Viva Land pháp nhân mới trên thị trường bất động sản Việt Nam, được kỳ vọng hồi sinh dự án “chết” hơn một thập kỷ Saigon On Tower là ai?

Một pháp nhân mới được thành lập trong năm 2020 với những nhân sự điều hành đến từ tập đoàn bất động sản nổi tiếng Capital Land được kỳ vọng sẽ hồi sinh dự án “chết” Saigon On Tower với tên gọi mới là IFC One Saigon. Họ là ai và tiềm lực như thế nào?

Theo thông tin chúng tôi có được, Viva Land tiền thân là CTCP Circus Power. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ công ty ban đầu chỉ 2 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Nguyễn Thị Kim Khánh (30%), Dương Thị Hạnh (20%) và Nguyễn Thị Ngọc Mai (25%). Cổ đông lớn Nguyễn Thị Kim Khánh cũng đồng thời là Người đại diện theo pháp luật, kiêm Tổng giám đốc công ty.

Hiện tại, trên trang nhà của Viva Land cho hay: Viva Land đang quản lý tài sản lên đến 5 tỷ USD. Công ty đang sở hữu 800 ha diện tích đất sẽ được triển khai, trong đó có hơn 17 ngàn căn hộ để ở.

Saigon On Tower sẽ lột xác thành IFC One Saigon bởi bàn tay của nhân vật mới trên thị trường có tên Viva Land?

Saigon On Tower sẽ lột xác thành IFC One Saigon bởi bàn tay của nhân vật mới trên thị trường có tên Viva Land?

Cũng theo thông tin từ chính Viva Land, pháp nhân này có trụ sở tại số 39 đường Robinson, Singapore và có 2 văn phòng tại số 1-1A-2, đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM và tại tầng 32 Tòa nhà Capital Place Building, số 29 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.

Hiện tại, lãnh đạo Viva Land là những nhân sự quen thuộc tại thị trường bất động sản Việt Nam khi họ từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng thuộc tập đoàn bất động sản Capital Land (Singapore).

Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Viva Land là ông Chen Lian Pang, cựu Tổng giám đốc CapitaLand Việt Nam. Ông vừa rời khởi chức vụ này vào ngày 1/7/2020. Nhân vật Chen Lian Pang không phải là cái tên xa lại với giới bất động sản Việt Nam. Trước khi làm Chủ tịch Viva Land, ông Chen được biết đến với hơn 40 năm phát triển trong lĩnh vực bất động sản. Theo đó, ông đã dẫn dắt đội ngũ của mình phát triển một số dự án tiêu biểu trong khu vực, bao gồm Capital Tower (Singapore) , Raffles City (Thượng Hải, Trung Quốc), Capital Place (Hà Nội, Việt Nam), d'Edge (TP.HCM, Việt Nam), The Vista (TP.HCM, Việt Nam).

Chủ tịch HĐQT Viva Land là ông Chen Lian Pang, cựu Tổng giám đốc CapitaLand Việt Nam, vừa rời khởi chức vụ này vào ngày 1/7/2020.

Chủ tịch HĐQT Viva Land là ông Chen Lian Pang, cựu Tổng giám đốc CapitaLand Việt Nam, vừa rời khởi chức vụ này vào ngày 1/7/2020.

Bên cạnh ông Cheng, ông Eddie Lim, một nhân sự khác có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại CapitaLand được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc điều hành. Trước khi làm Giám đốc điều hành của Viva Land, ông Eddie Lim có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành hoạt động kinh doanh và đầu tư về căn hộ dịch vụ và bán lẻ. Ông Eddie Lim đã từng đảm nhiệm các vị trí cấp cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc quốc tế tại các quốc gia trong khu vực như Singapore, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia.

Ông Eddie Lim, một nhân sự có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại CapitaLand được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc điều hành Viva Land.

Ông Eddie Lim, một nhân sự có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại CapitaLand được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc điều hành Viva Land.

Ngoài đội ngũ nhân sự, Viva Land còn được cho là có tiềm lực khi hiện tại họ đang phát triển một loạt dự án như: Dự án nâng cấp tài sản GP (quận 5, TP HCM) – chủ đầu tư là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; phát triển và quản lý dự án IFC One Saigon (quận 1, TP HCM); phát triển và quản lý dự án Saigon Peninsula (quận 7, TP HCM) – chủ đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; quản lý dự án Waterfront Saigon (quận 1, TP HCM) – chủ đầu tư MIK Group.

Về dự án IFC One Saigon thực chất trước đây là Saigon On Tower. Đây là dự án sở hữu vị trí đắc địa với mặt tiền nằm trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP HCM) và "view" nhìn thẳng ra sông Sài Gòn.

Dự án có diện tích hơn 6.672 m2, mật độ xây dựng 46% với quy mô 41 tầng (không tính 5 tầng hầm và 3 tầng kỹ thuật), tổng vốn đầu tư 256 triệu USD (tương đương 5.000 tỷ đồng). Theo thiết kế, công trình cao 185 m, gồm khu căn hộ 180 căn và khu văn phòng.

Chủ đầu tư dự án là CTCP Sài Gòn One Tower, liên doanh của CTCP M&C, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist, Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ (HoSE: PNJ).

Khởi công xây dựng từ năm 2007, dự án được kỳ vọng tạo tiếng vang và trở thành một trong những tòa cao ốc biểu tượng tại Sài Gòn. Theo dự kiến ban đầu, đây sẽ là tòa nhà cao thứ 3 tại TP HCM khi hoàn thành vào năm 2009, cao trên 195 m.

Đến năm 2011, khi chỉ mới xây dựng xong phần thô, dự án bất ngờ bị ngừng thi công. Ước tính 80% khối lượng công việc đã được hoàn thành, kính bao tòa nhà cũng đã ốp gần hết. Dù gần 1 thập kỷ đã trôi qua, nhưng tòa nhà vẫn chưa thể hoàn thành.

Đây là dự án cũng khiến khá nhiều nhân vật nổi tiếng vướng vào vòng lao lý. Đó là ông Phùng Ngọc Khánh, chủ của CTCP Saigon M&C và ông Trần Phương Bình, Chủ tịch Ngân hàng Đông Á.

Ông Phùng Ngọc Khánh (bìa trái) xuất hiện cùng ông Trần Phương Bình (bìa phải) tại tòa trong vụ đại án DAB.

Ông Phùng Ngọc Khánh (bìa trái) xuất hiện cùng ông Trần Phương Bình (bìa phải) tại tòa trong vụ đại án DAB.

Cụ thể, năm 2007, được sự chấp thuận của UBND TP HCM, ông Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP M&C) hợp tác với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và các đối tác khác thành lập Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C để triển khai dự án Cao ốc Saigon M&C Tower.

Khởi công năm 2009, dự án đổi tên thành Saigon One Tower, cao 42 tầng, được thiết kế trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và căn hộ cao cấp đạt chuẩn quốc tế.

Theo cơ quan điều tra, để có tiền thực hiện dự án Saigon One Tower và đầu tư cho các dự án khác, từ năm 2007 đến 2013, Phùng Ngọc Khánh đặt vấn đề với ông Trần Phương Bình (Chủ tịch HĐTD, Tổng giám đốc DAB) sử dụng pháp nhân của 11 công ty do Khánh thành lập và 10 cá nhân (là người quen, nhân viên) để vay DAB hơn 7.106 tỷ đồng.

Đến năm 2011, công trình hoàn thành hơn 80% hạng mục thì phải "đắp chiếu" do ông Khánh và các đối tác không còn khả năng tài chính. Khoản nợ đầu tư cho dự án tại DAB và các tổ chức tín dụng ngày càng lớn, không có khả năng trả cả vốn lẫn lãi.

Tính đến ngày 30/6/2017, riêng dư nợ của Công ty CP địa ốc Sài Gòn M&C tại DAB là hơn 854 tỷ đồng. Khoản nợ này có tài sản đảm bảo là một phần tài sản hình thành trong tương lai từ cao ốc Saigon One Tower, được định giá 723 tỷ đồng.

Không bị xử lý hình sự liên quan đến các khoản vay trái pháp luật tại dự án Saigon One Tower, song ông Khánh đang bị xét xử cùng ông Trần Phương Bình và các đồng phạm về hành vi làm hồ sơ khống cho nhóm khách hàng của Công ty CP M&C vay, gây thiệt hại hơn 3.949 tỷ đồng của DAB.

Về dư nợ hàng nghìn tỷ đồng tại ngân hàng không có khả năng trả, ông Khánh khai với HĐXX rằng, những năm 2008-2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản đóng băng, các công ty của ông bị ảnh hưởng nặng nề. Các dự án dang dở cũng không có khả năng huy động được nguồn tài chính nên bị cáo buộc phải làm hồ sơ khống để đối phó với các khoản nợ xấu tại ngân hàng.

Minh Trí/ Kinh doanh & Tiêu dùng

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/viva-land-phap-nhan-moi-duoc-ky-vong-hoi-sinh-du-an-chet-hon-mot-thap-ky-saigon-on-tower-la-ai-a152751.html