Thu 1.500 tỉ/ngày, TP.HCM hiện đại mức nào?

Tính bình quân mỗi ngày làm việc, năm 2018, TP.HCM thu khoảng 1.250 tỉ đồng/ngày với tổng thu gần 380.000 tỉ đồng. Năm 2019 dự tính tổng thu khoảng 400.000 tỉ đồng, tương ứng thu hơn 1.500 tỉ đồng/ngày.

Tính bình quân mỗi ngày làm việc, năm 2018, TP.HCM thu khoảng 1.250 tỉ đồng/ngày với tổng thu gần 380.000 tỉ đồng. Năm 2019 dự tính tổng thu khoảng 400.000 tỉ đồng, tương ứng thu hơn 1.500 tỉ đồng/ngày.

Đô thị TP.HCM ngày càng vươn lên tầm cao, hiện đại - Ảnh: ẢNH: NGUYỄN VĂN HẢI

[VIDEO] Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói về việc TP.HCM phải thu ngân sách 1.500 tỉ đồng mỗi ngày trong năm 2019

TP.HCM là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong nhiều năm qua, TP.HCM luôn giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, trong đó về thu ngân sách chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách quốc gia, tỷ trọng kinh tế chiếm khoảng từ 20 - 25 GDP quốc gia.

Liên tục trong nhiều năm, số tiền ngân sách TP.HCM liên tục tăng cao. Cụ thể, năm 2011 thu 224.989 tỉ đồng; năm 2012 thu 247.030 tỉ đồng; năm 2013 thu 262.517 tỉ đồng; năm 2014 thu 255.020 tỉ đồng; năm 2015 thu 304.320 tỉ đồng; năm 2016 thu 308.101 tỉ đồng; năm 2017 thu 348.892 tỉ đồng; năm 2018 thu 378.543 tỉ đồng. Đặc biệt, năm 2019 dự toán thu lên đến xấp xỉ 400.000 tỉ đồng.

Một điểm rất đáng chú ý là mặc dù thu ngân sách rất cao như vậy, nhưng tỷ lệ điều tiết ngân sách (được phân bổ lại để vận hành bộ máy hành chính, đầu tư công, phúc lợi và an sinh xã hội...) chỉ chiếm tỷ lệ 33% trong tổng thu (các thời kỳ ổn định ngân sách trước đây), xuống chỉ còn 18% hiện nay, tương ứng khoảng trên dưới 60.000 tỉ đồng/năm. Số tiền rất lớn từ thu ngân sách còn lại, được nộp vào ngân sách Trung ương để chi đầu tư, vận hành bộ máy chính dành cho nhiều tỉnh, thành trên phạm vi cả nước.

TP.HCM có đến khoảng 13 triệu dân (kể cả số dân có hộ khẩu và người lao động nhập cư), diện tích chỉ chiếm tỷ lệ 0,6% diện tích cả nước. Thực tế này đã "đẩy" TP.HCM vào tình cảnh "đất chật người đông", luôn đối mặt với rất nhiều áp lực căng thẳng về hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, giáo dục như kẹt xe, ngập nước, quá tải bệnh viện, thiếu hụt cơ sở vật chất trường lớp...

Mặc dù các cấp chính quyền TP.HCM đã có nhiều nỗ lực tập trung giải quyết nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, nhưng do luôn rơi vào cảnh thiếu hụt nguồn lực đầu tư so với yêu cầu thực tế, nên những bất cập của đô thị TP.HCM vẫn đang đối lập những "mảng màu sáng tối".

Tầm cao và hiện đại

Đô thị TP.HCM phát triển trên nền đô thị cũ. Trong những năm qua, nhiều cao ốc mọc lên và nhiều nơi vẫn đang tiếp tục được xây dựng vươn lên tầm cao - Ảnh: ẢNH: NGUYỄN VĂN HẢI

Hình ảnh "mát mắt" nhìn từ trung tâm Q.1, TP.HCM - Ảnh: ẢNH: NGUYỄN VĂN HẢI

Một góc đô thị Q.2 (TP.HCM) và nút giao thông cầu vượt Cát Lái - một trong số rất ít nút giao được đầu tư khá hiện đại của TP.HCM, phân làn đường dành riêng cho ô tô, xe tải và xe máy - Ảnh: ẢNH: NGUYỄN VĂN HẢI

Theo quy hoạch, TP.HCM có 8 tuyến đường sắt đô thị (metro) với vốn đầu tư hàng tỉ USD/tuyến. Sau hàng chục năm quy hoạch, hiện chỉ có tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (hướng mũi tên đỏ) khởi công xây dựng, dự kiến 2020 hoàn thành - Ảnh: ẢNH:VŨ DƯƠNG

[FLYCAM] Dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên nhìn từ trên cao

Khu vực nhà thờ Đức Bà (Q.1) - một trong những nơi còn lưu giữ vẻ đẹp cổ kính của đô thị TP.HCM hơn 300 năm lịch sử - Ảnh: ẢNH: ẢNH: NGUYỄN VĂN HẢI

Còn đó những nỗi lo

TP.HCM còn hàng chục ngàn ngôi nhà nằm trên, ven kênh rạch. Trong kế hoạch nâng cấp đô thị từ nay đến 2020, TP.HCM sẽ di dời, chỉnh trang những khu vực này để đô thị ngày càng đẹp hơn - Ảnh: ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Thiếu hụt nguồn lực đầu tư, mỗi khi trời mưa kết hợp triều cường, nhiều ngã đường của đô thị TP.HCM chìm trong biển nước - Ảnh: ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Vào mỗi mùa mưa, đường về nhà của nhiều gia đình ở TP.HCM vô cùng gian truân vì cảnh ngập nước - Ảnh: ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Nỗi ám ảnh kẹt xe luôn thường trực đối với người dân TP.HCM. Đô thị này cần hơn 40 tỉ USD để cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng giao thông - Ảnh: ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Và kỳ vọng tương lai

Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang trong quá trình xây dựng, được kỳ vọng là đòn bẫy thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển cao hơn, diện mạo đô thị hiện đại hơn - Ảnh: ẢNH: ĐỘC LẬP

Bán đảo Thanh Đa - khu vực đất vàng của đô thị sinh thái hiện hữu của TP.HCM. TP.HCM đang tính toán đấu giá để kêu gọi đầu tư phát triển đô thị - Ảnh: ẢNH: ĐỘC LẬP

Mỗi năm TP.HCM đón hơn 7,5 triệu du khách. Nguồn lực du lịch được kỳ vọng góp phần quan trọng thúc đẩy đô thị TP.HCM phát triển hiện đại hơn trong tương lai - Ảnh: ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Đình Phú

Theo Thanh Niên

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/thu-1-500-ti-ngay-tp-hcm-hien-dai-muc-nao-a64552.html