Charles Robert Darwin, nhà khoa học nổi tiếng thế giới với Thuyết tiến hóa có một số sách lưu trữ lại khá đồ sộ so với điều kiện xuất bản đương thời.
Charles Robert Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882 ), ngoài việc được biết đến rộng rãi là nhà khoa học nổi tiếng, ông còn là nhà tâm lý học, nhà thám hiểm, nghiên cứu ẩm thực, du ký…
Nhà khoa học Charles Darwin, nổi tiếng với thuyết Tiến Hóa.
Bắt đầu từ năm 1838 đến năm 1860, Charles Darwin đã tạo danh mục những cuốn sách ông đã đọc, và danh mục những cuốn ông dự định đọc, những cuốn ông đã đọc dở dang, những cuốn cho bạn bè mượn mà chưa lấy lại… Danh mục sách của ông được trình bày khá chi tiết và gọn gàng như danh mục trong thư viện.
Con trai của Darwin, Francis, cho hay cha anh đã có một cách rất dễ thương để khuyến khích cho việc đọc sách của các con: “Ông đóng một kệ lớn để chất những cuốn đã đọc, một cái khác để chứa những cuốn vừa đọc xong, mỗi khi chuyển từ kệ này qua kệ kia, ông thường rên rỉ với bọn tôi về những quyển mà ông chưa kịp đọc được do thời gian ít ỏi sau khi ở các phòng thí nghiệm về nhà, vì thế, chúng tôi có thể thể hiện tình thương dành cho ông bằng cách đọc những quyển sách đó và tóm gọn lại cho ông nội dung cuốn sách hay miêu tả chi tiết trong đó viết những gì”.
Danh mục sách của Charles Dawin có thể là một gợi ý cho bất kỳ một nhà khoa học trẻ nào nào đang làm nghiên cứu, trong đó có 513 đầu sách nghiên cứu của James Cowles Prichard về Lịch sử vật lý của con người, một văn bản nhân học ghi lại sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Các đầu sách quan trọng khác bao gồm Dân số của Thomas Malthus, Lý thuyết đạo đức của Adam Smith...
Thư viện và phòng làm việc của Darwin
Mục sách văn học bao gồm nhiều tác phẩm của đại văn hào William Shakespeare (Hamlet, Othello, Giấc mộng đêm hè), Trang viên Mansfield của Jane Austen, sách tiểu sử của Wesley và Cicero, Georgic của Virgil. Trên kệ sách đó có những cuốn sách cá nhân, những sổ ghi chép riêng tư không vì mục đích xuất bản, có những dòng ghi chú lại về một số cuốn sách ông đã đọc:
Đọc Aristotle - để xem liệu quan điểm của tôi có cổ xưa.
Đọc Haller’s Physiology (Sinh lý họ của Haller) - Cha tôi nghĩ sẽ truyền lại sự thật nào đó cho tôi từ đây.
Pliny’s Nat - Lịch sử của thế giới (đọc lướt qua nhanh).
Rome của Niebuhr - thất bại trong việc đọc quyển này.
Stella's Journal - thú vị.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ghi chú về việc đọc sách lúc nào cũng là hứng thú, vào ngày 14 tháng 3 năm 1839, Darwin có viết: “Đọc những bài thơ của Giáo hoàng & Dryden - sẽ không đọc lại”.
Và vào ngày 7 tháng 5 năm 1840, khi nhìn loạt sách của Abraham Tucker, ở tập 7 ông viết: “The light of nature pursued (Đuổi theo ánh sáng tự nhiên): Lướt nhanh qua, sách dài dòng và không thể chịu đựng thêm nữa”.
Công việc ghi chép thống kê và sắp xếp các đầu sách lại trong thư viện đã chiếm phần lớn thời gian rảnh trong cuộc đời của Darwin. Trong chuyến rong ruổi suốt 5 năm bằng đường biển đi xuyên qua các châu lục, ông viết Hành trình của tàu Beagle, ông mang theo khoảng 400 quyển sách.
Những công trình của Darwin được lưu giữ trong bảo tàng.
Số sách này phần lớn được sao lưu thành tài nguyên trực tuyến trên trang web darwin-online.org.uk, đọc giả có thể vào đây và tra danh mục đầu sách theo thứ tự chữ cái hoặc thể loại như khi bạn đi thư viện.
Trong số các tựa sách, có các tài liệu quý như cuốn Thiên đàng đã mất ấn bản đầu tiên có chữ ký của của Milton, Bách khoa toàn thư Britannica (Bách khoa toàn thư lâu đời nhất, ấn bản lần thứ 5, 20 tập, đây là sách cập nhật liên tục nhưng đến 2012, từ đó đến nay, sách đã ngừng ấn bản giấy và tiếp tục cập nhật ở bản điện tử), Khám phá Thái bình dương 1832 của Sharon Turner.
Số sách mà Charles Darwin có phần lớn là kế thừa từ tủ sách gia đình, ông nội Darwin là nhà khoa học, triết học, thi sĩ, ông ngoại ông sưu tầm sách về mỹ thuật và nhiều quyển về y học và tài chính là từ cha của Darwin.
Ngoài được biết đến trên toàn thế giới với Thuyết tiến hóa, Darwin còn nổi tiếng sau khi xuất bản bản cuốn Nhật ký ghi chép những chuyến hải hành.
T.S
Theo Zing
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/cach-doc-sach-thu-vi-dang-hoc-hoi-cua-charles-darwin-a33997.html