Tiết kiệm khôn ngoan là khi bạn đã dành một khoản tích lũy riêng mà vẫn có thể tận hưởng cuộc sống, không cần quá nghiêm khắc với bản thân nhờ áp dụng quy tắc tiết kiệm theo từng giai đoạn.
Tự chủ về tài chính là điều ai cũng hướng đến khi bạn có thể làm tất cả những gì mình mong muốn mà không cần lo lắng quá nhiều về tiền bạc bởi tình hình tài chính của bạn vẫn ở mức rất tuyệt vời. Rõ ràng, bí quyết tự do tài chính nằm ở quỹ tiết kiệm của bạn. Việc tiết kiệm vẫn còn là vấn đề khó khăn với nhiều người. Thực ra bạn không cần phải cắt giảm tất cả thú vui trong cuộc sống để có thể tiết kiệm. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, bạn cần có chiến lược riêng thiết lập kế hoạch tài chính.
Các quy tắc quan trọng cần tuân thủ khi tiết kiệm tiền
Chia tỷ lệ phần trăm cụ thể là bước quan trọng khi bắt đầu kế hoạch tiết kiệm. Tỷ lệ này cần được điều chỉnh phù hợp khi thu nhập và lợi nhuận tăng hoặc giảm theo thời gian mà không ảnh hưởng đến sinh kế. Trong trường hợp thu nhập tăng, bạn cũng không nên tăng tỷ lệ chi tiêu mà cần tăng phần trăm tiết kiệm nếu nhận thấy vẫn còn khoản dư sau khi đã thanh toán thuế và chi phí cho cuộc sống.
Cất trữ các vật phẩm quý giá cũng là cách lý tưởng để tiết kiệm tiền. Bạn có thể trữ vàng, bạc, kim cương hoặc bất kì vật phẩm có giá trị không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Bài toán về tỷ lệ tiết kiệm trong từng giai đoạn
1. Giai đoạn bắt đầu sự nghiệp
Việc tiết kiệm rất khó có thể ưu tiên với những người ở độ tuổi 20. Khi mới bắt đầu sự nghiệp với mức lương khiêm tốn, có thể bạn còn phải chi trả cho nhiều khoản phí phát sinh. Nhưng lập kế hoạch ngân sách đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm đủ cho tương lai và có khả năng độc lập về mặt tài chính tốt. Do đó, bạn buộc phải tiết kiệm 25% tổng thu nhập hàng năm. Điều này có nghĩa là bạn phải trang trải toàn bộ chi phí cho cuộc sống cá nhân (bao gồm khoản cần trả nợ nếu có) với 75% và đảm bảo KHÔNG vượt quá số tiền đó.
2. Giai đoạn đã lập gia đình
So với giai đoạn khi mới bắt đầu sự nghiệp, những người ở độ tuổi 30, 40 và 50 khó có thể tiết kiệm dài hạn vì trách nhiệm cho gia đình và con cái. Vì vậy, tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn là kế hoạch lý tưởng phục vụ cho các trường hợp khẩn cấp và phí giáo dục đại học của con cái. Trong khoảng 5 năm, bạn phải tiết kiệm được một khoản gấp đôi so với thu nhập hàng năm, đó là tối thiểu. Ví dụ: nếu thu nhập hàng năm của bạn là 50.000 đô la, sau khoảng 5 năm, bạn cần tiết kiệm được 100.000 đô la.
Nên lập tài khoản tiết kiệm liên kết với tài khoản chính, sau đó ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền vào khoản tiết kiệm mỗi tháng. Việc này sẽ giúp mục tiêu tiết kiệm dễ dàng hơn và giảm thiểu sự trì hoãn của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện tài khoản tiết kiệm bằng cách mở rộng đầu tư và các nguồn thu nhập.
3. Giai đoạn tư duy về hưu trí
Ở giai đoạn này, bạn đã có thể sử dụng số tiền tiết kiệm để chi tiêu, nghỉ dưỡng hoặc thậm chí tiếp tục lên kế hoạch đầu tư nho nhỏ để tiếp tục tiết kiệm.
Trong trường hợp cần phải vay tiền, hãy chắc chắn rằng bạn đã dành riêng một khoản lương mỗi tháng cho việc thanh toán hết các khoản nợ của mình và giữ tài khoản tín dụng tài chính “sạch sẽ”.
4. Có quỹ khẩn cấp
Khi có việc khẩn cấp xảy ra hoặc bị mất việc làm, để tránh thâm hụt vào tiền tiết kiệm dài hạn dành cho hưu trí, bạn nên lập quỹ tiết kiệm dự phòng riêng. Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, quỹ dự phòng cần đủ để chi trả cho tối thiểu 6 -12 tháng sinh hoạt, đau ốm, bệnh tật, thất nghiệp…
Người thông minh chắc chắn không bao giờ để bản thân rơi vào khủng hoảng tài chính. Nếu bạn không thể đạt được các mục tiêu tiết kiệm thì tương lai sẽ rất khó khăn và ước mơ trở thành người giàu sẽ càng xa vời.
Theo Việt Hà
Trí thức trẻ