Ngoài ra, những cầu thủ đắt giá được Fox Sports đánh giá cao trên thị trường chuyển nhượng có tiền vệ đội trưởng Lương Xuân Trường và hậu vệ cánh Vũ Văn Thanh, Trần Đình Trọng.
Đến AFF Cup 2018, các cầu thủ Việt Nam tiếp tục cho thấy sự ổn định cũng như đẳng cấp thực thụ khi băng băng tiến về trận bán kết với thành tích bất bại.
Theo danh sách của Fox Sports, tiền đạo Stefano Lilipaly (Indonesia) có giá chuyển nhượng 405 nghìn Bảng (trên 12 tỷ đồng, xếp thứ 10 tại Đông Nam Á). Anh khoác áo đội tuyển từ năm 2013 đến nay. Trong 19 lần khoác áo đội tuyển, tiền vệ này đã ghi 3 bàn (hiệu suất 0,16/trận). Một hiệu suất không quá xuất sắc. Tuy nhiên, phí chuyển nhượng thực tế theo công bố của Fox Sports, với tiền đạo này là 405 nghìn bảng Anh, nằm trong Top 10 của Đông Nam Á.
So với tiền đạo Công Phượng, trong 21 lần ra sân trong màu áo tuyển quốc gia, cầu thủ xứ Nghệ ghi 5 bàn (hiệu suất 0,24 bàn/trận). Sau thành công của U23 châu Á, Công Phượng được CLB Buriram United, Thái Lan định giá 70 tỷ, tuy nhiên thương vụ chưa đi đến ký kết và bầu Đức cũng khẳng định “Công Phượng không phải để bán”.
Bầu Đức từng khẳng định, Công Phượng không phải để bán.
Nhiều người còn hoài nghi về con số chuyển nhượng 70 tỷ. Tuy nhiên, so sánh tương quan với chân sút Stefano Lilipaly của Indonesia, Công Phượng không hề thua kém nếu không muốn nói là nổi bật hơn nhiều trong thời gian gần đây.
Ở vị trí thủ môn, Kawin Thamsatchanan (Thái Lan) có giá chuyển nhượng 720 nghìn Bảng (21,6 tỷ đồng, xếp thứ 4 Đông Nam Á). Hiện anh đang thi đấu cho CLB Oud-Heverlee Leuven của Bỉ. Tại AFF 2018, CLB chủ quản của Bỉ đã không nhả thủ thành này về cho tuyển Thái Lan.
Ở cấp độ CLB, thủ thành này cùng CLB Muangthong United vô địch giải Thai League các mùa 2009, 2010, 2012, 2016. Anh được bình chọn là một trong những thủ môn xuất sắc nhất châu Á.
Cũng nằm trong thành công của đội U23 Việt Nam, thủ môn Bùi Tiến Dũng được định giá gần bằng Công Phượng (70 tỷ đồng). Về thành tích cấp CLB anh chỉ giành 1 Á quân V.League.
Thành công lớn nhất của cầu thủ này với những pha cản phá xuất thần góp phần không nhỏ vào chiến tích U23 châu Á của tuyển Việt Nam. Nếu so về sự ổn định thì Bùi Tiến Dũng tạm thời có chút lép vế hơn. Tuy nhiên, Bùi Tiến Dũng còn rất trẻ và anh còn có nhiều cơ hội để tiếp tục hoàn thiện mình.
Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, năm 2008, thị trường lên cơn sốt khi tiền đạo Lê Công Vinh được bầu Hiển mua về Hà Nội T&T với giá 7 tỷ đồng. Con số này sau đó lại bị qua mặt khi hàng loạt cầu thủ được chuyển nhượng trong năm 2009 như Như Thành về Vissai Ninh Bình gần 8 tỷ đồng kèm mức lương 50 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt sau mùa bóng 2010, các đại gia mới nổi như Navibank Sài Gòn và Xuân Thành Sài Gòn đã phá giá chuyển nhượng với con số “khủng” 9 tỷ đồng/3 năm cho chân sút Quang Hải (từ Khatoco Khánh Hòa về Navibank Sài Gòn) và 12 tỷ đồng/3 năm cho trung vệ Lê Phước Tứ (từ Lam Sơn Thanh Hóa về Xuân Thành Sài Gòn).
Lê Công Vinh từng 3 lần chuyển nhượng với số tiền kỷ lục 30 tỷ đồng.
Có thể khẳng định, nếu so sánh tương quan với thế hệ trước, thì lứa cầu thủ hiện tại của tuyển Việt Nam đang thể hiện những tố chất, thành tích cũng như chuyên môn nổi bật.
Bởi vậy, nếu tiếp tục thành công tại AFF Cup lần này, giá trị chuyển nhượng của các cầu thủ hiện tại của tuyển Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa.
Chỉ cần đưa ra những con số trên có thể thấy, giá trị hiện tại của các tuyển thủ ĐT Việt Nam là rất lớn, sẵn sàng có những bản hợp đồng đặt bút ký với mức giá hàng chục tỷ. Khi đó, người hâm mộ cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên khi Quang Hải, Công Phượng, Xuân Trường,... có những lời đề nghị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, xin một lần nữa nhắc lại câu nói của Bầu Đức là những ngôi sao này: "Không phải để bán".
Cần có thị trường chuyển nhượng chuyên nghiệp
Đánh giá về vấn đề chuyển nhượng của thị trường bóng đá Việt Nam hiện nay, chuyên gia bóng đá Trần Duy Long phân tích: “Sau những thành công liên tiếp, bóng đá Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên đấu trường châu lục và trong cả lòng người hâm mộ. Tôi đánh giá rất cao sự phát triển mạnh mẽ này. Tuy nhiên về giá trị cầu thủ, thì hiện tại Việt Nam chưa có khái niệm thị trường chuyển nhượng đúng nghĩa.
Trong khi, các ông bầu vẫn rất yêu quý các cầu thủ của mình, CLB mà họ mất nhiều tâm huyết, tiền bạc đào tạo. Nên mục đích đào tạo để bán cầu thủ chưa thực sự được thể hiện”.
“Một số vụ chuyển nhượng đình đám của bóng đá Việt Nam trong quá khứ là chưa đủ để nói lên thị trường chuyển nhượng, nó mang tính chất thương mại nhiều hơn.
Bởi vậy, trong các vụ chuyển nhượng ta vốn không có những nhà môi giới thực thụ, quốc tế gọi là “siêu cò” để dàn xếp, chào giá sòng phẳng cho bến đỗ của các cầu thủ”, ông Long phân tích.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, những con số trên thị trường hiện tại chưa thể nói đúng giá trị thực của cầu thủ, bởi Việt Nam chưa hình thành thị trường chuyển nhượng đúng nghĩa. Trong khi thị trường khu vực, các giải đấu đều không trong khuôn khổ FIFA, nên để hình thành nên một thị trường chuyển nhượng chuyên nghiệp, sòng phẳng giữa ông bầu với cầu thủ sẽ vẫn còn ở tương lai.
NĐT