Lòng tin của nhân viên với công ty quyết định phần lớn sự thành công của công ty, đừng vì điều này mà làm mất đi niềm tin của họ.
Tính minh bạch sẽ xây dựng được niềm tin, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu khởi nghiệp. Nhiều doanh nhân đều tin rằng, việc chia sẻ càng nhiều về công ty là càng tốt. Bởi khi bạn chia sẻ với nhân viên càng nhiều về công ty, mỗi nhân viên sẽ càng hiểu được các khía cạnh nhất định của doanh nghiệp. Đó sẽ là tầm nhìn, những chiến lược, những mục tiêu của công ty, cho họ biết họ đang đứng ở đâu và họ có thể đi được đến đâu. Và quan trọng nhất, khi là một tập thể, họ sẽ làm thế nào để đạt được điều đó.
Một số start-up có thể tiến rất xa, rất phát triển bởi có được sự tin tưởng từ nhân viên. Một trong những nền tảng quan trọng để nhân viên tin tưởng công ty là việc minh bạch trong bảng lương của tất cả nhân viên, từ những người nhân viên mới nhất cho đến người sáng lập và CEO. Nó cũng chia sẻ cách tính mức lương và lợi ích họ nhận được khi làm việc.
Nhưng có một điều mà người làm sếp không bao giờ nên thảo luận với nhân viên của mình: thông tin cá nhân và mức độ chuyên nghiệp về đồng nghiệp của họ.
Hãy để những thông tin bảo mật chỉ đơn giản là sự riêng tư.
Khi một nhóm nhỏ mọi người làm việc và chơi với nhau, thật khó để duy trì sự riêng tư của mỗi người. Họ có thời gian làm việc cùng nhau và sẽ dễ dàng chia sẻ cảm xúc lẫn nhau. Mọi người nói về cuộc sống cá nhân của họ, về gia đình của họ, sức khỏe của họ, mục tiêu của họ. Mọi người có thể chia sẻ mọi thứ về bản thân họ, chỉ để có thể đưa ra đề tài chung nói chuyện với những người khác. Khi bạn làm việc với những người mà bạn tin cậy với tư cách là những người có chuyên môn, bạn sẽ cảm thấy tự nhiên để mở rộng lòng tin đến khía cạnh cá nhân của mình.
Điều này hoàn toàn là tốt giữa những người đồng nghiệp với nhau. Nhưng khi là sếp, thì việc làm đó không dành cho bạn.
Là một người sếp, có hai quy tắc cơ bản mà bạn không nên làm để nhận được sự tin tưởng từ nhân viên:
Thứ nhất, không bao giờ thảo luận những thông tin cá nhân mà một nhân viên đã chia sẻ với bạn. Ngoại lệ duy nhất là khi người nhân viên đó có thái độ đồng ý để bạn tiết lộ hoặc đã công khai nói về nó với không chỉ một người mà với nhiều người khác trong công ty. Tóm lại: hãy chỉ thảo luận cho đến khi thông tin "mật" đó là thông tin chung mà tất cả mọi người đều biết.
Thứ hai, không bao giờ thảo luận về thông tin chuyên môn của nhân viên với đồng nghiệp của họ. Nhân viên có thể tự do thoải mái để thảo luận về các kế hoạch phát triển, các biện pháp kỷ luật, bệnh tật hoặc các vấn đề khác của bản thân, ngay cả khi chúng ảnh hưởng đến công việc của họ với đồng nghiệp. Nhưng khi bạn là ông chủ, bạn không nên tiết lộ tình trạng hoặc hiệu suất làm việc của nhân viên với đồng nghiệp của họ, vì nó có thể làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên khác, gây ra sự mất công bằng và bình đẳng tại nơi làm việc.
Muốn là một nhà lãnh đạo vĩ đại, đạt được sự tin tưởng của nhân viên, trước hết bạn phải hiểu nhân viên. Phải hiểu đầy đủ các chi tiết về phát triển kế hoạch, các biện pháp kỷ luật, các điều kiện ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người sếp hay người quản lý cần biết mọi thứ về nhân viên.
Sẽ là một điều hãnh diện khi bạn nhận được sự tin tưởng từ nhân viên. Nhưng đừng bị những cám dỗ mà phá vỡ đi những niềm tin đó. Lần đầu tiên bạn làm sẽ là lần cuối cùng nhân viên của bạn tin tưởng bạn - và, nguy hiểm hơn nữa, là mất niềm tin vào công ty của bạn.
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/ban-co-the-coi-mo-hoa-dong-voi-nhan-vien-nhung-dung-dai-chia-se-mot-dieu-nay-voi-ho-a59370.html