Đây cũng là mỏ Vonfram quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam được triển khai và đưa vào sản xuất thành công trong 20 năm qua. Từ nguồn tài nguyên chiến lược của Việt Nam, MHT đã thực hiện nhiều bước đi mạnh mẽ nhằm củng cố tầm nhìn trở thành nhà cung cấp vật liệu công nghiệp công nghệ cao toàn cầu, đưa ngành chế biến khoáng sản của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Masan High-Tech Materials là công ty thành viên của Tập đoàn Masan – doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Trong hành trình 11 năm xây dựng và phát triển MHT đã dịch thành công từ một doanh nghiệp khai thác khoáng sản, trở thành nhà cung cấp vật liệu công nghiệp công nghệ cao toàn cầu. Đồng thời có khả năng quyết định cán cân xuất khẩu vonfram trên thị trường quốc tế, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Trở thành nhà cung cấp tích hợp hàng đầu thế giới về vật liệu tiên tiến công nghệ cao có tính quyết định đối với sự đổi mới và sáng tạo toàn cầu””.
MHT sản xuất và cung cấp vật liệu công nghệ cao như Vonfram, Florit, Bismut, những vật liệu không thể thiếu trong ngành sản xuất máy bay, máy tính, điện thoại, công nghiệp vũ trụ... Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã và đang tạo ra nhiều thách thức với các doanh nghiệp, thị trường và ngành công nghiệp trên khắp toàn cầu. Khách hàng giảm hoặc không có nhu cầu khiến đầu ra sản phẩm của Masan High-Tech Materials gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh đó, công ty đã tìm cách cân bằng giữa việc đảm bảo hoạt động trong cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng thời liên tiếp thực hiện nhiều bước đi chiến lược.
Tháng 6/2020, MHT hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram toàn cầu của H.C. Starck Tungsten Powders (HCS). Đây là sự kiện khởi đầu để Masan High-Tech Materials trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao. Nguồn cung APT sơ cấp ổn định với giá thành thấp từ Masan High-Tech Materials kết hợp với năng lực tái chế của HCS sẽ mang đến cho Công ty lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để đào tạo và phát triển các chuyên gia kỹ thuật trong ngành vật liệu công nghệ cao của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa nền tảng kinh doanh của Công ty. Thông qua thương vụ này, MHT trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam mua lại nền tảng công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới. Qua đó, khẳng định tiềm lực, vị thế của doanh nghiệp Việt, đưa ngành khai khoáng của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Tháng 11/2020, MHT tiếp tục ký kết và hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược với Mitsubishi Materials Nhật Bản, hướng đến mục tiêu phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao hàng đầu. MHT sở hữu nền tảng vonfram có thế mạnh từ nguồn cung ổn định các nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp, sau đó chế biến thành các oxit vonfram, bột vonfram, vonfram cacbua và hóa chất có chất lượng tốt nhất. Sự hợp tác của Mitsubishi Materials với vai trò là đối tác chiến lược sẽ củng cố bước chuyển đổi của Công ty để phát triển nền tảng vonfram công nghệ cao tích hợp theo chiều dọc. Đồng thời, phát triển các giải pháp tiên tiến với hiệu quả vượt trội cho khách hàng cuối, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của cả hai bên gồm khả năng cung ứng các sản phẩm vật liệu vonfram công nghệ cao với chất lượng và hiệu suất hàng đầu.
Ông Craig Richard Bradshaw – Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials chia sẻ: “Vượt qua các thách thức và biến động do tình hình COVID-19, MHT đã ứng phó nhạy bén, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm, linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đặc biệt đã quản trị dòng tiền hiệu quả. Giao dịch với H.C. Starck và Mitsubishi Materials thể hiện tầm nhìn của Masan High-Tech Materials là trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng chuỗi giá trị tích hợp xuyên suốt hàng đầu thế giới, cung cấp các giải pháp độc đáo để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.”
Trách nhiệm cộng đồng, bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để phát triển bền vững
Không chỉ đạt nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh, MHT là doanh nghiệp luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường và có đóng góp nổi bật cho kinh tế và xã hội địa phương. Theo MHT, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của doanh nghiệp vì sự bền vững và cộng đồng. Do vậy, nhiều biện pháp đã được công ty thực hiện để giảm thiểu những yếu tố ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường.
Tiêu biểu, MHT đã đã đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải hiện đại với công suất 1.500m3/giờ sử dụng công nghệ sinh học kết hợp hóa lý để xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường. Xây dựng kho lưu chứa chất thải nguy hại để lưu giữ đúng quy định trước khi chuyển giao cho nhà thầu đủ chức năng để xử lý. Xây dựng hai bãi thải phía Bắc và phía Nam của Moong khai thác để lưu trữ đất đá thải phát sinh từ quá trình khai thác. Xây dựng hai hồ chứa đuôi quặng (hồ OTC và hồ STC) để lưu giữ đuôi quặng oxit và đuôi quặng sunfua phát sinh từ quá trình chế biến
Công ty cũng chủ động thiết lập các biện pháp giảm thiểu bụi từ hoạt động khai thác và vận chuyển như: lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi, sử dụng các lưới chắn bụi, tưới nước thường xuyên các tuyến đường vận chuyển. Đồng thời, tiến hành trồng cây tại các khu vực đã hoàn thành công tác đất để giảm thiểu bụi, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị hoặc lắp đặt thiết bị giảm âm để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh. Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác quan trắc để kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường. Bênh cạnh quan trắc truyền thống, chúng tôi còn vận hành
Năm 2020, MHT đóng góp Ngân sách Nhà nước 1.467 tỷ đồng; tạo việc làm cho 1.500 lao động với thu nhập bình quân tháng 12,5 triệu đồng/người (cao nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên). Bên cạnh đó, Công ty đã dành 3 tỷ 810 triệu đồng cho các các hoạt động an sinh xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng như: xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho cộng đồng; hoạt động khuyến nông và sinh kế bền vững cho người dân; sức khỏe cộng đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường; tín dụng vi mô, nâng cao năng lực cho người dân địa phương và các chương trình từ thiện, nhân đạo trên địa bàn các xã ảnh hưởng bởi Dự án nói riêng và tỉnh, huyện nói chung.