Thường ngày bạn sẽ không nhận ra vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng đợi đến khi bạn tỉnh ngộ thì sẽ phát hiện ra rằng: con cái đã trưởng thành, bố mẹ đã già đi, bạn bè dần lạnh nhạt, người thân yêu đã rời xa...
"Con à, thực ra thời gian dành cho con không nhiều, vậy mà con lại hoàn toàn không biết.
Đây là status của một người Mexico đăng trên mạng xã hội. Hình ảnh đăng kèm được chụp tại một cửa hàng McDonald's.
Một ông cụ tóc đã bạc trắng đưa cháu trai đến cửa hàng McDonald's ăn món hamburger mà cậu yêu thích. Cậu bé ăn rất vui vẻ và ngon miệng, mặt ông cụ cũng hiện rõ niềm vui khi ngồi nhìn cháu trai ăn ngon lành.
Đợi cháu ăn xong xuôi, cụ mới bắt đầu trò chuyện với cháu. Nhưng dường như chỉ có cụ tự nói một mình, cậu bé chỉ trả lời cụt lủn " dạ", "vâng", "umm"…
Sau cùng, cậu bé liền với lấy ipad, đeo tai nghe, chăm chú chơi điện tử, còn ông của cậu, lặng lẽ chăm chú nhìn cậu qua mặt sau của chiếc ipad, sau cùng, ánh mắt buồn rầu nhuốm đỏ.
…
Một cảnh tượng thật xót xa…
Điện thoại có thể dùng bất cứ lúc nào, nhưng người thân ngồi trước mặt, không thể chờ bạn mãi mãi. Có thể một ngày nào đó, khi bạn muốn nói chuyện với họ, thì họ đã rời xa rồi, bạn không bao giờ tìm thấy họ nữa.
Không biết một ngày nào đó trong tương lai, cậu bé đó có đột nhiên cảm thấy hối hận như vậy không?
Nhưng suy xét kỹ, chúng ta có tư cách gì để nói cậu bé?
Trong thời đại thế giới số này, có ai mà chưa từng là cậu bé kể trên chứ?
Bạn của tôi là giáo viên tiểu học, một ngày nọ, cô đăng lên một bài văn đặc biệt của một học sinh, đề bài là "Kể về bố mẹ của em".
Trong bài, cô bé nói:
Bố của em rất bận, mỗi ngày đều trở về rất muộn, về đến nhà là lại nằm trên sofa chơi điện thoại, chơi game. Bố thường nói kiếm tiền rất mệt nên không có thời gian chơi với em, bảo em chơi với mẹ. Thế nhưng em không hiểu tại sao bố mệt mà vẫn chơi điện thoại được nhưng lại không chịu chơi cùng em… ''
Bố thì nói đi chơi với mẹ, còn mẹ lại thích nhất là chơi với điện thoại. Mẹ thường chụp ảnh cho em, sau đó đăng lên facebook, rồi cứ một lúc lại ngó xem có ai like hay bình luận không.
Mẹ thường cầm điện thoại tự cười một mình, nhưng em không thích chụp ảnh, em thích mẹ chơi với em, cười với em…
Bạn tôi nói đọc được bài văn này, cô cảm thấy vô cùng chua xót.
Có bao nhiêu bậc phụ huynh, trên mạng xã hội không ngừng thể hiện tình yêu với con cái? Có bao nhiêu bậc phụ huynh, dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi vốn dĩ không nhiều của mình cho điện thoại, trò chơi? Còn thời gian để toàn tâm toàn ý chăm sóc con cái, còn lại bao nhiêu?
Có thể tất cả bạn bè trên mạng xã hội của bạn đều biết bạn yêu con mình thế nào, chỉ có riêng con bạn là không cảm nhận được.
Một người bác kể về thực tế nhà bác năm ngoái.
Năm hết tết đến, ai cũng cố gắng nhanh chóng về nhà với bố mẹ ăn bữa cơm đoàn viên. Bố mẹ đều vui mừng, cũng là ngày bố mẹ mong chờ cả năm, khi các con đều đi làm xa nhà. Chuẩn bị sẵn cả mâm cơm lớn để đón các con. Thế nhưng chợt phát hiện, người thì đã về đến, mà tâm chưa về.
Trẻ con thì bận chơi điện tử, người lớn thì bận trả lời tin nhắn chúc tết, lên facebook bình luận, tivi mở chương trình tết gặp nhau cuối năm chẳng ai ngó ngàng…
Mọi người ai nấy đều vui mừng, nhưng lại không hề chú ý đến, ông bà không biết dùng điện thoại thông minh đang ngồi ở góc phòng xem tivi, nói chuyện hỏi thăm cháu thì chúng trả lời qua quýt đối phó. Tết năm nay họ không vui!
Thực ra giữa bạn bè bây giờ cũng vậy. Bạn để ý sẽ nhận thấy rằng khi tụ tập, nhiều khi chúng ta không biết nói gì với nhau nữa, vậy là lại ngó xem điện thoại. Dần dần, chúng ta lười đến những buổi tụ họp, chúng ta quan tâm bạn bè qua những lượt like.
Người yêu thương nhất, gần gũi nhất, những gì tươi đẹp nhất đều ở trước mắt, bạn lại bận rộn với thế giới ảo đó.
Điện thoại đang dần trở thành công cụ giao tiếp mới, con người dần mất đi khả năng giao lưu trực tiếp và nó xảy ra ở mọi tầng lứa tuổi.
Trở nên thờ ơ với mọi thứ, chỉ có điện thoại mới đem lại niềm vui cho họ.
Trước đây nghiện internet được xem là một loại bệnh, thế nhưng do sự phát triển của điện thoại và mạng internet hiện nay, các sản phẩm điện tử cũng như một loại virus có tính truyền nhiễm cao, dường như đã lây lan ra cả nhân loại.
Những người không biết sử dụng mạng, các sản phẩm điện tử trở nên lạc loài, điện thoại đã trở thành ''chủ nhân'' mà con người không thể rời xa.
Khi tất cả mọi người đều ''bệnh'', chúng ta sẽ dần dần mặc định, nghiện điện thoại đã không còn là bệnh nưã
Nghiện điện thoại như một căn bệnh mãn tính không tiến triển trầm trọng hơn, nhưng sẽ dần dần mài mòn cuộc sống của bạn, đánh cắp đi những thứ quan trọng đối với bạn.
Thường ngày bạn sẽ không nhận ra vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng đợi đến khi bạn tỉnh ngộ thì sẽ phát hiện ra rằng: con cái đã trưởng thành, bố mẹ đã già đi, bạn bè dần lạnh nhạt, người thân yêu đã rời xa...
Chỉ cần mỗi lần nhìn vào chiếc màn hình nhỏ để cập nhật tin mới, bạn đã để lỡ mất những người cũng như cảnh tượng tươi đẹp trước mắt và không bao giờ tìm lại được nữa.
Điện thoại có phải chỉ lấy đi các mối quan hệ xã hội?
Không, nó còn lấy đi cả tính mạng con người.
Trước đây có một cô gái vì mải nhìn điện thoại mà chân bị kẹp vào nắp cống trên đường đến bị thương..
Tại mộ trung tâm mua sắm nọ, người mẹ vì đang nhìn điện thoai không chú ý mà con rơi qua lan can chắn và ngã xuống tầng dưới, chết tại chỗ..
Câu chuyện về cặp song sinh bị ngạt nước cách đây không lâu đều khiến mọi người lo lắng cũng như để lại cho các bà mẹ thích dùng điện thoại một bài học cảnh tỉnh. Mẹ của cặp song sinh đưa các cháu đến bờ biển chơi, khi chúng chơi đùa, mẹ ngồi cách đó chỉ vài mét xem điện thoại.
"Tôi cứ xem điện thoại một lúc lại ngẩng lên nhìn lũ trẻ, phát hiện không thấy đâu là lúc 3h chiều, trước đó tôi còn thấy chúng đào cát chơi với bạn, tôi vừa cúi xuống nhìn điện thoại lướt một vòng facebook, ngẩng lên đã không thấy con đâu''. Có thực sự là ''vừa mới'' không? tôi nghĩ đó là vô số ''vừa mới'' cộng lại, thì mới có thể để hai đứa trẻ biến mất lâu như vậy mới phát hiện.
Chỉ bởi vì ''vừa mới ngó xem điện thoại'' mà hai đứa trẻ hoạt bát đáng yêu đã mãi mãi rời xa...
Đôi khi xem điện thoại cũng giống như "1 cái chớp mắt kéo dài cả nghàn năm", bạn cảm thấy chỉ có vài phút ngắn ngủi, nhưng thực ra đã kéo dài cả nửa tiếng.
Khi bạn đang cắm đầu nhìn vào màn hình điện thoại, thì tử thần cũng đang dần tiến về phía bạn cũng như người thân của bạn.
Thời gian mà tử thần dành cho bạn và người thân của bạn, thực ra không còn nhiều nữa.
Nếu trong vòng một năm không cho bạn dùng điện thoại, không có mạng internet bạn sẽ thế nào?
Lúc đó có một người bạn đã trả lời: " Mình chắc sẽ không sống nổi!"
Đúng vậy, ngày nay chúng ta ra cửa có thể không cần mang bất cứ thứ gì, vì chỉ cần mang theo chiếc điện thoại là đã có thể giải quyết được các vấn đề đến 99%. Nếu không có điện thoại và mạng internet, có thể cuộc sống của chúng ta sẽ bị ngưng trệ.
Nhưng khi nghĩ kỹ lại, phổ cập điện thoại và mạng internet cũng chỉ trên dưới 10 năm trở lại đây, vậy tại sao trước đây chúng ta có thể sống được, mà bây giờ lại không thể sống nổi?
Thực ra đáp án rất đơn giản
Chúng ta luôn cho rằng sử dụng điện thoại giúp mọi thứ trong cuộc sống trở nên thuận tiện hơn nhưng thực ra, khi chúng ta cho rằng mình đang điều khiển điện thoại, thì chúng ta đang dần trở thành nô lệ của chúng.
Chủ nhân thực sự không còn là con người nữa, mà là điện thoại, vì vậy khi rời khỏi chúng, chúng ta mới không thể sống nổi
Nhiều khi, chúng ta ngày càng dựa dẫm vào điện thoại, thì càng chứng minh hiện thực là chúng ta ngày càng cô đơn. Còn khi chúng ta càng cô đơn, thì chúng ta sẽ lại càng dựa dẫm vào điện thoại...
Đây có thể là một sự tuần hoàn ác tính
Thực ra đôi khi điện thoại cũng giống như một chiếc lồng, chúng giam giữ chúng ta lại tại màn hình nhỏ bé đó.
Chúng có thể cho bạn biết mọi sự việc phát sinh bên ngoài, có thể đem đến cho bạn vô số những niềm vui vô tận. Cho nên khi mới bắt đầu bạn sẽ cảm thấy, mặc dù chúng ta chỉ ở đó, thế nhưng cũng rất vui vẻ và thoải mái. Hoàn toàn không cảm thấy nhàm chán!
Thế nhưng thời gian dài rồi chúng ta sẽ nhận ra, điện thoại đang dần làm cho bạn thoái hóa
Toàn thân chỉ có ngón tay trở nên linh hoạt và phát triển, bạn dần mất đi mong muốn biểu đạt, mong muốn giao tiếp xã hội... và quan trọng nhất là bạn dần đánh mất đi hương vị của tình người.
Vậy có cần dùng điện thoại không?Đương nhiên!
Nếu nó giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện hơn, vậy tại sao lại không dùng?
Thực ra trong thời đại thông tin hóa hiện nay, nếu đem điện thoại hòan toàn tách khỏi cuộc sống của chúng ta mới là một việc không thể hiện thực được nhất.
Nếu đã không thể tách rời, vậy chúng ta chỉ có thể học cách "kiểm soát" chúng.
Vì nó mà mọi thứ trở nên tiện lợi, tiết kiệm được thời gian. Chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn cho người thân bên cạnh hay cuộc sống hiện thực không?
Có thể sau khi bạn không còn bị điện thoại "giam lỏng", bạn sẽ phát hiện thế giới này thực ra không tẻ nhạt đến vậy, mà ngập tràn màu sắc. Có người thân, có bạn bè, có người yêu, có phong cảnh đẹp, những điều kỳ thú, tươi đẹp, hoặc những câu chuyện cảm động mỗi ngày đều có thể phát sinh.
Dành ra một chút thời gian cho thế giới này, có thể bạn sẽ nhận ra, bạn của lúc này có thể sống giống "người'' hơn, có hỷ nộ ái ố, có hương vị tình người.
Vũ Đình
Theo Trí Thức Trẻ