Điểm mặt 4 "ông lớn" đề xuất chủ trương đầu tư dự án điện khí hơn 53.000 tỷ đồng tại Quảng Trị

Có tới 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc và tập đoàn trong nước T&T nộp hồ sơ xin cấp chủ trương với dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng Quảng Trị. Đây đều là những tập đoàn lớn, kinh nghiệm lâu năm, có uy tín và đã tham gia nhiều dự án lớn về điện khí.

Tổ hợp nhà đầu tư xin chủ trương dự án 53.000 tỷ đồng

Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị cho hay, đơn vị này đã nhận được hồ sơ của Tổ hợp nhà đầu tư gồm Tổng công ty Năng lượng Hanwha (HEC), Tổng công ty Khí Hàn Quốc (Kogas), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (Kospo) đến từ Hàn Quốc và Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T) về việc trình hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng tại Khu kinh tế đông nam Quảng Trị. Giai đoạn 1dự án có công suất 1.500 MW.

Phối cảnh của Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng

Phối cảnh của Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng

Theo đề xuất của tổ hợp nhà đầu tư, Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất giai đoạn 1 đến 1.500MW với  tổng vốn đầu tư dự kiến 53.667 tỷ đồng, tiến độ vận hành thương mại năm 2026- 2027.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, trước đó ngày 4/2, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý bổ sung giai đoạn 1 của Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, công suất giai đoạn 1 đến 1.500 MW, tiến độ vận hành năm 2026-2027. Các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch điện VIII và tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể các nội dung về địa điểm; công nghệ sử dụng; nguồn khí cung cấp cho các giai đoạn ngắn và dài hạn, có tính đến khả năng khai thác các mỏ khí tự nhiên ngoài khơi tỉnh Quảng Trị; quy mô kho cảng LNG; đấu nối nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia; giá điện cạnh tranh trong hệ thống điện quốc gia và các nội dung liên quan khác.

 Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng đầu tư xây dựng nhà máy điện khí độc lập tại xã Hải An và Hải Ba trên tổng diện tích hơn 120 ha, sử dụng LNG để hoạt động. “Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng là dự án động lực của tỉnh, góp phần đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền trung”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho hay.

 Quảng Trị cam kết đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư quan tâm; bảo đảm lựa chọn nhà đầu tư có đủ kinh nghiệm, khả năng tài chính tham gia và thực hiện đúng pháp luật về đầu tư, sớm khởi công, đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường…theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ..

Về hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án, UBND tỉnh Quảng Trị giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh này hướng dẫn hoàn thiện theo quy định, đồng thời tổng hợp báo cáo tổng quát về nội dung đề xuất chủ trương đầu tư và trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện khí để UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Trước đó, lãnh đạo tỉnh này cũng đã có cuộc họp với các ngành, địa phương về tình hình triển khai dự án trung tâm điện khí LNG Hải Lăng.

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trung tâm điện khí LNG - giai đoạn 1, 1.500 MW do Sở Công Thương lập ngày 30/6 cho biết diện tích đất thực hiện dự án giai đoạn 1 là 97,15ha.

Trong đó cơ cấu hiện trạng đất bao gồm: đất ở nông thôn và đất trồng cây hàng năm là 35,29ha; đất rừng phòng hộ là 7,06ha; đất rừng sản xuất là 34,76ha; đất trồng cây hàng năm và đất khác là 23 ha; đất chưa sử dụng là 0,04 ha.

Dự án có quy mô gần 120ha, nằm trên địa phận xã Hải An và xã Hải Ba huyện Hải Lăng, thuộc khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4,5 tỷ USD (tương đương 53.667 tỷ đồng). Dự án có công suất giai đoạn 1 là 1.200-1.500 MW, giai đoạn 2 từ 2.400 - 3.000 MW, dự kiến đi vào vận hành giai đoạn 1 từ năm 2028.

Hé lộ danh tính “khủng” của 4 nhà đầu tư

Hanwha là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành lớn nhất tại Hàn Quốc. Được thành lập vào năm 1952 với tên gọi ban đầu là Korea Explosives Inc, khởi đầu từ việc sản xuất vật liệu nổ, Hanwha sau đó nhanh chóng phát triển và trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề đồng thời liên tục đa dạng hóa nguồn vốn trải dài trong nhiều lĩnh vực, mở rộng sang bán lẻ và các dịch vụ tài chính. Giám đốc điều hành hiện tại của tập đoàn là ông Kim Seung-youn.

Tập đoàn Hanwha  nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện tại, Hanwha đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1 tỷ đô la với nhiều dự án có số vốn lên tới hàng trăm triệu đô.

Tập đoàn Hanwha nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện tại, Hanwha đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1 tỷ đô la với nhiều dự án có số vốn lên tới hàng trăm triệu đô.

Tập đoàn Hanwha là tổ chức phi tài tài chính phi ngân hàng lớn thứ 2 tại Hàn Quốc với tổng tài sản là 117 tỷ USD. Hanwha kinh doanh trên các lĩnh vực chính như hóa dầu, hàng không vũ trụ, vũ khí quốc phòng, xây dựng, tài chính, du lịch và giải trí và năng lượng tái tạo. Hanwha bao gồm 58 công ty con tại Hàn Quốc và hơn 170 công ty ở các quốc gia như: Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản…

Tập đoàn Hanwha  nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện tại, Hanwha đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1 tỷ đô la với nhiều dự án có số vốn lên tới hàng trăm triệu đô.

Công ty Năng lượng Hanwha  được thành lập vào năm 2007, là một công ty về giải pháp năng lượng toàn diện thuộc Tập đoàn Hanwha. Công ty Năng lượng Hanwha - Hanwha Energy vận hành các nhà máy đồng phát (còn gọi là điện nhiệt kết hợp), cung cấp nguồn điện chất lượng cao và hơi áp suất cực đại cho những công ty thuộc các khu công nghiệp quốc gia tại Hàn Quốc. Ngoài ra, Hanwha Energy đang đa dạng hóa kinh doanh năng lượng của mình khi thúc đẩy sản xuất năng lượng mặt trời ở nước ngoài, kinh doanh O&M, kinh doanh giải pháp hệ thống, năng lượng thông minh…

Tại Việt Nam, Hanwha Energy đã tham gia phát triển, thi công lắp đặt Nhà máy điện mặt trời KN Cam Lâm và Cam Lâm Việt Nam vừa được khánh thành vào ngày 25/6/2019. Hiện Hanwha Energy đang sử dụng công nghệ tiên tiến, cam kết tuân thủ các yêu cầu về hiệu quả năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Công ty KOSPO được thành lập tháng 2/2001, sau khi tách ra từ Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) và hiện là một trong những công ty hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực nhiệt điện, điện gió.

Tập đoàn KOGAS (được thành lập năm 1983 bởi chính phủ Hàn Quốc) đã chủ động phát triển các công nghệ mới, mở rộng phạm vi kinh doanh, tham gia nhiều dự án nước ngoài và nhận được mức xếp hạng tín nhiệm A1 và A, mức xếp hạng cao nhất của một công ty Hàn Quốc chứng nhận bởi Moody’s và S&P.

Tại Việt Nam, tập đoàn KOGAS đã hợp tác cùng với Đại học Dầu khí trong lĩnh vực làm sạch, kiểm tra đường ống (Pigging) và các dịch vụ kiểm tra khuyết tật hình học đường ống (Geometry Inspection); dịch vụ kiểm tra độ mất mát vật liệu đường ống (Metal Loss Inspection); công nghệ Digital Mapping (Digital Mapping Technology); hệ thống mô phỏng đường ống (KOGAS Pipeline Simulation Facility).

Tập đoàn KOGAS hiện đang là nhà nhập khẩu LNG độc lập lớn nhất thế giới, trong năm 2017 Tập đoàn này đã nhập khẩu 31 triệu tấn LNG phục vụ cho nhu cầu phát điện và công nghiệp/dân dụng tại quốc gia Bắc Á này. Đồng thời, KOGAS còn đứng đầu thế giới về việc nghiên cứu xây dựng các bồn chứa LNG và đang giữ kỷ lục về việc xây dựng bồn chứa LNG có dung tích chứa lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, KOGAS đã vươn ra ngoài lãnh thổ Hàn Quốc và tham gia vào các dự án E&P, nhà máy sản xuất LNG và khâu hạ nguồn phân phối khí tại một số nước trên thế giới, cụ thế như Mozambique, Mexico,…

Tập đoàn T&T Group là một tập đoàn đa ngành hàng tại Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn bao gồm Bất động sản, cộng nghiệp, thể thao, hạ tầng giao thông, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, thương mại Xuất nhập khẩu,…

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc T&T Group.

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc T&T Group.

Tập đoàn T&T thành lập năm 1993 tiền thân là Công ty TNHH T&T với ngành chủ đạo: Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm điện tử, điện máy của các hàng như: Panasonic, National, …,  hiện tại là một tập đoàn đa ngành, lớn mạnh ổn định bền vững với thế mạnh là Công nghiệp – Tài chính – Bất động sản do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc T&T Group sáng lập.

Tập đoàn T&T là một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam với hơn 60 công ty con, công ty thành viên, công ty liên doanh, liên kết hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Tập đoàn này nổi tiếng khi sở hữu CLB bóng đá số 1 tại Việt Nam hiện nay (CLB Hà Nội) và trở thành đại cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Tập đoàn T&T Group cũng là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Sau 27 năm thành lập và phát triển, từ một doanh nghiệp với tài sản chỉ là một cửa hàng bán lẻ rộng vài chục m2 tại Hà Nội, Tập đoàn T&T Group hiện đã trở thành một tập đoàn có vốn điều lệ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Theo Vũ Hoàng/Doanh nhân Việt Nam

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/diem-mat-4-ong-lon-de-xuat-chu-truong-dau-tu-du-an-dien-khi-hon-53000-ty-dong-tai-quang-tri-a152230.html