Nhà hát 1.508 tỷ 'vì dân': Đã quy hoạch phải làm

Xiệc xây dựng Nhà hát Giao hưởng ở Thủ Thiêm sẽ làm đồng bộ với các hạ tầng khác.

Xiệc xây dựng Nhà hát Giao hưởng ở Thủ Thiêm sẽ làm đồng bộ với các hạ tầng khác.

Ngày 16/10, trao đổi với báo chí bên lề hội nghị lần 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tiếp tục khẳng định phải làm Nhà hát Thủ Thiêm vì đã được quy hoạch từ rất lâu, không thay đổi.

Vị trí dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng sẽ làm đồng bộ với các hạ tầng khác.

Tương tự, ông Trương Lâm Danh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM cũng cho biết, tiền xây nhà hát cũng được xác định lấy từ tiền đấu giá khu đất số 23 Lê Duẩn, việc này đã được xác định từ trước đó.

Khi được hỏi vì sao lại chọn nhà hát xây ở Thủ Thiêm, tờ Tiền Phong dẫn lời ông Doanh cho rằng: "Vì thực tế TPHCM đã và đang phát triển khu phố Đông tại Thủ Thiêm, vì vậy phải đồng bộ nhiều mặt như quảng trường, nhà hát…”, ông Danh nói.

Trước đó, HĐND TP HCM khóa IX đã chính thức khai mạc kỳ họp thứ 10 (kỳ họp bất thường).

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết kỳ họp này sẽ xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Trình bày tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm cho biết dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với mức đầu tư 1.508 tỷ đồng. Vốn đầu tư được trích từ ngân sách thành phố, mà cụ thể là nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1).

Theo ông Liêm, nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018-2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.

Ông Liêm cho rằng, TP HCM là một thành phố văn minh hiện đại, ngoài đầu mối giao lưu về kinh tế xã hội thì cũng rất cần những công trình văn hóa xứng tầm nhằm giao lưu các giá trị văn hóa.

Đề xuất trên lập tức gặp phải phản ứng khá gay gắt từ dư luận và ĐBQH. ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng khi được hỏi về quan điểm đã cho biết đó là quyết định "thiếu nhân văn". Còn ông Lê Như Tiến - nguyên ĐBQH Khóa XIII thì cho rằng "cần phải ý kiến của người dân".

Trước phản ứng của dư luận, lãnh đạo TP.HCM tiếp tục lên tiếng khẳng định, dự án đã được quy hoạch từ 20 năm trước, việc xây dựng nhà hát sẽ tạo sự kết nối liên hoàn.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, làm nhà hát để phục vụ dân, người giàu hay nghèo đều thưởng thức được.

“Người dân cũng điện hỏi tôi làm nhà hát cho ai, cho người giàu hay người nghèo và câu trả lời của tôi là giàu hay nghèo đều có thể thưởng thức được. Nhà hát sẽ có tiền sảnh lớn phục vụ miễn phí nhiều chương trình nghệ thuật đại chúng.

Nhưng nhà hát sẽ có những chương trình hàn lâm dành cho những người có đủ trình độ hiểu, nghe về nghệ thuật sẽ mua vé vào xem. Những điều này trong dự án nói rất rõ”, bà Tâm chia sẻ.

An An (Tổng hợp)

Theo Đất Việt

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/nha-hat-1-508-ty-vi-dan-da-quy-hoach-phai-lam-a48380.html