Không phải Đổng Trác, 3 người này mới là đầu sỏ khiến nhà Hán diệt vong, thiên hạ đại loạn

Loạn Đổng Trác hay khởi nghĩa Khăn Vàng đều không phải là nguyên nhân chân chính khiến thiên hạ thời bấy giờ rơi vào cảnh phân tranh.


Loạn Đổng Trác hay khởi nghĩa Khăn Vàng đều không phải là nguyên nhân chân chính khiến thiên hạ thời bấy giờ rơi vào cảnh phân tranh.

Trên thực tế, những người phải chịu trách nhiệm cho thế cục loạn lạc thời bấy giờ lại là 3 nhân vật ít ai ngờ tới.

Nhìn lại lịch sử mấy ngàn năm của Trung Hoa, không khó để nhận thấy có không ít thời kỳ bách tính phải chịu cảnh chìm trong chiến loạn. Trong số đó, nổi tiếng hơn cả phải kể tới giai đoạn loạn lạc, phân tranh liên miên xảy ra vào thời Tam Quốc.

Có nhiều người cho rằng, sự sụp đổ của triều đại nhà Hán vốn bắt nguồn từ cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng của Trương Giác và loạn Đổng Trác. Tuy nhiên, những người thực sự đẩy thiên hạ vào cảnh  đại loạn lại không phải là 2 nhân vật này.

Không phải Trương Giác hay Đổng Trác, ai mới là người khiến Hán triều sụp đổ, thiên hạ phân tranh?

Không phải Đổng Trác, 3 người này mới là đầu sỏ khiến nhà Hán diệt vong, thiên hạ đại loạn - Ảnh 1.

Đổng Trác không hẳn là nguyên nhân thực sự khiến Hán triều suy vong. (Ảnh minh họa).

Lịch sử Hán triều từ khi mới khai quốc cho tới lúc suy vong đã có không ít lần lâm vào những đại nạn do hoạn quan can dự triều chính hoặc ngoại thích chuyên quyền.

Tới cuối thời Đông Hán, tình trạng này càng lúc càng trở nên nghiêm trọng. Cuộc đấu đá giữa những thế lực chuyên quyền đối lập nhau đã biến hoàng thất nhà Hán chỉ còn là những kẻ bù nhìn.

Triều chính đã rối ren, thiên hạ lại gặp thêm nạn thiên tai, dân chúng bị đẩy vào cảnh lầm than, khốn cùng.

Cũng chính vì lý do này mà khi Trương Giác vừa phất cờ khởi nghĩa đã được không ít bách tính ủng hộ, tạo được thanh thế vô cùng lớn.

Thế nhưng cuộc khởi nghĩa do tầng lớp nông dân lãnh đạo khi đó lại thiếu sức chiến đấu nên đã bị đàn áp, về cơ bản không tạo thành thương tổn quá sâu sắc đối với một Đại Hán đã có 4 thế kỷ cai trị.

Không phải Đổng Trác, 3 người này mới là đầu sỏ khiến nhà Hán diệt vong, thiên hạ đại loạn - Ảnh 2.

Cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng cũng không phải là nhân tố chính khiến thiên hạ rơi vào cảnh đại loạn. (Ảnh minh họa).

Sau đó, Đổng Trác vào kinh gây họa, làm loạn triều chính. 

Kẻ này mặc dù hám sắc, tàn bạo, nhưng quốc gia khi đó ít nhất vẫn duy trì các hoạt động bình thường, việc triều chính cũng được vẫn được giải quyết đều đặn, thế cục thiên hạ nhìn chung còn đang nằm trong phạm vi mà triều đình có thể khống chế.

Về sau, các chư hầu rục rịch khởi binh với danh nghĩa giúp Hoàng đế phạt Đổng Trác. Mặc dù mỗi người họ đều có tâm tư riêng, nhưng chí ít mục đích dấy quân trên danh nghĩa vẫn xuất phát từ lòng trung thành với Hán thất để khôi phục sự thống trị của triều đình Đại Hán.

Vì vậy, Đổng Trác hay Trương Giác hoặc các chư hầu vốn không phải là nguyên nhân chân chính gây ra cảnh loạn lạc.

Những người "đầu sỏ" đứng sau thế cục phân tranh thời bấy giờ thực chất là 3 nhân vật có tiếng vào cuối thời Đông Hán: Viên Thiệu, Giả Hủ và Lỗ Túc.

Viên Thiệu - kẻ châm ngòi cho thế cục phân tranh

Không phải Đổng Trác, 3 người này mới là đầu sỏ khiến nhà Hán diệt vong, thiên hạ đại loạn - Ảnh 3.

Viên Thiệu được coi là một trong những nhân vật "đầu sỏ" trong việc đẩy cơ nghiệp nhà Hán đến bên bờ diệt vong và tạo điều kiện cho chư hầu khắp nơi có cơ hội nổi dậy. (Ảnh minh họa).

Viên Thiệu mặc dù xuất thân từ một danh môn vọng tộc vào cuối thời nhà Hán nhưng lại không được công nhận là con trai trưởng vì ông vốn do một a hoàn sinh ra.

Chính xuất thân này đã khiến Viên Thiệu sở hữu địa vị không mấy có tiếng nói trong nhà chứ chưa bàn tới việc nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của dòng họ danh gia ấy.

Nhân vật này mặc dù bị người thời bấy giờ đánh giá là "không có thực lực gì đáng kể" nhưng lại sở hữu một dã tâm không hề nhỏ.

Ý thức được xuất thân có phần thua kém của mình, Viên Thiệu từ sớm đã luôn muốn lôi kéo các sĩ tộc để leo lên địa vị cao hơn.

Lúc bấy giờ, thế lực của hoạn quan với các sĩ tộc từ sớm đã nảy sinh mâu thuẫn vô cùng gay gắt.

Đại tướng quân Hà Tiến vì mục đích chèn ép hoạn quan nên muốn mượn lực của giới sĩ tộc. Vừa nhìn ra điều ấy, Viên Thiệu đã nhanh chóng chớp ngay cơ hội đổi đời ngàn năm có một của mình.

Không phải Đổng Trác, 3 người này mới là đầu sỏ khiến nhà Hán diệt vong, thiên hạ đại loạn - Ảnh 4.

Lợi dụng mâu thuẫn giữa sĩ tộc và hoạn quan, Viên Thiệu đã nảy ra một chủ ý tưởng là diệu kế nhưng hóa ra lại là hạ sách. (Ảnh minh họa).

Viên Thiệu hàng ngày vẫn thường xuyên giao thiệp với các gia đình sĩ tộc, thỉnh thoảng còn thu nhận một số nhân sĩ bị hoạn quan bức hại, cho nên ấn tượng của ông trong mắt Hà Tiến cũng rất tốt.

Sau này, Hà Tiến bổ nhiệm Viên Thiệu làm Tư lệ hiệu úy, nắm quyền rất lớn, thậm chí có thể trực tiếp trừng phạt hoạn quan.

Thế nhưng họ Viên này có dã tâm nhưng lại chẳng có gan, vì luôn sợ bị thế lực đối địch trả thù nên không dám tự tay động thủ.

Sau một hồi toan tính tới lui, Viên Thiệu liền nghĩ ra một chủ ý: Đó là triệu tập một số chư hầu ở vùng khác lãnh binh tiến quân, dùng uy thế của họ hù dọa Hà Thái hậu, từ đó diệt trừ hoạn quan.

Đề nghị này nhanh chóng được Hà Tiến tiếp nhận. Thế nhưng Tào Tháo bấy giờ vừa nghe xong đã cho rằng đó là một kế hoạch ngu ngốc, vì vậy nên âm thầm coi thường Viên Thiệu.

Kết cục sau này quả nhiên không ngoài lo ngại, Đổng Trác sau khi vào kinh liền bắt đầu lộng hành, làm loạn triều chính, thậm chí còn sát hại thân nhân của Viên Thiệu.

Mưu kế của Viên Thiệu không chỉ bị coi là hại người, hại mình mà cũng trở thành ngòi nổ đầu tiên đưa tới thế cục loạn ly.

Giả Hủ - vị mưu sĩ tống tiễn cơ hội tái sinh của nhà Hán

Đổng Trác sau khi vào cung làm loạn không lâu đã bị Vương Doãn thừa dịp dùng kế ly gián để diệt trừ. Lúc bấy giờ, vương triều đại Hán chỉ cần ổn định thế cục là có thể khôi phục quyền lực.

Thế nhưng cả Vương Doãn và Lữ Bố đều chẳng thể tính toán chu toàn, một mực cự tuyệt đề nghị đầu hàng của các tướng lĩnh dưới quyền Đổng Trác, còn cố ý đuổi cùng giết tận.

Sau khi hay tin Đổng Trác vừa chết, các thủ hạ dưới quyền vốn có ý định chia nhau chạy trốn. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị một mưu sĩ là Giả Hủ phá vỡ.

Không phải Đổng Trác, 3 người này mới là đầu sỏ khiến nhà Hán diệt vong, thiên hạ đại loạn - Ảnh 5.

Chỉ dùng một mưu kế, Giả Hủ đã đập tan cơ hội tái sinh hiếm hoi của Hán triều. (Ảnh minh họa).

Bấy giờ, Giả Hủ cho rằng nếu như tách ra chạy trốn, sớm muộn cũng sẽ bị triều đình bắt giết. Vì vậy, ông khuyên các tướng lãnh tập hợp quân đội, phản công vào thành Trường An.

Mưu kế này được Lý Giác và Quách Dĩ đồng ý. Hai tướng lĩnh này thu thập quân sĩ, kéo quân về Trường An. Kết cục là Lữ Bố bỏ thành chạy trốn, Vương Doãn vong mạng, Hán Hiến Đế bị uy hiếp.

Chính sự việc này đã khiến một Đại Hán vừa manh nha chút cơ hội xoay chuyển tình thế đã lại một lần nữa lâm vào đại nạn.

Có thể nói, mưu kế của Giả Hủ chính là nhân tố tống tiễn cơ hội tái sinh cuối cùng của vương triều này.

Thế nhưng xét vào tình thế lúc bấy giờ, quyết định của Giả Hủ vốn xuất phát từ việc bảo vệ mạng sống của bản thân mình. Có lẽ ngay chính bản thân ông cũng không ngờ mưu kế ấy lại gây ra những đại họa khôn lường về sau.

Lỗ Túc và chiến lược làm kéo dài quãng thời gian thiên hạ phân tranh

Trong tâm khảm của nhiều người, Lỗ Túc luôn gắn liền với hình tượng của một bậc trí giả trung hậu, trung thành.

Tuy nhiên trên thực tế, vị mưu sĩ này cũng là một trong số những nhân vật làm cho giai đoạn loạn lạc thời Tam Quốc bị kéo dài thêm tới mấy thập niên.

Năm xưa khi còn theo phò tá Tôn Quyền, vị mưu sĩ này từng lập ra một chiến lược giúp Đông Ngô tranh đoạt thiên hạ. Lỗ Túc cũng từng khuyên quân chủ hùng cứ Giang Đông để khi thời cơ chín muồi thì lên ngôi xưng đế.

Chính chiến lược của Lỗ Túc đã nhen nhóm lên dã tâm tranh bá trong lòng vị quân chủ họ Tôn này.

Không phải Đổng Trác, 3 người này mới là đầu sỏ khiến nhà Hán diệt vong, thiên hạ đại loạn - Ảnh 6.

Cống hiến của Lỗ Túc đối với Đông Ngô vô tình lại trở thành nguyên nhân khiến giai đoạn loạn ly càng có thêm cơ hội kéo dài. (Ảnh minh họa).

Khi Tào Tháo thống nhất phương Bắc và dẫn đại quân nam chinh, rất nhiều văn thần, võ tướng của Đông Ngô đều khuyên quân chủ đầu hàng. Bản thân Tôn Quyền vốn cũng có ý định đó.

Nếu việc này xảy ra đúng như dự định, thiên hạ rất nhanh sẽ thu về một mối, thời loạn thế phân tranh cũng có thể kết thúc.

Thế nhưng Lỗ Túc lúc bấy giờ lại ra sức bác bỏ ý kiến của số đông, một mực khuyên Tôn Quyền liên thủ với Lưu Bị để cùng nhau kháng Tào.

Thực tế lịch sử đã chứng minh thực lực của Tôn Quyền và Đông Ngô sau này quả thực đã tạo dựng nên thế lực hùng cứ một phương, tranh bá thiên hạ. Tuy nhiên đây cũng chính là một trong những nguyên nhân trì hoãn sự thống nhất của Tam Quốc.

Nếu năm xưa Tôn Quyền đầu hàng Tào Tháo, ông có thể không nắm trong tay quyền làm chủ giang sơn, nhưng con đường tương lai chắc chắn cũng sẽ rộng mở.

Bởi một khi thiên hạ đã thống nhất, loạn thế kết thúc, chuyện phải lo còn lại chỉ là cai quản quốc gia. Tới lúc đó, đại cục của vương triều Đại Hán ít nhất cũng có thể kéo dài.

Chỉ tiếc rằng, kế sách mà Lỗ Túc đưa ra cho Tôn Quyền đã khiến thời kỳ loạn lạc phân tranh này rốt cục kéo dài tới mấy thập niên, cũng khiến cho Hán triều cuối cùng bị đẩy vào kết cục sụp đổ không thể cứu vãn.


Theo Trần Quỳnh

Thời đại

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/khong-phai-dong-trac-3-nguoi-nay-moi-la-dau-so-khien-nha-han-diet-vong-thien-ha-dai-loan-a51552.html