"Chúng tôi rất vui mừng bởi kể từ lúc này, Việt Nam đã chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi thế giới", bà Lê Thị Thu Thủy trong trang phục áo dài truyền thống phát biểu tại Paris Motor Show ngày 2/10, nơi thu hút sự quan tâm của cả thế giới và báo chí quốc tế.
Ô tô Việt Nam chưa bao giờ được báo chí quốc tế chú ý nhiều đến thế
Trước và ngay sau khi VinFast đưa những mẫu ô tô “made in Vietnam” lần đầu xuất hiện tại Paris Motor Show, báo chí thế giới đã dành nhiều sự chú ý vì chưa có tiền lệ, một hãng xe do người Việt sản xuất tại Việt Nam bước ra trường quốc tế, tại một sân chơi toàn cầu.
David Beckham tại Paris Motor Show 2018.
"VinFast đưa Việt Nam lên bản đồ các quốc gia sản xuất ô tô”
Hay tờ Bytbil, của Thụy Điển, cũng dành nhiều lời ngợi ca cho VinFast: “VinFast, hãng xe đến từ Việt Nam, với mong muốn chinh phục thế giới” – Chuyên trang ô tô Bytbil.com của Thụy Điển giật tít. Trong bài giới thiệu về VinFast, cây bút Daniel Redaktor của Bytbil viết: “Từ trung tâm công nghiệp Hải Phòng, Việt Nam muốn chinh phục thế giới xe hơi. Và VinFast là nhà sản xuất ô tô đầu tiên của nước này được đầu tư nghiêm túc với kì vọng sẽ xuất khẩu xe hơi ra toàn cầu”. Tờ Bybil nhận xét thêm: “Các nhà thiết kế từ VinFast và Pininfarina đã tạo ra những chiếc xe có kiểu dáng thanh lịch, thực sự gây cảm hứng".
Lần đầu tiên, những chiếc ô tô mang thương hiệu Việt đứng cạnh các hãng có tên tuổi như Audi, Toyota, Mercedes-Benz… tại một triển lãm ô tô danh giá được trông đợi nhất trong ngành trên thế giới.
Vậy trước đó, Việt Nam ở đâu trên bản đồ chế tạo ô tô thế giới?
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước hiện có 56 doanh nghiệp tham gia sản xuất và lắp ráp, gồm 38 doanh nghiệp trong nước (như Trường Hải, TMT, Vinaxuki…) và 18 doanh nghiệp nước ngoài (với các thương hiệu nổi tiếng như Ford, Mercedes, Toyota, GM...).
Sản lượng sản xuất hàng năm của toàn ngành vào khoảng 460.000 sản phẩm, trong đó chủ yếu là xe con, xe tải và xe khách với sản lượng xe con trung bình đạt 200.000 sản phẩm mỗi năm, sản lượng xe tải và xe khách tương ứng là 215.000 sản phẩm mỗi năm, theo Thời báo Tài chính Việt Nam.
Nếu chỉ tính trong khu vực ASEAN thì Việt Nam là nước đứng thứ 5 về sản lượng ô tô sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines, đặc biệt nếu so sánh với Thái Lan thì sản lượng ô tô chỉ bằng 1/40.
Tuy nhiên, công nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế các nhà sản xuất ô tô (OICA), năm 2015, 38 doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước của Việt Nam xuất xưởng tổng cộng chỉ 50.000 chiếc xe ô tô (chiếm 10,87% tổng lượng ô tô được sản xuất trong nước), con số này đạt khoảng 0,055% tổng sản lượng xe toàn thế giới.
Như vậy, có tới 410.000 chiếc xe được sản xuất, lắp ráp bởi các doanh nghiệp nước ngoài (chiếm 89,13% tổng lượng ô tô được sản xuất ra), điều đó thể hiện ngành sản xuất ô tô của Việt Nam còn thiếu tính tự chủ và phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài.
Nhìn sang các cường quốc ô tô sẽ thấy sự so sánh này là khập khiễng rất lớn: trong năm 2015, các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc sản xuất lần lượt đạt 24,5 triệu chiếc; 12 triệu chiếc; 9,2 triệu chiếc; 6 triệu chiếc và 4,5 triệu chiếc (chiếm lần lượt 26,99%, 13,33%, 10,22%, 6,65% và 5,02% lượng xe sản xuất toàn thế giới).
VINFAST sẽ thay đổi ngành công nghiệp ô tô như thế nào?
Rõ ràng, so với các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn hay thậm chí, Thái Lan, thì ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam còn “non trẻ”. Nói đến công nghiệp chế tạo ô tô, người ta thường không nhắc tới Việt Nam.
“Khi tôi tới thương thảo hợp đồng với BMW, người ta chả biết Vingroup là gì, chỉ biết có ông Võ, làm cho BMW 24 năm và làm tổng giám đốc Việt Nam của Bosch. 5 tháng sau, VinFast đã tạo ra một dấu ấn. Đó là trở thành công ty duy nhất toàn cầu được BMW cho sản xuất tại Việt Nam”, ông Võ Quang Huệ, người chịu trách nhiệm về dự án VinFast, đã nói như vậy tại sự kiện của Forbes hồi tháng 7. Ông Võ Quang Huệ từng có nhiều năm nắm giữ vị trí tổng giám đốc Bosch Việt Nam và có hơn 24 năm kinh nghiệm làm việc cho tập đoàn BMW.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch VinFast, tại Paris Motor Show.
Ngày 2/10, người Việt Nam trong và ngoài nước hướng tới triển lãm Paris Motor Show với tinh thần tự hào dân tộc - giống như U23 Việt Nam đi thi đấu, nhiều người đã ví von như vậy.
"Chúng tôi rất vui mừng bởi kể từ lúc này, Việt Nam đã chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi thế giới", bà Lê Thị Thu Thủy trong trang phục áo dài truyền thống nói tại Paris Motor Show, nơi thu hút sự quan tâm của thế giới và các nhà báo quốc tế.
Cựu danh thủ David Beckham cũng tham gia sự kiện này.
Hoa hậu Tiểu Vy cùng cựu danh thủ David Beckham tại Paris Motor Show.
Để đạt được điều đó, VinFast có một danh sách đối tác dài và "chất lượng" gồm cả ABB, Bosch, Magna Steyr và Siemens. Họ cũng thuyết phục được BMW mua bản quyền cho 2 mẫu xe đầu tiên. Tuy nhiên, Dave Lyon – cựu lãnh đạo GM và hiện giờ là chủ tịch mảng thiết kế của VinFast khẳng định rằng các mẫu xe của công ty sẽ "không copy" của BMW.
Ở Châu Á, ngoại trừ những cường quốc về ô tô, ít nước trung bày tại triển lãm quốc tế như Paris Motor Show".
VinFast đã quy tụ một đội ngũ làm việc trong mơ, những chuyên gia ô tô hàng đầu tư Mỹ, châu Âu, Australia và châu Á về VinFast để tìm ra cách làm chủ ngành công nghiệp truyền thống, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất và tập trung vào chất lượng.
Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, đã phát biểu trước sự kiện rằng: “Ở Châu Á, ngoại trừ những cường quốc về ô tô, ít nước trưng bày tại triển lãm quốc tế như Paris Motor Show”.
Hay cựu danh thủ David Beckham cũng phải thốt lên rằng: “Thật khó tin khi VinFast tạo ra sản phẩm trong thời gian ngắn như vậy! Sự thần kỳ đến từ Việt Nam!”
Lan Đỗ
Theo Trí Thức Trẻ