Trung Quốc quyết thay thế nhà cung cấp ngoại trong ngành công nghệ thiết yếu

Động thái mới nhất giúp cho Bắc Kinh có thêm đối trọng nhằm thay thế các doanh nghiệp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm.

Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch thay thế công nghệ Mỹ, âm thầm thành lập nên một tổ chức bí mật có sự ủng hộ của chính phủ nhằm xem xét và cấp phép cho các nhà cung cấp địa phương trong nhiều lĩnh vực, từ điện toán đám mây cho đến các sản phẩm bán dẫn, theo những người có nguồn tin thân cận với vụ việc được Bloomberg trích đăng.

trungquoccongnghereuters1-gqbj-1637125739.jpg
 

Được thành lập từ năm 2016 với nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ, Ủy ban ứng dụng công nghệ đổi mới quốc gia (TAIWC) giờ đây được chính quyền Bắc Kinh giao cho nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn ngành và đào tạo nhân sự để vận hành phần mềm uy tín. Cơ quan thuộc chính phủ này sẽ thiết kế và thực thi kế hoạch Đối mới ứng dụng IT vốn được biết đến với cái tên Xinchuang trong tiếng Trung Quốc. 

Cơ quan sẽ lựa chọn từ một số nhà cung cấp nhằm hỗ trợ công nghệ cho một số lĩnh vực nhạy cảm từ ngân hàng cho đến trung tâm dữ liệu lưu trữ dữ liệu của chính phủ, thị trường này được ước tính có quy mô khoảng 125 tỷ USD vào năm 2025.

Cho đến nay, khoảng 1.800 nhà cung cấp máy tính cá nhân, chip, thiết bị hệ thống và phần mềm đã được mời để tham dự ủy ban này. Tổ chức cho đến nay đã chứng nhận co hàng trăm doanh nghiệp làm thành viên ủy ban, tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm.

Sự tồn tại của bản “danh sách trắng” thuộc Xinchuang , với những thành viên và mục tiêu đầy tham vọng dù chưa công bố nhưng chắc chắn sẽ làm tăng căng thẳng khi mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp thượng đinh trực tuyến đầu tiên. 

Động thái mới nhất giúp cho Bắc Kinh có thêm đối trọng nhằm thay thế các doanh nghiệp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm, đồng thời đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp nhằm có được sự tự chủ và vượt qua các biện pháp trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Trump từng áp đặt trong nhiều lĩnh vực như hệ thống và chip.

Chuyên gia phân tích công nghệ tại tổ chức Gavekal Dragonomics, ông Dan Wang, nhận định: “Trung Quốc đang cố gắng tự chủ phát triển công nghệ. Trung Quốc đã thể hiện quan điểm này nghiêm túc đến nỗi mà ngày một nhiều doanh nghiệp nội địa đang chia sẻ chung một mục tiêu chính trị bởi chẳng ai có thể chắc chắn rằng công nghệ Mỹ có tránh được các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của nước này”.

Nỗ lực thay thế các nhà cung cấp ngoại là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cố gắng tăng cường kiểm soát ngành công nghệ đang ngày một phát triển tại nước này. 

Hiện tại, chính phủ đã buộc một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nước ngoài như Amazon, Microsoft buộc phải thành lập liên doanh để có thể hoạt động tại Trung Quốc đại lục. Apple cũng đồng thời thành lập trung tâm lưu trữ dữ liệu. Các quy định mới nhắm đến mục tiêu chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ hơn các trung tâm dữ liệu viễn thông và đề xuất ra quy định mới nhằm yêu cầu các dữ liệu quan trọng nhất phải được lưu trữ bên trong biên giới Trung Quốc.

Trung Mến/Bizlive

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/trung-quoc-quyet-thay-the-nha-cung-cap-ngoai-trong-nganh-cong-nghe-thiet-yeu-a152718.html