Làm sếp cũng phải học: Đã xác định làm sếp thì phải chịu thua thiệt, không được thể hiện cảm xúc cá nhân, nên noi gương 'nhà lãnh đạo đầy tớ'

Một lãnh đạo cũng được coi là một đầy tớ bởi họ phải tập trung vào sự phát triển và gặt hái những kết quả tốt từ những người mà họ dẫn dắt. Đã xác định là một lãnh đạo, chắc hẳn họ biết làm lãnh đạo thì phải dẫn dắt những người dưới cấp họ.

Làm sếp cũng phải học: Đã xác định làm sếp thì phải chịu thua thiệt, không được thể hiện cảm xúc cá nhân, nên noi gương 'nhà lãnh đạo đầy tớ'

Vị CEO của chúng tôi đang trong một cơn giận dữ tột độ. Anh ta "đá thúng đụng nia" tất cả những thứ ở trên sàn nhà và la hét như một đứa trẻ 10 tuổi.

Lý do dẫn tới cơn thịnh nộ đáng sợ ấy là không ai đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề anh ta cần giải quyết. Anh ta đánh một cái thở dài thượt rồi trả lời vài câu hỏi của hai vị lãnh đạo cấp trên – đối tượng chính dẫn tới cơn thịnh nộ kia. Xong việc, anh ta đột ngột rời khỏi phòng họp, sập cửa một tiếng "uỳnh" rõ mạnh.

Ngày hôm ấy, tôi cùng mấy nhân viên lại được triệu tập để thuyết trình, một điều chưa bao giờ xảy ra, vậy nên chúng tôi đã chứng kiến hết toàn bộ hành vi không được đẹp lắm của vị CEO kia. Và chắc bạn cũng đoán được, chỉ trong vài phút ngắn ngủi, tin tức về cơn thịnh nộ của anh ta đã lan truyền tới toàn công ty.

Một nhân viên thì thầm vào tai đồng nghiệp: "Anh ấy lại nổi giận mất kiểm soát rồi."

Người đồng nghiệp kia đáp lại: "Thỉnh thoảng, tôi thấy anh ta hơi khó hiểu."

Nhân viên kia chợt thở dài: "Không, tôi thấy anh ấy chỉ là một đứa trẻ lớn xác mà thôi."

Làm sếp cũng phải học: Đã xác định làm sếp thì phải chịu thua thiệt, không được thể hiện cảm xúc cá nhân, nên noi gương nhà lãnh đạo đầy tớ - Ảnh 1.
Ảnh minh họa)

Chắc hẳn cũng khá nhiều nhân viên đã chứng kiến cảnh sếp mình nổi giận vô cớ và câu chuyện trên có vẻ quen thuộc với nhiều người. Sếp cũng là người bình thường, cũng có lúc tức giận, buồn phiền. Tuy nhiên, bởi họ ở một vị trí cao trên nhiều người nên nếu họ không bình tĩnh giải quyết vấn đề thì nổi giận sẽ chỉ khiến hình ảnh họ xấu đi trước nhân viên và vấn đề ngày càng rắc rối.

Một đồng nghiệp của tôi cho biết: "Những vị sếp khó tính, hay dữ dằn chỉ làm thỏa mãn cơn thịnh nộ tức thời của họ mà thôi, còn đối với nhân viên mà nói, ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều. Nhân viên không dám nói những điều mình muốn, muốn làm nhưng không dám báo cáo với sếp vì sợ, cũng vì thế mà họ ngừng thể hiện mình là một nhân viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trước mặt lãnh đạo."

Nhà báo Peggy Nooban của Wall Street chia sẻ: "Những lãnh đạo không hành động như một người trưởng thành thường không thể ước lượng được hậu quả của sự việc. Tôi đã quan sát thấy nhiều người thực sự run rẩy khi biết được sức nặng sau hành vi không đẹp của mình".

Tôi đồng ý với ý kiến của Nooban bởi những "đứa trẻ lớn xác" sẽ không hiểu được tác động của họ ảnh hưởng "ghê gớm" thế nào đến tâm lí nhân viên và điều đó được cấp dưới rất quan tâm và chú ý. Một hành động nhỏ có thể tạo nên một tác động lớn, ngày hôm nay cánh cửa còn rộng mở nhưng ngày mai cánh cửa ấy có thể đóng sập lại bất cứ lúc nào.

Làm sếp cũng phải học: Đã xác định làm sếp thì phải chịu thua thiệt, không được thể hiện cảm xúc cá nhân, nên noi gương nhà lãnh đạo đầy tớ - Ảnh 2.

Hơn nữa, nhiều lãnh đạo không nhớ hoặc không rõ vai trò của họ, họ tuy làm sếp nhưng không phải để "cai trị" mà là để phục vụ. Trong bài luận nổi tiếng "Lãnh đạo cũng như đầy tớ" của Robert K. Greenleaf năm 1970 có viết: "Một lãnh đạo cũng được coi là một đầy tớ bởi họ phải tập trung vào sự phát triển và gặt hái những kết quả tốt từ những người mà họ dẫn dắt. Đã xác định là một lãnh đạo, chắc hẳn họ phải biết làm lãnh đạo thì phải dẫn dắt những người dưới cấp họ.

Vậy nên, họ cần phải kiểm soát được và rèn luyện được cảm xúc của mình trước mọi hành vi mình tạo ra. Nếu họ nhận thức được trước những cảm xúc tiêu cực thì chắc chắn, họ sẽ không làm ai thất vọng."

Mỗi người nắm giữ vai trò là lãnh đạo cần phải thường xuyên tự vấn bản thân mình để xem mình đã là một người sếp trưởng thành hay chưa. Hãy hỏi bản thân mình rằng: "Những người xung quanh có thấy bạn là người đáng tin cậy và có trách nhiệm cho hành động của bạn không? Đây chính là biểu hiện của một nhà lãnh đạo khiêm nhường và tài giỏi".

Làm sếp cũng phải học. Một người nắm vị trí làm sếp không nhất thiết phải tài giỏi nhất, bù lại, phải có năng lực lãnh đạo, biết dẫn dắt đồng đội, duy trì tinh thần tập thể. Đã xác định làm sếp thì phải xác định làm sếp chắc chắn bị thua thiệt, nhất là mặt cảm xúc, nhất là khi muốn nói lên cái tôi. Nhưng, bù lại với mặt thua thiệt kia, cả đội sẽ có được động lực lớn nhất để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/lam-sep-cung-phai-hoc-da-xac-dinh-lam-sep-thi-phai-chiu-thua-thiet-khong-duoc-the-hien-cam-xuc-ca-nhan-nen-noi-guong-nha-lanh-dao-day-to-a15739.html