Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia "cục gạch"!

Gọi vốn trên Shark Tank không phải cách huy động vốn duy nhất và chưa chắc là phương án tối ưu cho doanh nghiệp của bạn. Giả sử thế này nhé, nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam vào thời điểm năm 1997 - khi ông mới trở về công ty cũ và Apple đang trên bờ vực phá sản, bạn nghĩ Steve Jobs có gọi vốn thành công trước các cá mập chắc cú như Shark Phú, Shark Việt, Shark Linh…?


Gọi vốn trên Shark Tank không phải cách huy động vốn duy nhất và chưa chắc là phương án tối ưu cho doanh nghiệp của bạn. Giả sử thế này nhé, nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam vào thời điểm năm 1997 - khi ông mới trở về công ty cũ và Apple đang trên bờ vực phá sản, bạn nghĩ Steve Jobs có gọi vốn thành công trước các cá mập chắc cú như Shark Phú, Shark Việt, Shark Linh…?

Năm 1997, vài tháng sau khi Steve Jobs trở về và tiếp quản vị trí CEO, Apple đang ở vào tình thế vô cùng hiểm nghèo và sắp phá sản trong vài tuần lễ.

Khoảng cuối năm 1995, Apple đã để lỗ hơn 1,5 tỷ USD. Giá cổ phiếu của công ty ở mức thấp nhất trong 12 năm, thị phần trên thị trường PC – vốn vẫn đang bùng nổ vào thời điểm đó – đã giảm xuống còn 5% so với mức 15% vào năm 1992.

Tháng 8 năm 1997, tình cảnh của Apple gay gắt tới mức công ty chỉ còn vài tuần lễ để thoát khỏi cảnh phá sản. Nếu Steve Jobs lúc đó chưa nhận được khoản đầu tư nào và quyết định gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, chuyện gì sẽ xảy ra?

Với mức định giá công ty năm 1997 ở mức 3 tỷ USD, Steve Jobs cần gọi 150 triệu USD để đổi lấy 5% cổ phần. Dưới đây sẽ là những kịch bản "giả tưởng" của các Shark Việt Nam với case gọi vốn của cố sáng lập Apple.

Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia cục gạch! - Ảnh 1.

Vào thời điểm năm 1997, Steve Jobs đã 42 tuổi.

Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia cục gạch! - Ảnh 2.

"Tôi không đầu tư"

Là người thường chất vấn về số liệu kinh doanh, chắc chắn Shark Phú sẽ quan ngại về câu chuyện lỗ 1,5 tỷ USD của Apple...

Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia cục gạch! - Ảnh 3.

Các "cá mập" lão làng như Shark Thủy và Shark Việt thường đầu tư khá mạnh tay nhưng tỷ lệ cổ phần yêu cầu hoán đổi cũng khá lớn...

Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia cục gạch! - Ảnh 4.
Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia cục gạch! - Ảnh 5.

Giả sử Steve chấp nhận offer của Shark Thủy hay Shark Việt, thời gian Due Diligence (DD-Thẩm định doanh nghiệp) sau khi Shark Tank Việt Nam đóng máy trung bình mất khoảng 6 tháng. Tức, cho dù Steve có đạt được thỏa thuận cổ phần với các Shark thì đợi được đến lúc dòng tiền thực đổ về e rằng Apple đã phá sản từ lâu!

Vậy khi nào bạn không nên gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam?

Khi bạn cần tiền và cần gấp. Qua tìm hiểu của chúng tôi, một số Startup nhận được cam kết rót vốn trong Shark Tank Việt Nam mùa 1 cho rằng quá trình DD đã diễn ra quá lâu. Có Startup đến với Shark Tank khi đã cạn vốn, đến giờ họ vẫn phải "vay chỗ này, mượn chỗ nọ" để nuôi nhân viên và duy trì Startup.

Shark Tank có phải kênh huy động vốn duy nhất?

Không. Ngoài kênh gọi vốn sơ khởi từ 3F (Family, Friends and Fools - Gia đình, Bạn bè và "những kẻ khờ"), bạn có thể đưa Startup tham gia các vườn ươm khởi nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm và hoàn thiện sản phẩm. Sau đó, tùy từng giai đoạn của dự án mà gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors), Quỹ đầu tư mạo hiểm (VC), hoặc Quỹ đầu tư Private Equity (PE).

Một dự án tốt không lo không có người đầu tư.

Thế lên Shark Tank có lợi gì?

Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia cục gạch! - Ảnh 6.

Lợi ích dễ thấy nhất là Marketing cho doanh nghiệp và thúc đẩy doanh số, cho dù bạn không được đầu tư (Không được đầu tư biết đâu đấy lại là may mắn của bạn?) Ví như Startup An Thịnh Phát của ông Nguyễn Trường Sơn bị các Shark từ chối đầu tư và chê chưa biết cách bán hàng. Nhưng chỉ 2 tuần sau khi tập có màn gọi vốn của ông Sơn phát sóng, An Thịnh Phát đã bán được 500 sản phẩm, bằng tổng doanh số từ khi công ty thành lập đến nay (1,5 năm).

Quay trở lại câu chuyện của Steve Jobs và công ty đang bên bờ phá sản Apple, tháng 8/1997, khi mọi thứ gần như đã khép chặt trước mặt Steve Jobs, thì bỗng dưng một điều vô cùng kỳ diệu xảy ra: Microsoft, đối thủ lớn nhất của Apple, tuyên bố đầu tư 150 triệu USD vào công ty của Jobs.

Thời điểm nhận tiền của Microsoft, Apple đáng giá 3 tỷ USD. Nếu quy ra cổ phần, thì mức đầu tư của Microsoft tương ứng với khoảng 5% cổ phần.

Còn định giá của Apple hiện tại? Trên sàn chứng khoán Nasdaq, cổ phiếu của Apple (Mã AAPL) đang có mức giá 217,36 USD/cổ phiếu. Với mức giá này, giá trị vốn hóa của Apple đang ở mức 1.049.832.715.360 USD, với chỉ số P/E ở mức 19,71.

Giả sử khi xưa các Shark đầu tư vào Apple, thì các Shark đã bỏ túi được 52,5 tỷ USD, gấp gần 350 lần số vốn đầu tư ban đầu.

Thực tế, ngay cả với startup của các cá mập ngồi trên ghế nóng, liệu có startup nào có thể gọi vốn thành công trên chương trình Shark Tank Việt Nam?

"Nếu tôi là một thí sinh thi Shark Tank thì đã thất bại hoàn toàn. Bởi vì, tài chính doanh nghiệp của tôi rất cơ bản. Công ty phải có những con số chính xác, nhưng nếu không có thời gian, tôi phải chú trọng thu hút khách hàng để công ty phát triển trước", Shark Linh - Giám đốc vận hành và Chiến lược quỹ đầu tư VinaCapital, kiêm CEO thương hiệu thời trang Rita Phil thành thật.


Bình An

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/neu-steve-jobs-goi-von-tren-shark-tank-viet-nam-co-le-apple-da-pha-san-tu-lau-con-chung-ta-van-dang-xai-nokia-cuc-gach-a48359.html