xử lý gần 75 triệu cổ phiếu STB mà 7 khách hàng đã thế chấp để thu hồi nợ.

Thứ hai, việc Vingroup cùng hợp danh với Masan, lại được Techcombank "môi giới" để đầu tư vào một ngân hàng là chuyện vô cùng… khó tin. Bởi, mặc dù Vingroup trước nay luôn tuyên bố làm đa ngành, song không hề có mũi nhọn tài chính. Hơn thế, STB có gì để phù hợp khẩu vị của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một câu hỏi khó, đặc biệt khi Techcombank, trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với Masan và Vingroup, đang làm khá tốt vai trò của nhà tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu, cung cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài chuyện các nhà đầu tư cổ phiếu STB được lợi giá lên và phía Eximbank cũng có thể thuận lợi thỏa thuận thu hồi vốn từ lô cổ phiếu STB; thì khả năng có một nhóm đối tượng mới đầu tư "ôm" cả khoản bán từ STB lẫn cổ phần liên quan nhà ông Trầm Bê, lại đòi hỏi tiền tươi thóc thật, là quá khó để xảy ra.

Mặc dù vậy, những câu chuyện xoay quanh chính STB trong quá khứ lại cũng là minh chứng cho chân lý trong kinh doanh, bất cứ tình huống nào cũng có thể xảy ra bởi "không có gì là không thể".

Theo Lê Mỹ/Diễn đàn doanh nghiệp

https://enternews.vn/stb-lai-noi-song-186805.html

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/stb-lai-noi-song-a146763.html