Tại thời điểm các công ty xe hơi ở các nước phát triển đang phải đối mặt với sự chèn ép lợi nhuận đến từ các hãng công nghệ giàu tiền mặt, Việt Nam đang đặt cược vào việc sản xuất xe hơi để có tấm vé dẫn đến một nền kinh tế thịnh vượng hơn, giống như trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc.
VinFast – công ty con của tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam - VinGroup, sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam. "Bạn có thể làm được điều này với sự thần tốc như vậy ở đâu khác nữa?", Shaun Calvert – Phó chủ tịch sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast cho biết. Chín tháng trước đây, khu vực nhà máy của công ty này vẫn còn đang là biển.
Ngay từ bước khởi đầu, VinFast đã muốn sản xuất 250.000 xe mỗi năm trong vòng 5 năm tới, tương đương với 92% tổng số xe được bán tại Việt Nam năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt nam VAMA. Cách đây chưa đầy một năm, VinFast công bố đầu tư 3,5 tỷ đô la cho dự án này.
Trước khi triển lãm Paris Motor Show diễn ra, VinFast muốn cho ra mắt sản phẩm đầu tiên của mình. Giám đốc điều hành Jim Deluca nói: "Chúng tôi đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường ô tô trong nước vì vậy chúng tôi hoàn toàn tập trung vào việc chiếm lĩnh thị trường nội địa trước tiên. Chúng tôi đang tìm cách mở rộng cả ASEAN và quốc tế".
Hầu hết các xe được bán tại Việt Nam là các thương hiệu nước ngoài được lắp ráp trong nước. Nhưng một loạt các hiệp định thương mại tự do đã làm giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường. Thuế nhập khẩu 30% đối với ô tô từ các quốc gia thuộc ASEAN về 0% trong năm nay.
Công nghệ của BMW
Tốc độ phát triển thần kỳ của VinFast một phần phụ thuộc vào các công đoạn có sẵn. Hai mẫu xe đầu tiên của VinFast, một chiếc SUV và một chiếc sedan nhỏ, được xây dựng trên một khung xe của BMW. Các chi tiết đã được tạo ra bởi công ty Magna Steyr của hãng Magna International, trong khi thiết kế được thực hiện bởi người Ý – công ty Pininfarina. "Điều đó cho phép chúng tôi di chuyển rất nhanh chóng, một chiếc xe hoàn toàn nội địa với thiết kế độc nhất", Deluca nói.
Công ty cũng đã nhập khẩu kỹ thuật chuyên môn của nước ngoài. Ít nhất năm người trong số lãnh đạo VinFast, bao gồm Deluca và Calvert, là cựu thành viên của General Motors. Vào tháng 6, gã khổng lồ ô tô của Mỹ đã đồng ý chuyển toàn bộ quyền sở hữu nhà máy Hà Nội của mình cho VinFast để công ty Việt Nam sản xuất xe ô tô con theo giấy phép toàn cầu của GM từ năm 2019.
VinFast hợp tác với BMW để sản xuất chiếc xe đầu tiên của họ. Có vẻ như ông Võ Quang Huệ - Phó tổng giám đốc VinGroup đã gây ấn tượng lớn với các giám đốc điều hành BMW, sau khi tiết lộ kế hoạch của VinFast cho họ. BMW đã đồng ý bán giấy phép xây dựng một số mẫu xe có công nghệ BMW.
Điều này thực sự đáng ngạc nhiên vì BMW dường như chưa từng bán công nghệ của mình cho người ngoài. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy. Các kỹ sư của VinFast có đầy đủ kỹ năng để đáp ứng các quy định sản xuất nghiêm ngặt. Sau tất cả, VinFast sẽ không sử dụng công nghệ mới nhất của BMW, mà là công nghệ từ xe F10 (5 Series) và F15 (X5).
Có công nghệ từ BMW chắc chắn đã giúp rút ngắn thời gian phát triển. Nhưng dù VinFast đã mua giấy phép sản xuất ô tô dựa trên nền tảng BMW, công ty này vẫn phải phát triển các tính năng thích hợp để làm cho chiếc xe phù hợp với thị trường nội địa và các quy định của Việt Nam.
Trưởng bộ phận kỹ thuật xe, Kevin Fisher đã báo cáo rằng VinFast đã thực hiện một số thay đổi cấu trúc và sau đó cải thiện việc bảo vệ người đi bộ. Với những thay đổi này, những chiếc xe đã tuân thủ các quy định trên toàn thế giới và cung cấp các tiêu chuẩn an toàn đặc biệt.
Tất nhiên, hệ thống năng lượng cho VinFast Sedan và VinFast SUV cũng là từ BMW. VinFast đã mua giấy phép sản xuất và lắp đặt động cơ N20 2.0 lít nổi tiếng của BMW. Tuy nhiên, BMW không bán cho VinFast giấy phép Valvetronic của họ. Động cơ trong xe hơi của VinFast sẽ không có công nghệ Valvetronic. VinFast có lẽ đã phát triển giải pháp riêng của mình và tiết kiệm được chi phí.
Tuy nhiên, động cơ cho xe của VinFast sẽ có hai trạng thái điều chỉnh. Một sẽ cung cấp 175 mã lực và còn lại sẽ cung cấp 227 mã lực. Đây không phải là thứ bạn gọi là lượng điện khổng lồ, nhưng không ai có thể thực sự mong đợi hệ thống nhiên liệu 3.0 lít, TwinPower, Turbo bên trong. Có lẽ trong tương lai thì điều đó có thể xảy ra. Động cơ được kết nối với hộp số tự động 8 cấp ZF. Cả hai chiếc xe, Sedan và SUV, sẽ có sẵn như RWD hoặc AWD.
Xe máy điện
Vingroup đã thống trị thị trường bất động sản Việt Nam với Vinhomes, bước vào thị trường chăm sóc sức khỏe với Vinmec, điều hành một chuỗi siêu thị tên là Vinmart, và giải trí cho khách du lịch tại các khu nghỉ dưỡng Vinpearl.
"Có lẽ có tới 4 triệu người tiêu dùng ngày nay có liên quan với Vingroup dù theo cách này hay cách khác. Vì vậy đó là một thương hiệu lớn, một thương hiệu đầy tham vọng, và những khách hàng đó đã sẵn sàng đón nhận một sản phẩm VinFast trong nước", Deluca nói.
Tại một quốc gia với xe máy chạy kín các con phố tắc nghẽn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, VinFast cũng sẽ sản xuất 250.000 xe máy điện một năm cùng với 250.000 xe ô tô, chỉ trong một năm - một thời hạn sản xuất đầy thách thức. VinFast cũng đã bắt đầu phát triển một loại xe chạy bằng pin với EDAG Engineering của Đức, sẽ ra mắt trong tương lai, Deluca bổ sung.
Deluca cho biết: "Chúng tôi cảm thấy xe hơi là danh mục tốt nhất để bắt đầu với động cơ đốt trong và ngay sau đó chúng tôi sẽ ra mắt xe điện chạy bằng pin". "Từ quan điểm cơ sở hạ tầng, sạc một chiếc xe tay ga sẽ dễ dàng hơn là sạc một chiếc ô tô".
Niềm tự hào dân tộc
Điều thú vị là, cái tên VinFast không thực sự liên quan đến tốc độ. Thay vào đó, phần Vin là viết tắt của Việt Nam, còn FAST là một từ viết tắt của F - Phong cách, A - An Toàn, S - Sáng tạo, T - Tiên phong.
Mặc dù đã xây dựng được một đế chế ở Việt Nam, việc VinGroup chuyển sang ngành công nghiệp ô tô với sự cạnh tranh gay gắt không phải không tiềm ẩn rủi ro. Các công ty lắp ráp xe hơi địa phương đã cố gắng và thất bại – trong việc bán những chiếc xe hơi lắp ráp tại Việt Nam cho người dân. Trong khu vực, các công ty như Proton của Malaysia hoặc Holden của Úc đã phải vật lộn để nhận được sự hỗ trợ từ nước ngoài.
Bill Russo, người đứng đầu công ty tư vấn Automobility Ltd có trụ sở tại Thượng Hải, đồng thời là cựu giám đốc điều hành của Chrysler cho biết: "Câu hỏi then chốt là tại sao thế giới lại cần một thương hiệu xe hơi khác trong thời đại mà động cơ xe hơi từ các hãng gần như là giống nhau. Thực tế là họ đã thiết kế và sản xuất dựa vào các nguồn lực và R & D nước ngoài. Họ đang theo một con đường truyền thống và có thể sẽ không có tính cạnh tranh trong thời đại dịch vụ di động kỹ thuật số".
Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Vinaxuki, đã cố gắng thành lập một nhà máy sản xuất ô tô trong nước nhưng đã ngừng sản xuất vào năm 2012 trước khi chiếc xe đầu tiên được chính thức ra mắt. Ông cho rằng nguồn lực của Vingroup đủ lớn hỗ trợ VinFast, nhưng cảnh báo rằng việc xây dựng một thương hiệu mới sẽ rất mất thời gian: "Bạn phải chuyển từ sản xuất những chiếc xe nhỏ và rẻ sang những chiếc xe sang trọng. Sẽ mất vài năm để một nhà sản xuất ô tô mới điều chỉnh sản phẩm của mình và giành được lòng tin của người tiêu dùng. Phải mất từ 10 đến 20 năm".
Deluca cho biết các mẫu xe ban đầu của VinFast sẽ có giá "rất phải chăng" để thu hút người mua nội địa, nhưng từ chối đưa ra thông tin chi tiết về giá cả. Nhưng ở Việt Nam, nơi hàng trăm ngàn người xuống đường với pháo sáng và cờ để kỷ niệm thành công của U23, VinFast đang kỳ vọng vào tinh thần dân tộc của người Việt sẽ khiến họ mua sản phẩm nội địa.
"Chúng tôi nghĩ niềm tự hào dân tộc là một lợi thế to lớn cho VinFast," Deluca nói. "Những gì chúng tôi đang làm ở đây là một điều đặc biệt cho người dân Việt Nam".
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/bao-tay-viet-gi-ve-tham-vong-xe-hoi-mang-niem-tu-hao-dan-toc-cua-vinfast-a45615.html