Đi ngược truyền thống
Đó là thứ mà Hoa Kỳ hay gán cho các nền kinh tế xuất khẩu và là điều mà Tổng thống Donald Trump đã đưa ra trong tuần này để công kích Trung Quốc và châu Âu trong cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát tại Phố Wall nói rằng khả năng chính Donald Trump sẽ khởi động một chiến dịch làm suy yếu đồng USD như một cách để giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.
"Cuộc tranh luận thương mại sẽ ngày một đề cập đến vấn đề tiền tệ nhiều hơn", Charles Dallara, cựu quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết. Ông cũng là một trong những kiến trúc sư của Hiệp ước Plaza, thỏa thuận năm 1985 giữa Mỹ và bốn quốc gia khác để cùng khiến đồng USD mất giá.
Nhưng lần ông Trump lên tiếng (vòng tròn màu xanh) về USD thì đồng bạc xanh luôn giảm. |
Việc chuyển sang chính sách bảo hộ và can thiệp nhiều hơn, như năm 1985, sẽ không chỉ gây ra ảnh hưởng trên thị trường tiền tệ có mức giao dịch 5,1 nghìn tỷ USD/ngày và làm suy yếu vị thế của đồng USD như tiền tệ dự trữ của thế giới, mà còn làm suy yếu nhu cầu về tài sản của Mỹ.
Chính sách đồng USD mạnh đã là nền tảng trong nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ. Xứ cờ hoa cũng là một người ủng hộ lớn cho Hiệp ước Nhóm 20 trong tháng 7, mà các nền kinh tế thành viên sẽ "tránh việc phá giá sẽ, không sử dụng tỷ giá hối đoái làm công cụ cạnh tranh".
Tuy nhiên, Trump đã thể hiện ý định muốn phá giá đồng USD. Kể từ khi nhậm chức vào năm 2017, ông đã thường xuyên nói về việc muốn một đồng USD yếu hơn để hỗ trợ sản xuất của Mỹ. Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng của JPMorgan Chase, đã viết trong một báo cáo trong tháng này rằng ông không thể loại trừ khả năng chính quyền sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm suy yếu đồng USD. Cả Deutsche Bank và OppenheimerFunds đều đồng tình quan điểm này, nói rằng sự can thiệp của đồng USD đã không còn là điều quá xa vời nữa.
Cố ý phá giá?
Có một số dấu hiệu cho thấy việc ông Trump liên tục muốn kìm hãm đồng USD có thể đã có ảnh hưởng xấu đến nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Mỹ. Trong khi tổng nhu cầu đấu giá đã tăng lên trong năm nay, phần trăm nắm giữ của nước ngoài với Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ đã giảm xuống mức thấp gần 15 năm là 41%.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tuần này, Trump lại một lần nữa cáo buộc Trung Quốc và Liên minh châu Âu thao túng tiền tệ. Thứ Sáu tuần trước (16.8), ông cũng phàn nàn với các nhà tài trợ của Đảng Cộng hòa rằng "không vui mừng" với với việc Cục Dự trữ Liên bang dưới thời Chủ tịch Jerome Powell tăng lãi suất liên tục, điều này đã làm tăng giá USD.
Vậy những công cụ nào mà Trump có được nếu ông muốn đi xa hơn việc hăm dọa? Việc can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối sẽ cần sự cho phép của Quốc hội và một số quy định. Tuy nhiên, Viraj Patel, một nhà chiến lược ngoại hối của ING, nói rằng có một kẽ hở mà Trump có thể khai thác để vượt qua những hạn chế của quỹ và phớt lờ Quốc hội: bằng cách tuyên bố can thiệp ngoại hối là "trường hợp khẩn cấp", như khi ông áp thuế với các nước khác.
Làm như vậy, Trump có thể buộc FED phải sử dụng tài khoản của cơ quan này để bán USD. Một động thái như vậy sẽ là vượt qua bất cứ tưởng tượng nào, nhưng khi mà Trump cũng đã lấy lá bài an ninh quốc gia để áp đặt thuế quan, Patel nói rằng ông không thể “loại trừ hoàn toàn” khả năng.
Một lựa chọn ít khắc nghiệt hơn và hợp lý hơn sẽ là việc chính quyền Trump có thể đưa các điều khoản tiền tệ vào bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào, giống như thỏa thuận thương mại Mỹ-Hàn Quốc được sửa đổi vào tháng 3.
Nhiều rủi ro phía trước
Dĩ nhiên, có rất nhiều cảnh báo, và tỷ lệ cược của bất kỳ loại can thiệp nào của Hoa Kỳ vẫn còn thấp. Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã đảm bảo Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên, nhiều người nhớ lại các sự kiện vào đầu những năm 1980, vốn đã lên đến đỉnh điểm với Hiệp ước Plaza, và thấy tương đồng nhất định với những gì đang xảy ra ngày hôm nay. Khi đó, như bây giờ, sức mạnh của đồng USD sau những đợt tăng lãi suất là trung tâm của căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác. Chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, cũng như nỗi lo về nhập khẩu nước ngoài lấy đi công ăn việc làm của người Mỹ. Khi đó, đối tượng công kích là Nhật Bản. Và giờ là Trung Quốc.
Và khi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc gia tăng, một số lo ngại sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ có thể khiến Mỹ mở ra một mặt trận mới trong thị trường ngoại hối. Đồng nhân dân tệ đã giảm 9% kể từ tháng 4, khi tranh chấp thương mại với Trung Quốc bắt đầu tăng cường.
Tầm quan trọng của sự suy giảm, bởi một số biện pháp nhanh nhất kể từ sự mất giá năm 1994, gây ra đồn đoán rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang cố ý làm suy yếu đồng nhân dân tệ để bù đắp ảnh hưởng thuế quan. Dù vậy, giới phân tích thế giới đã bác bỏ khả năng này. Tuy nhiên, ông Trump vẫn không ngừng chỉ trích Trung Quốc vì lợi dụng Hoa Kỳ bằng cách giữ tỷ giá hối đoái thấp một cách giả tạo.
Stephen Jen của Eurizon SLJ Capital cảnh báo rằng Trump có thể trả đũa nhanh chóng trong các thị trường ngoại hối nếu họ nghi ngờ rằng Trung Quốc đang "thao túng Nhân dân tệ", điều này có thể ảnh hưởng tai hại đến nhu cầu đối với tài sản của Mỹ, khi mà Trung Quốc lại là nước nắm giữ Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nhiều nhất thế giới.
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/donald-trump-thao-tung-tien-te-a36336.html