Chủ tịch Ogilvy Vietnam: Từ ký ức bị lạc trên đảo hoang đến bài học "xây thương hiệu chính là xây dựng mối quan hệ với con người"

Kể chuyện để bị lạc trên đảo, ông Alan Couldrey, Chủ tịch Ogilvy Vietnam đã dẫn dắt người đến nhiều yếu tố liên quan đến việc xây dựng thương hiệu.


Kể chuyện để bị lạc trên đảo, ông Alan Couldrey, Chủ tịch Ogilvy Vietnam đã dẫn dắt người đến nhiều yếu tố liên quan đến việc xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu chính là xây dựng mối quan hệ với con người

Mở đầu bài trình bày tại sự kiện do Forbes tổ chức ngày 23/8, ông Alan Couldrey dẫn câu chuyện ông bị mắc kẹt trên một hòn đảo Hy Lạp.

Alan Couldrey đến thăm một hòn đảo Hy Lạp 15 năm trước và đi thăm quan bằng xe máy. Ông và người bạn đồng hành uống hơi nhiều và bị ấn tượng với vẻ đẹp của hòn đảo hoang vắng này. Trên đường về, xe máy hết xăng, trời đã tối và lạnh.

Ông và bạn đi cho tới khi nhìn thấy logo hình mặt trời của hãng nhiên liệu BP. Lúc đó ông biết mình đã được cứu. Từ đó mối quan hệ của ông với hãng BP trở nên tốt đẹp. Sau đó, ông không chọn thương hiệu nào khác ngoài BP bởi quá ân tượng với chữ BP.

Ông Couldrey rút ra kết luận, việc xây dựng thương hiệu, cho dù ở trong thời đại kỹ thuật số hay thời đại nào đi nữa, chính là xây dựng mối quan hệ với con người. Biết cách xây dựng thương hiệu chính là xây dựng mối quan hệ với con người. Là một mối quan hệ, thương hiệu cũng có lúc làm cho bạn thất vọng, có lúc làm cho bạn yêu thích. Trong thời đại công nghệ ngày nay, mối quan hệ này ngày càng phải trở nên cá nhân hóa hơn. Để xây dựng thương hiệu bền vững, cần phải có ý tưởng và câu chuyện tốt để khách hàng luôn thấy hấp dẫn.

Ông Couldrey lấy ví dụ về Milo, một thương hiệu đồ uống của Nestle. Milo làm thương hiệu hướng về chuyện vận động thể thao, trong khi các bà mẹ Việt Nam không tin rằng chơi thể thao giúp ích cho việc học hành. Hơn một nửa bà mẹ trả lời khảo sát cho biết không quan tâm tới thể thao, 20% cho rằng thể thao tốt và khoảng 30% nói rằng họ không chắc.

Các bà mẹ chính là đối tượng mà Milo hướng tới. Bài toán của Milo là làm sao để thay đổi tư duy đó của khách hàng.

Trong quảng cáo của Milo, các bà mẹ cho con mình chơi thể thao và làm nổi bật điều quan trọng là con cái của họ cảm thấy thoải mái nhất khi được chơi thể thao. Các bà mẹ giờ đã quan tâm tới thể thao hơn một chút rồi. Việc Việt Nam thành công tại giải bóng đá U23 châu Á cũng là một cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu, ông Couldrey nhận định.

Lớn có cách làm của lớn, nhỏ có cách làm của nhỏ

Ông Nguyễn Hải Triều, CEO, YouNet Media, đồng thời là phó chủ tịch tại Martech cho rằng, để làm thương hiệu tốt, các công ty có cách thu thập dữ liệu riêng, tùy theo điều kiện của mình.

Theo ông Triều, các công ty lớn thì bỏ tiền ra mua dữ liệu nhưng với công ty nhỏ thì có thể sử dụng dự liệu nội bộ trước. Các công ty cần khai thác những nền tảng như Facebook hay Google và những dữ liệu hiện có từ tất cả những nguồn có thể tiếp xúc với khách hàng, tận dụng tất cả những gì có thể để tạo nên lợi thế của riêng mình.

Ông Anantharaman Sridharan, Tổng giám đốc FWD Việt Nam, thì cho rằng bảo hiểm nhân thọ thường là ưu tiên cuối cùng trong giỏ mua sắm của khách hàng vì nhiều điều khoản phức tạp. Vì vậy, FWD đặt ra vấn đề làm sao có thể đưa ra hình ảnh thương hiệu khác biệt để mọi người hiểu, để thấy ngành này quan trọng và lên kế hoạch mua bảo hiểm.

Ông cho rằng, với bảo hiểm, không cần đổ tiền đầu tư quảng cáo mà phải xem việc xây dựng thương hiệu là một chiến lược lâu dài. Ông Sridharan xác định nếu muốn thành công thì chỉ có hai cách. Một là phải là người đầu tiên trong việc xây dựng một nền tảng khác, hai là phải làm sản phẩm trở nên tươi mới và khác biệt với những sản phẩm của công ty khác.


Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/chu-tich-ogilvy-vietnam-tu-ky-uc-bi-lac-tren-dao-hoang-den-bai-hoc-xay-thuong-hieu-chinh-la-xay-dung-moi-quan-he-voi-con-nguoi-a36911.html