Với tư cách là một nhà lãnh đạo hoặc người quản lý, trách nhiệm của bạn không phải là tìm ra mọi câu trả lời mà là hướng dẫn nhân viên của bạn tìm đến với câu trả lời đúng.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo hay một nhà quản lý, bạn sẽ phải đóng rất nhiều vai trò. Đó có thể là một người quản lý dự án, một đại biểu, người phát ngôn và quan trọng nhất là một huấn luyện viên. Nhưng vấn đề là đã có ai từng nói với bạn làm thế nào để trở thành một huấn luyện viên hiệu quả, tài giỏi như HLV Park Hang Seo hay đơn giản là hơn là làm HLV có ý nghĩa như thế nào. Bạn có phải hành động như một huấn luyện viên thể thao? Một nhà trị liệu? Thực hiện một số nghi thức HR kỳ quái (và phức tạp)?
Câu trả lời là không. Trên thực tế, điều này liên quan đến việc thực hiện một số thay đổi nhỏ đối với hành vi của bạn, một thay đổi sẽ mang lại tác động đáng kể. Còn việc trở thành một huấn luyện viên là để giúp bạn tò mò hơn, và cẩn trọng hơn trong việc đưa ra lời khuyên và hành động.
Cần phải nắm rõ, HLV không chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên. Đôi khi, công việc của những nhà lãnh đạo, quản lý là cung cấp một câu trả lời phù hợp. Ví dụ, nếu tòa nhà làm việc của bạn đang bốc cháy, bạn chắc chắn sẽ không bao giờ muốn nghe những câu hỏi về việc khói có khiến nhân viên khó chịu hay không; nhân viên cảm thấy như thế nào về đám cháy.
Nhưng sự thật là, hầu hết chúng ta là những người "cuồng đưa ra lời khuyên". Chúng ta không biết cách lắng nghe. Hãy suy nghĩ về lần cuối cùng có ai đó nói chuyện với bạn về một vấn đề phức tạp. Bạn có chăm chú lắng nghe không? Rất có thể, sau khoảng ba câu, bạn đã hình thành một số suy nghĩ ban đầu và có lẽ bạn đã "nhảy vào miệng người khác" và bắt đầu đưa ra hàng tá lời khuyên.
Bắt đầu với một câu hỏi đơn giản
Đây là một khái niệm đơn giản để hiểu, nhưng khá khó để thực hiện. Theo một khảo sát năm 2015 được đăng tải trên trang New York Times, trung bình các bác sĩ đa khoa làm gián đoạn bệnh nhân của họ sau mỗi 18 giây.
Sự tò mò khiến con người ta bắt đầu đặt câu hỏi,tuy nhiên hãy hỏi những câu hỏi đơn giản kiểu như "Rồi sao nữa?"
theo các nhà tâm lý học, câu trả lời đầu tiên mà ai đó đưa ra không bao giờ là câu trả lời duy nhất của họ, và hiếm khi là câu trả lời hay nhất của họ. Quá nhiều người trong chúng ta hành động trước khi phát hiện ra sự thật. Chúng ta không thể thăm dò thêm một chút nữa để đào sâu hơn suy nghĩ nửa vời của ai hoặc điều đầu tiên họ nghĩ đến trong đầu. Do đó, câu hỏi "Rồi sao nữa?" Cho phép chúng ta "đào sâu" hơn một chút.
Câu hỏi này khá hiệu quả và hoạt động theo phương thức "tự quản lý". Chúng ta thường có một thói quen "đi sâu" vào việc tư vấn, đưa ra giải pháp, ý kiến và ý tưởng. Do đó câu hỏi này là một trong những cách hiệu quả nhất để kiềm chế "ham muốn" được đưa ra lời khuyên và khiến bản thân tò mò lâu hơn một chút để có thể lằng nghe hiệu quả hơn những tâm tư-tình cảm của người đối diện.
Làm thế nào để đặt câu hỏi hiệu quả
việc đặt ra câu hỏi là một công cụ rất hữu ích vì nó hầu như luôn luôn có thể sử dụng được trong mọi tình huống. Nói chung, bạn có thể kiếm thêm được lợi thế cho bản thân bằng cách bám sát câu chuyện của người kể bằng câu hỏi "Còn gì nữa không"
Tất nhiên, vấn đề ở đây là giọng điệu. Nhiều khả năng là bạn có thể đặt ra câu hỏi này với một giọng điệu buồn chán, thất vọng, không quan tâm hoặc coi thường, và khiến câu hỏi không thể phát huy hiệu quả. Nhưng khi bạn đặt ra câu hỏi với một tâm thế tò mò thực sự. Người được hỏi dường như sẽ không biết rằng họ đang được "thẩm vấn, điều tra" và sẽ tự động "tuôn" sạch sẽ những suy nghĩ sâu thẳm trong tâm trí.
Nếu bạn cảm thấy cần phải tiến sâu hơn nữa hoặc kết thúc cuộc trò chuyện, hãy hỏi họ, "còn gì nữa không?". Điều này cho thấy bạn đã sẵn sàng kết thúc cuộc thảo luận, tuy nhiên bạn vẫn "bật đèn xanh" cho bất cứ điều gì quan trọng mà người được hỏi muốn đưa ra. Đó là một cách đặt vấn đề thông minh về mặt cảm xúc để gửi tín hiệu cho thấy bạn sắp kết thúc cuộc trò chuyện.
Huấn luyện là một hành vi lãnh đạo thiết yếu. Sự tò mò là động lực để giúp bạn trở thành một HLV tài giỏi trong vai trò người quản lý hoặc lãnh đạo. Câu hỏi chính là nguyên liệu để đốt cháy sự tò mò. Nếu chỉ đang tìm kiếm một câu hỏi để thêm vào tiết mục lãnh đạo của mình, thì "Còn gì nữa không?" hoàn toàn rất phù hợp.
Hãy nhớ rằng, với tư cách là một nhà lãnh đạo hoặc người quản lý, công việc của bạn không phải là tìm ra mọi câu trả lời mà là hướng dẫn nhân viên của bạn tìm đến với câu trả lời đúng.
Ý Nhi/Theo Fastcompany