Cuộc khủng hoảng năng lượng Trung Quốc khiến thị trường hàng hóa thế giới “ớn lạnh”

Việc sử dụng năng lượng từ các nhà máy điện chạy bằng than đá đã bị cắt giảm theo luật môi trường mới thông qua nhiều biện pháp hạn chế công nghiệp từ tháng trước, nhiều hậu quả tệ hại đã xảy ra.

Cuộc khủng hoảng năng lượng Trung Quốc khiến thị trường hàng hóa thế giới “ớn lạnh”

Ảnh: Reuters

Các biện pháp hạn chế của chính quyền Trung Quốc với các ngành tiêu thụ các bon cao và cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đã ảnh hưởng đến tình hình cung cầu của một số loại hàng hóa chủ chốt của thế giới, giá cả nhiều loại hàng hóa tăng chóng mặt. Tuy nhiên nhiều chuyên gia thị trường cảnh báo tình trạng này chưa chấm dứt, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Các chỉ thị mới từ Bắc Kinh trong năm nay đã khiến cho giá nhiều loại sản phẩm hàng hóa, từ quặng sắt cho đến nhôm, đồng loạt tăng mạnh. Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn trong trung tâm công nghiệp của Trung Quốc và những nỗi lo về ngành bất động sản đã khiến nhiều chuyên gia dự báo về sẽ có các động thái chính sách hỗ trợ.

Khi mà chính phủ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm giảm tỷ lệ tiêu thụ các bon và xả thải trong khắp các ngành đồng thời cố gắng đạt mục tiêu không khí thải vào năm 2060, rất nhiều người sẽ quan tâm đến việc người ta sẽ quan tâm đến việc chính sách của phía Trung Quốc và nhiều nơi khác được thực thi như thế nào trong khoảng thời gian từ nay đến đó, theo chuyên gia kinh tế cao cấp tại công ty chứng khoán Nomura Securities – ông Tatsufumi Okoshi.

Giới chức Trung Quốc tập trung nhiều vào ngành thép, ngành mà cho đến nay vốn là mục tiêu của chính sách môi trường, “số phận” của ngành tập trung chủ yếu vào sự bùng nổ của ngành xây dựng mà dường như sẽ gặp khó. Giá của quặng sắt, một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thép, đã tăng đến 40% trong khoảng thời gian từ đầu năm nay cho đến giữa tháng 7 và rồi sau đó giảm gần nửa ở thời gian đầu tháng này.

Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy sản xuất thép đảm bảo sản lượng cho năm 2021 tương đương với năm 2020, điều mà nhiều người tin rằng sẽ thành sự thật khi mà sản lượng thép của Trung Quốc vào tháng 4 ở mức thấp kỷ lục.

Từ tháng 7 năm nay, giới chức Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu các nhà máy sản xuất thép tuân thủ chặt chẽ với mục tiêu đã đề ra. Sản lượng thép tháng 12 giảm 12% so với cùng kỳ năm trước và giảm 15% so với tháng 4, tình hình này chắc chắn đã tác động không nhỏ đến giá quặng sắt, theo phân tích của chuyên gia phân tích thuộc công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities – ông Atsushi Yamaguchi. 

Các nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc sẽ cần phải giữ sản lượng ở ngưỡng của tháng 8 trong khoảng thời gian còn lại của năm để không vượt sản lượng của năm 2020.

Và các biện pháp hạn chế vẫn tiếp diễn. Bộ Công nghiệp Trung Quốc vào tuần trước đã yêu cầu thêm nhà máy thép giảm sản lượng từ ngày 15/11/2021 cho đến 15/3/2021 nhằm đạt được mục tiêu giảm sản lượng. Chính sách này cũng được thiết kế để ngăn ô nhiễm không khí trong thời kỳ thế vận hội Olympic Bắc Kinh và đồng thời để đáp ứng các mục tiêu về giảm tiêu thụ điện.

Theo luật môi trường mới nhất, việc sử dụng năng lượng từ các nhà máy điện chạy bằng than đá đã bị cắt giảm theo luật môi trường mới thông qua nhiều biện pháp hạn chế công nghiệp từ tháng trước, nhiều hậu quả tệ hại đã xảy ra.

Ngành sản xuất nhôm vốn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đây là ngành tiêu thụ nhiều năng lượng, ngành phải đương đầu với các biện pháp giảm tiêu thụ năng lượng và tình trạng thiếu than đá. Một số nhà máy đã giảm giá bán hàng hóa và quy mô sản xuất vốn đã ở mức cao bởi nhu cầu toàn cầu tăng cao. Giá bán hiện giờ cao hơn 51% so với thời điểm đầu năm nay.

Theo Trung Mến/BizLIVE

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/cuoc-khung-hoang-nang-luong-trung-quoc-khien-thi-truong-hang-hoa-the-gioi-on-lanh-a152500.html