Ai là người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu máy bay riêng?

Trong những năm qua dư luận bàn tán xôn xao chuyện ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long và ông Đoàn Nguyên Đức sở hữu những máy bay riêng với số tiền hàng triệu USD. Tuy nhiên, hai vị doanh nhân cũng không phải là những người đầu tiên sở hữu chiếc máy bay riêng tại Việt Nam.

Chiếc may bay của ông Đoàn Nguyên Đức sử dụng
Chiếc may bay của ông Đoàn Nguyên Đức sử dụng)

Tại Việt Nam, ông Đoàn Nguyên Đức là người đầu tiên công khai chuyện mua máy bay riêng. Năm 2008, ông Đức đã bỏ 5,1 triệu USD mua chiếc máy bay hãng Beechcraft King Air 350. Chiếc máy bay này ban đầu được phi công nước ngoài lái, sau đó mới luân chuyển cho người Việt. Thời điểm đó, bầu Đức là một trong những doanh nhân có số tài sản “khủng” nhất, là người đứng đầu trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.

Lý do bầu Đức bỏ hàng triệu USD để "tậu" máy bay, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết là để phục vụ cho công việc. Ông Đức cũng cho rằng, dùng phương tiện nào là sở thích của từng người, song khi mua cần tính đến mục đích sử dụng.

Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2014 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho thấy, bầu Đức vẫn đang là người sở hữu phần lớn số cổ phần, lên đến con số 311.605.030, chiếm tỷ lệ sở hữu 43,39%, tương đương 7.914,77 tỷ đồng (tính theo thị giá cổ phiếu ngày 17/7 đạt 25.400 đồng/cổ phiếu).

Sau bầu Đức, năm 2010 thông tin về vị doanh nhân thứ hai bỏ hàng triệu USD để tậu máy bay cũng chính thức được công bố.

Chủ nhân chếc máy bay riêng thứ 2 tại Việt Nam là ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát, người lọt top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt khi đó. Vị doanh nhân này đã bỏ ra hơn 17,4 tỷ đồng để sắm cho mình một chiếc máy bay phục vụ nhu cầu công việc.

mb-1367494809_500x0

Chiếc may bay của ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Dù hợp đồng mua máy bay do Tập đoàn Hòa Phát ký, song người chi trả các khoản tiền mua, thuê phi công, sân bay, bảo dưỡng, sữa chữa… do một mình doanh nhân này đứng ra thanh toán.

Nhiều thông tin cho rằng, chiếc trực thăng trị giá gần 5 triệu đôla này sau khi về Việt Nam sẽ được ông Trần Đình Long cho Tập đoàn Hòa Phát thuê lại với giá 1 đồng.

Đến cuối năm 2011, ông chủ Hòa Phát đã đổi chiếc máy bay 6 chỗ sang loại 12 chỗ. Theo một số nguồn tin, chiếc máy bay “đời đầu” của ông này đã được sang nhượng cho một công ty tại Hong Kong.

Cuối năm 2011, dư luận lại xôn xao về việc một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 10 chiếc máy bay cá nhân hạng nhỏ.

Theo đó, người bỏ tiền túi ra mua những chiếc máy bay này là ông Cao Văn Sơn - chủ tịch HĐQT Công ty Hành tinh xanh (Green Planet). Những chiếc máy bay này đều là loại 2 chỗ ngồi, hai trong số đó do Cộng hòa Czech sản xuất, còn lại xuất xứ từ Mỹ.

Trong số 10 máy bay này, chiếc có giá thấp nhất 2 triệu USD và chiếc có giá cao nhất 14 triệu USD. Mức giá này chưa tính thuế nhập khẩu, VAT...

Ngoài ra, theo Giám đốc thương mại Công ty Vinacopter Việt Nam Jussi Hoikka, ở thời điểm năm 2011, cho biết, công ty đang có một số lượng khách hàng Việt Nam tìm hiểu kiểu máy bay phù hợp để đặt mua.

Theo ông Hoikka, trong năm 2010 công ty đã bán được bốn máy bay trực thăng cho các “đại gia” người Việt, và từ đầu năm 2011 đã bán được 2 chiếc.

Tuy nhiên, vào những năm đầu của thế kỷ XX, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là người Việt Nam đầu tiên sắm máy bay riêng. Chiếc máy bay tư nhân nhân này là một phần khá hấp dẫn trong chuỗi những sự kiện ăn chơi nổi tiếng của Trần Trinh Huy.

Từ những năm 1925 -1930, ông được gia đình cho đi du học Pháp để lấy bằng kỹ sư. Sau khi về nước, những gì ông học được không phải kỹ sư, bác sĩ mà chủ yếu là học lái xe, nhảy đầm, cách người Pháp kiếm tiền và canh nông.

20170502100525-may-bay-dau-tien

Ảnh tư liệu, mô phỏng những chiếc máy bay giống với máy bay Công tử Bạc Liêu từng sở hữu. Ảnh: Vietnamnet.vn

Trở lại chuyện công tử Bạc Liêu sở hữu máy bay. Gần đây nhiều tờ báo cho rằng, ông tự lái máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất chở theo cha ông là Hội đồng Trạch ghé thị xã Bạc Liêu rồi về thị xã Cà Mau. Về thông tin này thiếu căn cứ bởi những năm 30 của thế kỷ trước Bạc Liêu chưa có thị xã. Ông Trần Trinh Đức, con trai ông xác nhận, “chuyện cha tôi có máy bay tôi có nghe; còn lái máy bay từ Sài Gòn về Bạc Liêu chưa nghe bao giờ”.

Những người biết chuyện cho rằng chiếc máy bay của Công tử Bạc Liêu là loại máy bay 2 cánh quạt, 2 chỗ ngồi, đã được công tử Bạc Liêu ký với hãng cung cấp máy bay của Pháp. Theo một vài nguồn thông tin, giá trị hợp đồng lên đến vài chục triệu đồng Đông Dương, tương đương hơn 100kg vàng.

Khi máy bay chưa về tới Sài Gòn, nhờ Ba Huy quan hệ tốt với cánh báo chí, vào ngày 24/6/1932, trên tờ báo La Courrier Saigonnais đã loan tin giật gân công tử Bạc Liêu mua máy bay với tít lớn ở trang nhất: “M.Tran Trinh Huy propriétaire à Baclieu possède un avion et il aménager une piste d atterrissage sur sa propriété à Camau”, tạm dịch: “Ông điền chủ Trần Trinh Huy sắm một chiếc máy bay và làm sân bay trên đất của ông ở Cà Mau”. Cũng bằng cách nhờ báo chí, hình ảnh công tử Bạc Liêu và chiếc máy bay “thứ hai ở Việt Nam” xuất hiện trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo.

tu_may_bay_chien_dau_den_may_bay_huan_luyen_1

Mẫu chiếc máy bay Tiger Moth vua Bảo Đại từng sở hữu

Ngoài ra, thời kỳ đó không chỉ có công tử Bạc Liêu, vua Bảo Đại cũng sở hữu máy bay riêng. Theo đó, hai máy bay của Bảo Đại có tên là Tiger Moth và Morane Saulnier.

Chiếc Tiger Moth là loại máy bay một động cơ, do Anh chế tạo, hai tầng cánh, hai chỗ ngồi, thân bọc vải, tốc độ chậm, có thể hạ cánh ở sân bay ngắn, hẹp, kể cả trên đồng cỏ. Trong khi đó, chiếc Morane Saulnier do Pháp chế tạo là loại máy bay thể thao một động cơ, thân kim loại, một tầng cánh, hai chỗ ngồi.

Phan Chính
Theo Nhà đầu tư

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/ai-la-nguoi-dau-tien-o-viet-nam-so-huu-may-bay-rieng-a44349.html