Ai sẽ chiến thắng trong cuộc đua xe điện?

Trung Quốc và châu Âu đang tích cực thúc đẩy xe điện trong khi Mỹ, Nhật Bản và khu vực ASEAN lại chậm chân hơn. Trong bối cảnh đó, VinFast trở thành ngôi sao sáng về xe điện tại khu vực ASEAN.

untitled-1634438132.png
Xe điện VF e34 mới ra mắt của VinFast

Tính đến năm 2020, hơn 3 triệu xe điện đã được bán ra tại Trung Quốc, cao hơn gấp đôi so với Mỹ. Ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc hứa hẹn phát triển một cách rực rỡ khi có đến hơn 400 thương hiệu tham gia vào cuộc đua giao thông xanh, cung cấp từ những chiếc xe hạng sang cho tới xe bình dân, từ xe con tới xe tải, xe bus điện.

Trung Quốc đưa ra kế hoạch chi tiết để phát triển xe điện, bao gồm việc nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành công nghiệp này trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 – 2025), đặt mục tiêu 20% doanh số xe hơi bán ra là xe điện vào năm 2025 trong Kế hoạch Công nghiệp xe hơi sử dụng năng lượng mới 2021 – 2035.

Những kế hoạch này được thúc đẩy bởi nhiều chính sách khuyến khích, bao gồm hỗ trợ tín dụng theo doanh số bán xe đối với các nhà sản xuất, miễn thuế đăng ký đến hết năm 2022 cho người tiêu dùng…

Châu Âu, với những cam kết mạnh mẽ nhất về biến đổi khí hậu cũng đang nỗ lực thúc đẩy xe điện. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đánh mất danh hiệu thị trường xe điện lớn nhất vào tay châu Âu.

Sở hữu những ông trùm trong ngành xe hơi thế giới như BMW, Mercedes, Audi, Porches…, ngành công nghiệp xe điện của châu Âu dường như có một nền móng vô cùng vững chắc. Các nhà sản xuất lớn cũng tích cực chuyển đổi khi 10 quốc gia cùng hàng chục thành phố châu Âu lên kế hoạch cấm bán xe động cơ đốt trong kể từ năm 2035.

Trong khi Trung Quốc và châu Âu tích cực với thị trường phương tiện giao thông năng lượng sạch thì Nhật Bản và Mỹ dường như đang đi chậm hơn một cách đáng kể.

Chính phủ Mỹ có những chính sách thúc đẩy xe điện từ sớm, tuy nhiên một số ưu đãi dành cho nhà sản xuất xe điện không được tiếp tục gia hạn. Bên cạnh đó, quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện nội địa cũng được cho là cản trở lớn để các hãng xe phát triển dòng xe điện.

Nhật Bản được biết đến như một cường quốc xe hơi, tuy nhiên các hãng xe tỏ ra khá thận trọng đối với xe điện bởi lo ngại những thay đổi quá nhanh và quy định khắt khe cho động cơ đốt trong sẽ làm tổn thương thị trường lao động.

Quan điểm của Nhật Bản có ảnh hưởng lớn đến khu vực ASEAN, khi khu vực này là trung tâm sản xuất, lắp ráp hàng đầu của các hãng xe Nhật. Các quốc gia ASEAN cũng chưa có kế hoạch rõ ràng để xây dựng thị trường và ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.

Trong bối cảnh đó, hãng xe Vinfast thuộc tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup trở thành ngôi sao sáng tại ASEAN khi sản xuất và lên kế hoạch phát hành 3 mẫu xe có phiên bản điện là VF31, VF32, VF33 tại thị trường Mỹ, Canada và châu Âu.

Mới đây, VinFast tiếp tục cho ra mắt VF e34, là chiếc xe đầu tiên chạy hoàn toàn bằng điện dành cho thị trường trong nước của hãng này, với công nghệ sạc 18 phút di chuyển được 180km. 2 mẫu xe khác là VF e35 và VF e36 dự kiến sẽ được giới thiệu tại Los Angeles Auto Show 2021 diễn ra vào cuối tháng 11.

Các quốc gia đều đang có kế hoạch và lộ trình riêng để phát triển ngành công nghiệp xe điện, tuy nhiên cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống trạm sạc điện vẫn là rào cản lớn đối với ngành này, ngay cả tại những quốc gia đang chi hàng tỷ USD cho hệ thống trạm sạc điện.

Cùng với đó, sự khan hiếm về chất bán dẫn đang cho thấy tốc độ phát triển của ngành xe điện đang vượt quá khả năng cung ứng đầu vào. Các hãng xe cũng như các chính phủ cần tìm kiếm một giải pháp bền vững hơn để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp xe điện, thay vì tìm cách tăng cường khai thác tài nguyên, ví dụ như tá

Theo Phạm Sơn/The Leader

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/ai-se-chien-thang-trong-cuoc-dua-xe-dien-a152488.html